Dưới đây là Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 Trường THCS&THPT Đăng Khoa. Đề thi gồm có trắc nghiệm và tự luận có đáp án sẽ giúp các em ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các em xem và tải về ở dưới.
TRƯỜNG THCS- THPT ĐĂNG KHOA |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 6 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nhà Hán đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán nhằm mục đích gì?
A. Kiểm soát dân ta chặt chẽ.
B. Vơ vét của cải, chiếm đoạt những sản vật quý.
C. Dần dần thôn tính đất đai Âu Lạc.
D. Đồng hóa dân tộc ta.
Câu 2. Triệu Quang Phục chọn nơi đâu làm căn cứ kháng chiến?
A. Dạ Trạch
B. Động Khuất Lão.
C. Sa Nam.
D. Đường Lâm.
Câu 3. Nguồn sống chính của cư dân Cham-pa là
A. chăn nuôi gia súc lớn.
B. nông nghiệp trồng lúa nước.
C. khai thác lâm thổ sản.
D. đánh bắt thủy sản.
Câu 4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan chống ách đô hộ của nhà Đường bị đàn áp vào thời gian nào?
A. Năm 760.
B. Năm 770.
C. Năm 722.
D. Năm 822.
Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống
- Nhân dân Giao Châu ngoài việc phải nộp các loại (1) … hàng năm còn phải lên rừng xuống biển tìm kiếm những sản vật quý để (2) … cho nhà Hán.
- Các chính sách cai trị của nhà Đường làm cho đời sống nhân dân ta (3) … đẩy họ đến chỗ sẵn sàng (4) … khi có thời cơ.
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Dưới ách đô hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi? Theo em chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác so với thời kì trước?
Câu 3. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 diễn ra như thế nào? Em hãy đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với đất nước?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
A. TRẮC NGHIỆM
Câu |
2 |
1 |
3 |
4 |
Đáp án |
D |
A |
B |
C |
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ trong hoàn cảnh:
- Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra (tiêu biểu là khởi nghĩa Hoàng Sào)
→ Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.
- Khúc thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
Câu 2.
* Những thay đổi của nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường:
- Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc => nước ta chịu ách thống trị của nhà Đường.
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành “An Nam đô hộ phủ” và chia thành 12 châu.
+ Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị.
+ Dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt cai quản.
- Nhà Đường cho xây thành, đắp lũy, sửa sang các đường giao thông thủy, bộ, tăng quân đồn trú để có thể đàn áp nhanh chóng các cuộc nổi dậy của nhân dân.
- Bắt dân ta nộp nhiều thứ thuế, cống nạp sản vật quý, lao dịch,… kể cả quả vải phải gánh sang tận Trung Quốc để cống nạp.
* Chính sách bóc lột của nhà Đường so với các thời trước gay gắt và tàn bạo hơn. Đây là nguyên nhân dẫn tới những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
Câu 3.
* Diễn biến:
- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta.
- Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiếp cận bãi cọc ngầm lúc thủy triều đang lên.
- Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cực không nổi phải rút chạy ra biển.
- Đang lúc nước triều rút, bãi cọc ngầm nhô lên đâm thủng thuyền giặc, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công. Lưu Hoằng Tháo bị giết tại trận.
* Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với đất nước:
- Huy động được sức mạnh toàn dân.
- Tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng.
- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc ngầm để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
- Ngô Quyền là anh hùng dân tộc.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Câu 2. Sau khi lên cầm quyền, Khúc Hạo đã có những việc làm gì để xây dựng một chính quyền tự chủ?
Câu 3. Năm 938, Ngô Quyền đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
3.1. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở những điểm nào?
3.2. Tại sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
Câu 4. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
A. TRẮC NGHIỆM.
I. Hãy chọn và ghi chữ cái đứng trước các đáp án trả lời đúng vào giấy kiểm tra:
Câu 1: Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm:
A. Năm 938.
B. Năm 248.
C. Năm 40.
D. Năm 544.
Câu 2: Chính sách cai trị được coi là thâm hiểm nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc là:
A. Chính sách thống trị: Chia nhỏ để dễ bề cai trị.
B. Chính sách đồng hóa.
C. Chính sách vơ vét bóc lột.
D. Bắt nhân dân ta lao dịch nặng nề.
Câu 3: Từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ thứ IX ở nước ta có cuộc khởi nghĩa nào nổ ra ở Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội)?
A. Triệu Quang Phục.
B. Phùng Hưng.
C. Mai Thúc Loan.
D. Lí Bí.
Câu 4 : Nước Vạn Xuân được thành lập vào thời gian nào?
A. Năm 544.
B. Năm 545.
C. Năm 546.
D. Năm 548.
II. Nối sự kiện cột A với thời gian cột B sao cho đúng với các kiến thức lịch sử đã học (Ví dụ: 1-a, 2-b)
Cột A |
Cột B |
1. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế |
a. Năm 905 |
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan |
b. Mùa xuân năm 544 |
3. Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ. |
c. Đầu thế kỉ VIII |
4. Người Chăm sáng tạo ra chữ viết riêng của mình. |
d. Năm 938 |
|
e. Thế kỉ thứ IV |
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Vì sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc?
Câu 2. Sự phát triển văn hóa của cư dân Chăm – pa được thể hiện ở điểm nào? Em biết gì về mối quan hệ giữa người Chăm và người Việt?
Câu 3. Hoàn thành hai nội dung sau:
3.1. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938)?
3.2. Vì sao nói chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần I. Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Dưới thời Đường, ngoài thuế khóa, cống nạp sản vật quý hiếm, nhân dân ta còn phải cống nạp
A. Sừng tê.
B. Ngọc Trai.
C. Đồi mồi.
D. Quả vải (lệ chi).
Câu 2: Phùng Hưng quê ở
A. Đường Lâm.
B. Mê Linh.
C. Cổ Loa.
D. Hát Môn.
Câu 3: Quận Nhật Nam gồm
A. 4 huyện.
B. 5 huyện.
C. 6 huyện.
D. 7 huyện.
Câu 4: Vua Lâm Ấp sau khi hợp nhất các bộ lạc và mở rộng lãnh thổ đã đổi tên nước là
A. Lâm Tượng.
B. Chăm pa.
C. Lâm pa.
D. Chăm Lâm.
Câu 5: Hiện nay, di sản của người Chăm pa còn tồn tại đến ngày nay là
A. Chùa Một Cột.
B. Chùa Tây Phương..
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Cầu Trường Tiền.
Câu 6: Khúc Thừa Dụ quê ở
A. Thanh Hóa.
B. Ái Châu.
C. Diễn Châu.
D. Hồng Châu.
Câu 7: Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay đã tạo quan hệ ngoại giao như thế nào với những nước lân cận?
A. Cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong chức Tiết độ sứ.
B. Cử sứ sang ép vua Lương phong chức Tiết độ sứ.
C. Sang thần phục nhà Lương.
D. Mở cuộc tấn công đi chinh
Câu 8: Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã
A. tiến quân sang đất Trung Quốc để đánh chúng đến cùng.
B. tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán.
C. tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
D. tự xưng là hoàng đế, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
Câu 9: Ý nào không phải nguyên nhân vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần 2?
A. Được Kiều Công Tiễn cầu cứu mời gọi.
B. Mở rộng bờ cõi.
C. Trả thù rửa hận.
D. Mượn đường đánh xuống Đông Nam Á.
Câu 10: Kết quả của Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là
A. kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
B. thất bại.
C. không phân thắng bại.
D. thắng lợi một phần.
Phần II. Tự Luận
Câu 1: Nhà Đường thi hành chính sách cai trị và bóc lột nhân dân ta như thế nào từ thế kỷ VII đến thế kỷ XI?
Câu 2: So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của người Việt và người Chăm?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Phần I. Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào đáp đúng
Câu 1: Chính quyền đô hộ của nhà Lương chia nước ta thành
A. 3 châu.
B. 4 châu.
C. 5 châu.
D. 6 châu.
Câu 2: Sau khi lên ngôi, Lý Bí đặt niên hiệu là gì?
A. Quang Đức.
B. Thiên Đức.
C. Thuận Đức.
D. Khởi Đức.
Câu 3: Ai là tướng của nhà Lương sang nước ta vào tháng 5 năm 545?
A. Trần Bá Tiên.
B. Lục Dận.
C. Dương Phiêu.
D. Tiêu Tư.
Câu 4: Nhân dân ta sau này gọi Triệu Quang Phục là
A. Dạ Trạch Vương.
B. Điền Triệt Vương.
C. Gia Ninh Vương.
D. Khuất Lão Vương.
Câu 5: Dưới thời Đường, ngoài thuế khóa, cống nạp sản vật quý hiếm, nhân dân ta còn phải cống nạp
A. Sừng tê.
B. Ngọc Trai.
C. Đồi mồi.
D. Quả vải (lệ chi).
Câu 6: Phùng Hưng quê ở
A. Đường Lâm.
B. Mê Linh.
C. Cổ Loa.
D. Hát Môn.
Câu 7: Quan lang là
A. chức quan đứng đầu phủ đô hộ.
B. con trai vua.
C. người đứng đầu một vùng gồm nhiều bản, làng ở miền núi.
D. người đứng đầu một châu.
Câu 8: Quận Nhật Nam gồm
A. 4 huyện.
B. 5 huyện.
C. 6 huyện.
D. 7 huyện.
Câu 9: Vua Lâm Ấp sau khi hợp nhất các bộ lạc và mở rộng lãnh thổ đã đổi tên nước là
A. Lâm Tượng.
B. Chăm pa.
C. Lâm pa.
D. Chăm Lâm.
Câu 10: Nhân dân Chăm theo tôn giáo nào?
A. đạo Phật và đạo Bà La Môn.
B. Nho giáo và đạo Bà La Môn.
C. Phật giáo và Nho giáo.
D. Đạo giáo và đạo Bà La Môn.
Phần II. Tự luận
Câu 1: Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?
Câu 2: Nêu những thành tựu về kinh tế và văn hóa của Cham-pa? Theo em thành tựu nào là nổi bật nhất vì sao?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS&THPT Đăng Khoa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 6 năm học 2021
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Quang Trung
Chúc các em học tốt!