YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021 Trường THPT Hiệp Bình

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK2 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021 Trường THPT Hiệp Bình dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HIỆP BÌNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Các nhà tâm lý học nhận thấy từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành đều luôn khao khát mối quan hệ tác động qua lại giữa người với người. Những đứa trẻ không được lớn lên trong tình yêu thương thì khi trưởng thành, dù rất khao khát nhưng vẫn rất khó để có được một đời sống ổn định về cảm xúc. Người trưởng thành cũng gặp những tổn thương tương tự. Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc.

Thật vậy, cuộc sống của chúng ta được hình thành từ các mối quan hệ khác nhau, là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Qua đó, ta nhận thức về thế giới, về bản thân và ngay cả “số phận” của mình: Những người có mối quan hệ tốt đẹp với người khác thì mau trưởng thành hơn, sống hạnh phúc hơn, tâm hồn trở nên rộng rãi hơn. Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình”. Các cơ bắp sẽ trở nên yếu đi nếu không được luyện tập thường xuyên và đầy đủ. Tâm hồn của bạn cũng như thế! Và cách luyện tập tuyệt vời nhất là hãy biết chia sẻ và làm điều tốt cho người khác những khi có thể.

(Cho đi là còn mãi –Azim Jamal & Harvey McKinno)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

2. Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp tu từ trong câu: Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình”?

3. Tại sao tác giả khẳng định: Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc?

Phần II. Làm văn (8,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về giá trị của sự sẻ chia và làm điều tốt cho người khác những khi có thể được gợi ra ở phần đọc hiểu.

Câu 2 (6.0 điểm)

Hãy cảm nhận đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu

1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

2.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Biện pháp tu từ: so sánh

- Tác dụng: Tác giả so sánh tâm hồn chúng ta như các vận động viên, luôn cần có đối thủ để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình, đồng thời chúng ta cần có các mối quan hệ để có thể nhìn nhận về thế giới và hiểu rõ về bản thân mình hơn.

3.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Vì Các nhà tâm lý học nhận thấy từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành đều luôn khao khát mối quan hệ tác động qua lại giữa người với người. Những đứa trẻ không được lớn lên trong tình yêu thương thì khi trưởng thành, dù rất khao khát nhưng vẫn rất khó để có được một đời sống ổn định về cảm xúc.

Phần II. Làm văn

Câu 1:

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Giới thiệu vấn đề: về giá trị của sự chia sẻ và làm điều tốt cho người khác những khi có thể.

- Giải thích: sự chia sẻ là quan tâm, giúp đỡ người khác; những khi có thể là những thời điểm có điều kiện để thực hiện sự giúp đỡ người khác.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. (1)

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. (2)

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”. (3)

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Anh/chị nêu nội dung của văn bản đọc hiểu trên.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất (1)?

Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc bằng đoạn văn 5 – 7 dòng.

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.

Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

 

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có trở trăng về kịp tối nay?

 

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra…

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc hiểu

1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

2.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Khẳng định tầm quan trọng của đức tính khiêm tốn trong cuộc sống.

3.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm,…

- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của đức tính khiêm tốn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trên phạm vi toàn cầu, chúng ta phải đối mặt với một thách thức đang tiếp diễn và thay đổi từng ngày. Chúng ta không thể chủ quan và loại trừ khả năng những làn sóng lây nhiễm mới sẽ diễn ra. Việt Nam, cùng với thế giới, đang đứng trước những quyết định khó khăn trong cân bằng lợi ích sức khỏe cộng đồng và tổn thất kinh tế. Nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp: làm thế nào để mở lại biên giới một cách an toàn, làm thế nào để điều trị cho những người bệnh một cách hiệu quả nhất, hay làm sao để đẩy nhanh quá trình phát triển và triển khai vắc-xin? Tuy nhiên, một điều chắc chắn là trừ khi đại dịch kết thúc ở mọi nơi, số người tử vong sẽ còn tiếp tục tăng; sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục bị trì hoãn, và nguy cơ lây nhiễm sẽ vẫn còn…

…Tôi hy vọng rằng trong giai đoạn chúng ta đang dần xác lập một trạng thái bình thường mới, chúng ta sẽ ghi nhớ những bài học về sức khỏe cộng đồng, sự gắn kết xã hội, cũng như những gì ta có thể đạt được khi hợp tác cùng nhau. Đại dịch này đang tác động tới tất cả chúng ta, nhưng những cộng đồng nghèo khó và yếu thế sẽ là nhóm phải chịu ảnh hưởng lâu dài nhất từ những tác động về sức khoẻ cũng như kinh tế. Đây là cơ hội để chúng ta xây dựng lại những tổ chức hoà nhập và bền vững hơn.

(Chìa khóa chống đại dịch - báo vnexpreess.net, ngày 09/05/2020) 

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Chép vào bài thi câu có thành phần trạng ngữ và gạch chân thành phần trạng ngữ đó. (1,0 điểm)

Câu 3. Câu văn: “Chúng ta không thể chủ quan và loại trừ khả năng những làn sóng lây nhiễm mới sẽ diễn ra.” Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái của câu  (1,0 điểm)

Câu 4. Viết vào bài thi 04 từ thể hiện ý nghĩa bình luận (từ bình luận). (0,5 điểm)

Câu 5. Sức khỏe cộng đồng là sức khỏe toàn xã hội. Hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu về sự hợp tác cùng nhau để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. (1,0 điểm)

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.”

(Trích Viết bên bờ Loiret – Trịnh Công Sơn)

Câu 1: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích?

Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận.

II. LÀM VĂN (8.0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm)

Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến trường kì chống lại dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

 

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(Trích Vội vàng – Xuân Diệu)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I. Đọc hiểu

1.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Đoạn trích là lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.

2.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Biện pháp so sánh: So sánh những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua đường phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận.

- Tác dụng:

+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh và gợi cảm.

+ Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau.

---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

''... Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả của những người quanh ta. Sự yên ổn ấy, đáng tiếc thay chắc chắn sẽ không kéo dài lâu. Nó sẽ mau chóng qua đi và trả lại cho ta những mất mát, tổn thương với cấp số nhân so với chút yên bình giả tạo.

Phá vỡ thói quen im lặng là một quá trình đấu tranh dai dẳng và khắc nghiệt trong bản thân mỗi chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai. Hãy kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”. Hãy thử đặt câu hỏi liệu có một ngày nào đó, sự im lặng khiến chúng ta hay những người thân của chúng ta trở thành nạn nhân của một quyết định sai lầm nào đó được nuôi dưỡng bởi chính sự im lặng của chúng ta? Hãy thử mường tượng đáng nhẽ viễn cảnh đó sẽ không xảy ra nếu sự im lặng của chúng ta được thay thế bằng những góp ý, việc làm cụ thể.

Hãy bắt đầu phá vỡ thói quen im lặng bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên. Hãy bắt đầu từ việc ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thế hệ. Hãy bắt đầu bằng việc lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Hãy đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử, góp phần đem lại sự công bằng, sự thừa nhận của cộng đồng.''

(Sự tàn nhẫn của im lặng, Nguyễn Công Thảo, http://dienngon,vn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản?

Câu 2: Theo em, nạn nhân của sự im lặng trước cái sai là ai?

Câu 3: Theo tác giả, để phá vỡ thói quen im lặng thì bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì?

Câu 4: Chỉ ra và nêu hiệu quả của các câu cầu khiến được sử dụng trong đoạn trích trên.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ phần đọc hiểu, viết đoạn văn (từ 7 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “ Im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác”.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021 Trường THPT Hiệp Bình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF