Để giúp các em học sinh lớp 6 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi học kì II sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 Trường THCS Lê Lợi dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ 6 NĂM HỌC 2020-2021 Thời gian 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng ?
1. Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ nhằm âm mưu?
A. đồng hoá dân tộc ta.
B. tăng cường sức mạnh cho nhà nước mới.
C. vơ vét, bóc lột của cải.
D. chiếm đất và cai trị nhân dân ta.
2. Đến thế kỉ VII-IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của?
A. Lý Bí và Phùng Hưng.
B. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
C. Mai Thúc Loan và Triệu Quang Phục.
D. Phùng Hưng và Triệu Quang Phục.
3. Nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham Pa là?
A. Trồng cây ăn quả.
B. Làm gốm.
C. Trồng lúa nước.
D. Khai thác lâm thổ sản.
4. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa?
A. Chứng tỏ chế độ phong kiến phương Bắc đã suy yếu.
B. Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.
C. Chấm dứt 1000 năm thống trị phương Bắc, khẳng định quyền tự chủ của đất nước.
D. Chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài.
Câu 2: Hãy dùng từ hoặc cụm từ ( Giao chỉ, Vạn Xuân, Lâm Ấp, Cham Pa, Sin-ha-pu-ra) vào chỗ trống (….)sao cho đúng với đoạn trích nói về quá trình xây dựng nước ChamPa độc lập ?
Năm 192-193, Khu Liên lãnh đạo nhân dân (1)………………… nổi dậy giành quyền độc lập, đặt tên nước là(2)………………, sau đó đổi tên nước là (3)……………………, đóng đô ở (4)…………………….
Câu 3: Hãy nối các sự kiện ở (cột A) với thời gian ở (cột B) sao cho đúng ?
Cột A (Thời gian) |
Nối |
Cột B (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương) |
1. Năm 905 |
a→……. |
a. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ |
2. Năm 906 |
b→……. |
b Quân Hán sang xâm lược nước ta |
3. Năm 930 |
c→……. |
c. Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ |
4. Năm 931 |
d→……. |
d. Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình |
|
|
e. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ |
Phần II: Tự luận:
Câu 1: Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó?
Câu 2: Vì sao nói những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc?
Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I: Trắc nghiệm
ĐÁP ÁN |
1 |
2 |
3 |
4 |
Câu 1 |
A |
B |
C |
D |
Câu 2 |
Tượng Lâm |
Lâm Ấp |
Cham Pa |
Sin-ha-pu-ra |
Câu 3:
Cột A (Thời gian) |
Nối |
Cột B (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương) |
1. Năm 905 |
1→a |
a. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ |
2. Năm 906 |
2→c |
b Quân Hán sang xâm lược nước ta |
3. Năm 930 |
3→b |
c. Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ |
4. Năm 931 |
4→d |
d. Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình |
|
|
e. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ |
Phần II: Tự luận:
Câu 1:
* Hơn 1.000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại:
- Lòng yêu nước.
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
* Học sinh cần phải bảo vệ thành quả:
- Học thật tốt để biết được lịch sử dân tộc, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, bởi vì “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, trở thành người có ích cho đất nước sau này. (0,5đ)
- Tuyên truyền bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá mà ông cha ta đã gầy công xây dựng
Câu 2: Những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc:
- Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được 2 năm thì mất (907), con là Khúc Hạo lên thay đã tiến hành những công việc sau:
+ Đặt lại các khu vực hành chính.
+ Cử người Việt vào bộ máy chính quyền.
+Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.
+Lập lại sổ hộ khẩu.
- Những việc làm của họ Khúc chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, bước đầu xây dựng và củng cố nền tự chủ đất nước.
Câu 3:
* Ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta , mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
* Công lao của Ngô Quyền: Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Dưới ách đô hộ nhà Đường nước ta có gì thay đổi? Tại sao nhà Đường lại chú trọng tu sửa và làm mới các tuyến đường giao thông?
Câu 2: Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ và họ Khúc đã xây dựng quyền tự chủ như thế nào?
Câu 3: Nêu diễn biến, ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Tại sao khẳng định chiến Thắng Bạch Đằng là sự chỉ huy sáng suốt của Ngô Quyền và bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất:
1. Từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X, nước ta hầu như liên tục bị các triều đại phương Bắc đô hộ, đó là :
A. Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.
B. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường
C. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy.
D. Triệu, Tần, Hán, Ngô, Lương, Đường.
2. Đây là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội, họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho các gia đình quý tộc…Họ là:
A. Nông dân và thợ thủ công.
B. Nô tì và nông dân lệ thuộc.
C. Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.
D. Nô tì và thợ thủ công.
3. Qúa trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở:
A. Hợp tác kinh tế giữa các bộ lạc.
B. Các hoạt động quân sự.
C. Hợp tác để cùng chống ngoại xâm.
D. Giao lưu văn hóa giữa các bộ lạc.
4. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta :
A. Lòng yêu nước.
B. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
C. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
D. Cả 3 ý đều đúng.
Câu 2: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho thích hợp
Cột A |
Cột B |
1. Năm 40 |
A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. |
2. Năm 248 |
B. Khởi nghĩa Phùng Hưng. |
3. Năm 542 |
C. Khởi nghĩa Lý Bí. |
4. Năm 722 |
D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. |
5. Năm 776 |
E. Khởi nghĩa Bà Triệu. |
Câu 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống
Sông Bạch Đằng có tên nôm là………(1)…..…,vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của……(2)………lên, xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến.……(3)……… Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến……….(4)………., sâu hơn chục mét.
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1: Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau. Hãy lập bảng thống kê theo mẫu sau:
Thời gian |
Tên nước |
Đơn vị hành chính |
Năm 179 TCN |
|
|
Năm 111 TCN |
|
|
Đầu thế kỉ III |
|
|
Đầu thế kỉ VI |
|
|
679 – thế kỉ X |
|
|
Câu 2: So với những thành tựu văn hóa và kinh tế của người Việt, em thấy thành tựu văn hóa, kinh tế của người Chăm có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 3: Trình bày diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng (năm 938).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Giải thích vì sao, giai đoạn từ năm 179 đến thế kỷ X , trong lịch sử nước ta được gọi là thời kỳ bắc thuộc.? ( 3 Điểm)
Câu 2: Trong thời kỳ Bắc thuộc, phong kiến phương Bắc đã cai trị nhân dân ta như thế nào? Chính sách thâm độc nhất của chúng là gì? ( 2 Điểm)
Câu 3: Trong thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh giành độc lập . Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa nào? ( 1,5 Điểm)
Câu 2: Em hãy trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542-544)
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà hán đối với nhân dân ta là
A. Đàn áp khủng bố nhân dân ta.
B. Thuế khóa nặng nề.
C. Cống nạp sản vật quý.
D. Đồng hóa nhân dân ta.
Câu 2. Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận “Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt”. Bà là:
A. Trưng Trắc.
B. Trưng Nhị.
C. Triệu Thị Trinh.
D. Bùi Thị Xuân.
Câu 3. Nối cột (A) nhân vật lịch sử với cột (B) sự kiện lịch sử cho phù hợp về các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
Nhân vật lịch sử (A) |
|
Sự kiện lịch sử (B) |
1. Khúc Thừa Dụ |
|
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán (930-931) |
2. Khúc Hạo |
|
B. Mở đầu cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ (905) |
3. Dương Đình Nghệ |
|
C. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938) |
4. Ngô Quyền |
|
D. Tiếp tục đấu tranh giành quyền tự chủ (907) |
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên để lại cho chúng ta những gì?
Câu 2. Tại sao nói, trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Lợi. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 6 năm học 2021
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Quang Trung
Chúc các em học tốt!