YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Trãi có đáp án

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HỌC247 xin chia sẻ tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Trãi có đáp án. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN ĐỊA LÍ 11

Thời gian làm bài : 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Tại sao các cây công nghiệp kể trên lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á?

Câu 2. Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á?

Câu 3. Hãy kể thêm các thành tựu của ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn tới các thành tựu đó?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Tại sao các cây công nghiệp kể trên lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á?

Nguyên nhân: Nhờ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (nhiệt độ trên 24oC, độ ẩm trên 80%, lượng mưa 1500 - 2000 mm) phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu,…).

- Đất badan và feralit phân bố rộng lớn trên các cao nguyên, vùng đồi trung du

=> Thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn.

- Có nhiều hệ thống sông với nguồn nước dồi dào: sông Mê Kông, sông Mê Nam,... và nguồn nước ngầm khá phong phú giúp cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Câu 2. Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á?

Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng trong việc nuôi sống hơn nửa tỉ dân ở khu vực này.

Các ngành sản xuất chính là: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

* Trồng lúa nước:

- Sản lượng lúa tăng liên tục, từ 103 triệu tấn (1985) lên 161 triệu tấn (2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn).

- Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

- Các Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực – vấn đề nan giải của nhiều quốc gia.

 * Trồng cây công nghiệp:

- Cao su, cà phê, hồ tiêu trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

- Ngoài ra còn trồng các loại cây khác như cây lấy dầu, lấy sợi, cây ăn quả.

- Sản phẩm cây công nghiệp chủ yếu xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ.

- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực.

* Chăn nuôi và đánh bắt nuôi trồng thủy sản:

- Chăn nuôi gia súc: trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam; lợn nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.

- Nuôi gia cầm khá phát triển.

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản:

+ Nuôi trồng thủy, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển ở Đông Nam Á.

+ Năm 2003, sản lượng cá khai thác đạt 14,5 triệu tấn.

Câu 3. Hãy kể thêm các thành tựu của ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn tới các thành tựu đó?

* Các thành tựu khác của ASEAN:

 - Năm 2016, tổng GDP của ASEAN đứng thứ sáu trên thế giới và đứng thứ ba ở châu Á với 2,55 nghìn tỷ USD.

- ASEAN đã đưa vào Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm mục tiêu cắt giảm loại bỏ các hàng rào thuế quan, tăng hiệu quả thương mại và liên kết kinh tế giữa các nước thành viên. Năm 2015, cơ bản các mặt hàng đã được xóa bỏ thuế quan.

+ Hiệp định khung về dịch vụ đã được kí kết.

+ Hiệp định khung về đầu tư đã được kí kết.

+ Một số nước có tốc độ tăng trưởng cao.

+ Nhiều nước đã đạt được thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

+ Đô thị hóa phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng được xây dựng và phát triển nhanh...

* Nguyên nhân: Vì các nước ASEAN đều kiên trì mục tiêu đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI- ĐỀ 02

Câu 1. Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ gây ra những trở ngại gì trong việc phát triển-kinh tế xã hội của mỗi quốc gia? Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì để xóa đói, giảm nghèo?

Câu 2. Nêu các mục tiêu của ASEAN?

Câu 3. Lấy ví dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN. Cần phải khắc phục những điều đó bằng những biện pháp nào?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ gây ra những trở ngại gì trong việc phát triển-kinh tế xã hội của mỗi quốc gia? Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì để xóa đói, giảm nghèo?

- Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ có ảnh hưởng:

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế của các quốc gia.

+ Tích lũy nền kinh tế giảm.

+ Gây áp lực về các vấn đề chi phí phúc lợi xã hội,  giải quyết nhà ở, xóa đói giảm nghèo,...

- Những chính sách của Đảng và Nhà nước ta  để xóa đói, giảm nghèo:

+ Hỗ trợ vay vốn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

+ Hỗ trợ vay vốn cho sinh viên nghèo ở bậc đại học.

+ Miễn hoặc giảm học phí cho học sinh, sinh viên nghèo.

+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động.

+ Miễn, giảm một số loại thuế.

+ Xây dựng “Quỹ ủng hộ người nghèo“  để kêu gọi tấm lòng của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm.

Câu 2. Nêu các mục tiêu của ASEAN?

Các mục tiêu của ASEAN:

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. 

- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

=> Tất cả những mục tiêu trên với mong muốn hướng tợi sự đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Câu 3. Lấy ví dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN. Cần phải khắc phục những điều đó bằng những biện pháp nào?

- Hiện nay, rừng bị chặt phá bừa bãi với nhiều mục đích khác nhau như lấy gỗ, làm nương rẫy,… làm cho đất bị xói mòn, gây ra những trận lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại đến của cải và cả tính mạng con người.

- Biện pháp:

+ Khai thác, sử dụng một cách hợp lí tài nguyên rừng.

+ Bảo vệ rừng đầu nguồn.

+ Phạt nặng những hành vi hủy hoại môi trường và khai thác không hợp lí.

+ Thông qua các diễn đàn, các dự án để cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI- ĐỀ 03

Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc?

Câu 2. Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông?

Câu 3. Khí hậu của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc?

Thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.

 

Miền Đông

Miền Tây

Thuận lợi

-  Nông  nghiệp:

+  Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào => phát triển nền nông nghiệp trù phú (cây lương thực).

+ Khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa => phát triển đa dạng cây trồng vật nuôi.

- Công nghiệp:

+ Địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào => thuận lợi xây dựng các công trình, nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp,...

+ Nhiều kim loại màu, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… => công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng,…

- Nông nghiệp:

+ Diện tích rừng lớn, còn nhiều rừng giàu => Phát triển lâm nghiệp.

+ Các đồng cỏ.

=> Chăn nuôi gia súc lớn.

- Công  nghiệp:

+ Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt,… => phát triển nhiều ngành công  nghiệp (khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng,…).

+ Thượng nguồn các sông lớn => nguồn thủy năng dồi dào.

Khó khăn

- Vùng đồng bằng dễ ngập lụt vào mùa mưa.

- Khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.

- Giao thông khó khăn.

Câu 2. Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông?

* Nguyên nhân:

Miền đông có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp:

+ Tự nhiên: địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa,... => Thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày (lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, đỗ tương, mía, bông, thuốc lá), cây chè,…; chăn nuôi lợn, bò; đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi; vùng biển phía Đông phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

+ Kinh tế - xã hội: dân cư đông đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, công nghiệp chế biến phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật-cơ sở hạ tầng hoàn thiện, được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật (về giống, phân bón, nông cụ, phương thức canh tác…).

=> Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Câu 3. Khí hậu của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?

* Thuận lợi:

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt (cây lúa nước, các loại cây công nghiệp lâu năm, hằng năm,...).

- Khí hậu có sự phân hóa đa dạng tạo nên cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng.

* Khó khăn:

- Khí hậu nóng ẩm cũng là điều kiện để sâu bệnh phát triển mạnh.

- Thiên tai bão nhiệt đới, mưa lớn gây sạt lở, ngập lụt vùng đồng bằng và lũ quét, lũ ống vùng núi.

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI- ĐỀ 04

Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?

Câu 2. Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao?

Câu 3. Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.

+ Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.

- Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ giúp để phát triển nông nghiệp.

- Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích,...) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản.

- Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

- Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.

- Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng,...

* Khó khăn:

- Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp.

Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

- Thiên tai: bão, sóng thần,... 

- Nghèo khoáng sản. -> Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

Câu 2. Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao?

Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao:

- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

- Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến hình, máy ảnh,  sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,…

- Một số ngành nổi bật là:

+ Công nghiệp chế tạo (40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu): tàu biển chiếm 41% sản lượng xuất khẩu thế giới, sản xuất ô tô chiếm 25% thế giới,…

+ Sản xuất điện tử: sản phẩm tin học chiếm 22% thế giới, đứng đầu thế giói về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn và đứng thứ hai về vật liệu truyền thống, chiếm 60% số rô bốt thế giới,...

Câu 3. Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

Nông nghiệp Nhật Bản chiếm 1% GDP và giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, vì:

- Nhật Bản là một trong những  cường quốc kinh tế, công nghiệp hàng thế giới, vì vậy ngành công nghiệp luôn chiếm một vị trí lớn trong cơ cấu kinh tế.

- Nông nghiệp tuy chỉ chiếm 1% GDP nhưng được đầu tư phát triển với công nghệ hiện đại, đem lại năng suất chất lượng cao, có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề lương thực của Nhật Bản.

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI- ĐỀ 05

Câu 1. Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm?

Câu 2. Hãy kể thêm các thành tựu của ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn tới các thành tựu đó?

Câu 3. Nêu các mục tiêu của ASEAN?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm?

* Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:

- Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%.

- Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ.

- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ KH-KT và công  nghệ hiện đại để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

- Các ngành:

+ Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính (50% diện tích); ngoài ra có chè, thuốc lá, dâu tằm,…

+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, hình thức chăn nuôi trang trại với phương pháp tiên tiến (bò, lơn, gà).

+ Thủy sản: sản lượng đánh bắt lớn (cá thu,cá ngừ, tôm, cua); nuôi trồng được chú trọng phát triển.

* Diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm vì:

- Diện tích đất nông nghiệp nhỏ, ngày càng bị thu hẹp.

- Cơ cấu bữa ăn của người Nhật thay đổi, theo xu hướng của người châu Âu.

- Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Câu 2. Hãy kể thêm các thành tựu của ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn tới các thành tựu đó?

* Các thành tựu khác của ASEAN:

 - Năm 2016, tổng GDP của ASEAN đứng thứ sáu trên thế giới và đứng thứ ba ở châu Á với 2,55 nghìn tỷ USD.

- ASEAN đã đưa vào Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm mục tiêu cắt giảm loại bỏ các hàng rào thuế quan, tăng hiệu quả thương mại và liên kết kinh tế giữa các nước thành viên. Năm 2015, cơ bản các mặt hàng đã được xóa bỏ thuế quan.

+ Hiệp định khung về dịch vụ đã được kí kết.

+ Hiệp định khung về đầu tư đã được kí kết.

+ Một số nước có tốc độ tăng trưởng cao.

+ Nhiều nước đã đạt được thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

+ Đô thị hóa phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng được xây dựng và phát triển nhanh...

* Nguyên nhân: Vì các nước ASEAN đều kiên trì mục tiêu đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Câu 3. Nêu các mục tiêu của ASEAN?

Các mục tiêu của ASEAN:

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. 

- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

=> Tất cả những mục tiêu trên với mong muốn hướng tợi sự đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Trãi có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON