YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Tiên Yên

 
NONE

Dưới đây là Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 Trường THCS Tiên Yên. Đề thi gồm có trắc nghiệm và tự luận có đáp án sẽ giúp các em ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các em xem và tải về ở dưới.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TIÊN YÊN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 6

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Hãy điền những cụm từ: Sóng dữ, Cửu Chân, Triệu Thị Trinh, nô lệ, cá kình vào chỗ trống (….) cho phù hợp với nội dung đoạn viết dưới đây:

Bà Triệu có tên là ………………, là em gái của Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn lên ở miền núi Quan Yên, thuộc quận ………Bà là người có sức khỏe, chí lớn, giàu mưu trí. Bà từng nói : “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng …………….chém ……………….ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách ………………….., đâu chịu khom lương làm tì thiếp cho người ”

Câu 2: Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I Nhà Hán đã thi hành chính sách cai trị đối với nhân dân ta như thế nào? Em có nhận xét gì về những chính sách cai trị đó?

Câu 3: Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa gì ?

Câu 4: Vì sao nói chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Học sinh điền theo thú tự: Triệu Thị Trinh, Cửu Chân, Sóng dữ, cá kình, nô lệ

Câu 2:

a. Những chính sách cai trị của Nhà Hán đối với nhân dân ta :

- Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế như: Thuế muối, sắt …và bắt cống nạp những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai …

- Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ...

b. Nhận xét về những chính sách cai trị trên:Tàn bạo, thâm hiểm, âm mưu đồng hóa dân tộc ta.

Câu 3:

a. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

- Năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa , hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng ở Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục.

- Trong vòng chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận huyện, Tiêu Tư hoảng sợ bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc .

- Nghĩa quân hai lần đánh bại sự đàn áp của nhà Lương. Năm 544 Lí Bí lên ngôi Hoàng đế

b. Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa: Khẳng định tinh thần tự chủ, ý chí độc lập của dân tộc ta. ….

Câu 4: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta. Vì:

- Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc .

- Khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước ta…

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất: (1,0 điểm):

1. Từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X, nước ta hầu như liên tục bị các triều đại phương Bắc đô hộ, đó là:

A. Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.

B. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường

C. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy.

D. Triệu, Tần, Hán, Ngô, Lương, Đường.

2. Đây là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội, họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho các gia đình quý tộc…Họ là:

A. Nông dân và thợ thủ công.

B. Nô tì và nông dân lệ thuộc.

C. Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.

D. Nô tì và thợ thủ công.

3. Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở:

A. Hợp tác kinh tế giữa các bộ lạc.

B. Các hoạt động quân sự.

C. Hợp tác để cùng chống ngoại xâm.

D. Giao lưu văn hóa giữa các bộ lạc.

4. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta :

A. Lòng yêu nước.

B. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

C. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

D. Cả 3 ý đều đúng.

Câu 2: Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho thích hợp (1,0 điểm):

Câu 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1,0 điểm):

Sông Bạch Đằng có tên nôm là………(1)…..…,vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của……(2)………lên, xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến.……(3)……… Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến……….(4)………., sâu hơn chục mét.

PHẦN II: TỰ LUẬN 

Câu 1: Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau. Hãy lập bảng thống kê theo mẫu sau:

Câu 2: So với những thành tựu văn hóa và kinh tế của người Việt, em thấy thành tựu văn hóa, kinh tế của người Chăm có điểm gì giống và khác nhau?

Câu 3: Trình bày diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng (năm 938).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng?

1. Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ nhằm âm mưu?

A. đồng hoá dân tộc ta.

B. tăng cường sức mạnh cho nhà nước mới.

C. vơ vét, bóc lột của cải.

D. chiếm đất và cai trị nhân dân ta.

2. Đến thế kỉ VII-IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của?

A. Lý Bí và Phùng Hưng.

B. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.

C. Mai Thúc Loan và Triệu Quang Phục.

D. Phùng Hưng và Triệu Quang Phục.

3. Nguồn sống chủ yếu của cư dân Chăm Pa là?

A. Trồng cây ăn quả.

B. Làm gốm.

C. Trồng lúa nước.

D. Khai thác lâm thổ sản.

4. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa?

A. Chứng tỏ chế độ phong kiến phương Bắc đã suy yếu.

B. Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.

C. Chấm dứt 1000 năm thống trị phương Bắc, khẳng định quyền tự chủ của đất nước.

D. Chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài.

Câu 2: Hãy dùng từ hoặc cụm từ ( Giao chỉ, Vạn Xuân, Lâm Ấp, Cham Pa, Sin-ha-pu-ra) vào chỗ trống (….)sao cho đúng với đoạn trích nói về quá trình xây dựng nước Chăm Pa độc lập?

Năm 192-193, Khu Liên lãnh đạo nhân dân (1)………………… nổi dậy giành quyền độc lập, đặt tên nước là (2)………………, sau đó đổi tên nước là (3)……………………, đóng đô ở (4)…………………….

Câu 3: Hãy nối các sự kiện ở (cột A) với thời gian ở (cột B) sao cho đúng?

Cột A (Thời gian)

Nối

Cột B (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương)

1. Năm 905

a→…….

a. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ

2. Năm 906

b→…….

b Quân Hán sang xâm lược nước ta

3. Năm 930

c→…….

c. Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ

4. Năm 931

d→…….

d. Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình

 

 

e. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ

Phần II: Tự luận:

Câu 1: Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó?

Câu 2: Vì sao nói những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc?

Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Những chính sách của người Hán đối với người nhân dân ta là:

A. Chiếm đất nhân dân ta.

B. Đặt ra nhiều thứ thuế.

C. Đưa người Hán sang ở với dân ta.

D. “Khai hóa” cho nhân dân ta.

Câu 2. Nhà Hán đã độc quyền về:

A. Thuế muối.

B. Thuế rau.

C. Thuế Sắt

D. Thuế thuốc phiện

Câu 3: Sau khi đuổi được bọn đô hộ, Hai Bà Trưng đã:

A. Làm vua.

B. Bãi bỏ luật pháp hà khắc.

C. Xây dựng cung điện.

D. Phong tước cho những người có công, xá thuế.

Câu 4: Hào kiệt kéo về ủng hộ cuộc khởi nghĩa Lí Bí là:

A. Triệu Túc

B. Phùng Hưng

C. Bà Triệu

D. Phạm Tu

Câu 5: Nối Cột A với cột B cho phù hợp .

Cột A(Thời gian)

Cột B(tên cuộc khởi nghĩa)

Kết quả

1. Năm 40

A. Bà Triệu

1->

2. Năm248

B. Hai Bài Trưng

2->

3. Năm 542-602

C. Mai Thúc Loan

3->

4. Đầu Thế kỉ VIII

D. Lý Bí

4->

5. Thế kỉ X

 

 

 

Câu 6. Ghép thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng.

Cột A

Cột B

Trả lời

1. Năm 542

2. Mùa xuân 544

3. Tháng 5/545

4. Năm 550

a. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế.

b. Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.

c. Triệu Quang Phục đánh tan quân Lương.

d. Nhà Lương lại đem quân xâm lược nước ta.

e. Lý Phật Tử bị bắt đưa về Trung Quốc.

1. ghép với …

2. ghép với …

3. ghép với …

4. ghép với …

 

Câu 7. Điền các cụm từ sau (quận Cửu Chân; đánh phá; Bà Triệu; Giao Châu) vào chỗ trống sao cho đúng. (1 điểm)

Năm 248, cuộc khởi nghĩa (1) ………………. bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa), Bà đã lãnh đạo nghĩa quân (2) …………các thành ấp của nhà Ngô ở (3) ………. ………. . . , rồi từ đó đánh khắp (4) ………………. . Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Bà hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).

II. Tự luận 

Câu 1: Nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bài Trưng.

Câu 2: Trình bày các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? 

Câu 2: Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I – VI có gì thay đổi? 

Câu 3 : Khởi nghĩa Lý Bí – Nước Vạn Xuân thành lập? 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021 có đáp án Trường THCS Tiên Yên. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF