YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 11 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin chia sẻ tài liệu nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 11 năm 2021-2022 trong nội dung bài viết dưới đây. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

ADSENSE

1. Lý thuyết

1.1. Nhật Bản

1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

- Quần đảo nằm ở Đông Á.

- Trải dài theo hình vòng cung( 3800km) trên Thái Bình Dương

- Gồm 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu & hàng nghìn đảo nhỏ.

b. Đặc điểm tự nhiên:

+ Địa hình: chủ yếu là đồi núi (80%), đồng bằng nhỏ, đất tốt.

+ Khí hậu: gió mùa, mưa nhiều

- Bắc: ôn đới

- Nam: cận nhiệt

+ Sông, biển: - ngắn, dốc → phát triển thuỷ điện.

+ Bờ biển: khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh → xây dựng cảng biển.

+ Khoáng sản: nghèo( than đá, đồng,...)

+ Thiên tai: núi lửa, động đất, sóng thần,...

1.1.2. Dân cư:

- Đông dân, dân tập trung ở đồng bằng, ven biển.

- Tốc độ gia tăng dân số chậm và giảm dần.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 0,1% (2005).

- Dân số già, tuổi thọ trung bình cao.

- Lao động cần cù, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao.

- Chú trọng đầu tư giáo dục.

1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế:

a. Giai đoạn 1950 - 1973:

- Tình hình:

+ Nền kinh tế khôi phục nhanh chóng & phát triển đạt bước nhảy vọt "thần kỳ".

+ Tốc độ tăng trưởng GDP cao.

- Nguyên nhân:

+ Chú trọng, HĐH, tăng vốn, áp dụng với kĩ thuật mới.

+ Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt.

+ Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng

b. Giai đoạn từ năm 1973 – nay

- Từ năm 1973 - 1980: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm do khủng hoảng năng lượng.

- Từ năm 1986 - 1990: khôi phục, tăng 5,3% do điều chỉnh chiến lược kinh tế.

- Từ năm 1991 - 2001: nền kinh tế tăng trưởng nhưng không ổn định.

- Hiện nay: đứng thứ 2 trên TG về kinh tế, KH - KT và tài chính.

1.1.4. Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

a. Các ngành kinh tế:

- Công nghiệp:

+ Đặc điểm:

- Đứng thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kì.

- Chiếm vị trí cao trên TG và sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử.

+ Các ngành công nghiệp chính:

- Công nghiệp chế tạo (40% CN xuất khẩu): Tàu biển, ô tô, xe gắn máy

- Sản xuất điện tử( là ngành mũi nhọn của Nhật Bản): Sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, Rô bốt

- Xây dựng và công trình công cộng: công trình giao thông, công nghiệp

- Dệt: sợi, vải các loại

+ Phân bố:

- Mức độ tập trung cao trên đảo Hônsu.

- Các trung tâm công nghiệp tập trung yếu ở ven biển, Thái Bình Dương

- Dịch vụ

+ Là khu vực KT quan trọng, chiếm 68 % giá trị GDP (2004)

+ Trong dịch vụ, thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn

+ Đứng thứ 4 trên TG về thương mại ( sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc)

+ Bạn hàng của Nhật Bản gồm cả nước phát triển và đang phát triển ở khắp châu lục: Hoa Kì, TQ, EU, Đông Nam Á,...

+ Ngành GTVT có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 trên TG.

+ Là nước có ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

- Nông nghiệp:

+ Giữ vai trò thứ yếu (1% GDP)

+ Diện tích đất nông nghiệp bị hạn chế( 14%)

+ Phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại

+ Đánh bắt nuôi trông thuỷ-hải sản được chú trọng phát triển.

+ Trồng trọt: lúa gạo, chè, thuốc lá, dâu tằm,...

+ Chăn nuôi: tương đối phát triển: nuôi bò, lợn, gà... theo hình thức trang trại

+ Đánh bắt hải sản: cá thu, cá ngừ, tôm, cua.

+ Nuôi trông hải sản: tôm, ốc, ngọc trai...

b. Bốn vùng kinh tế gắn với 4 đảo lớn:

Vùng KT

Đặc điểm chung

Trung tâm công nghiệp

Hôn-su

Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất với các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại

Tô-ki-ô, Iôcôhama, Caoaxaki, Nagôia, Côbê, Kiôtô,…

Kiu-xiu

Phát triển công nghiệp nặng, nhất là khai thác than và luyện thép do có nguồn nguyên liệu và vị trí thuận lợi trong nhập nguyên nhiên liệu.

Phucuôca, Nagaxaki…

Xi-cô-cư

Phát triên công nghiệp khai thác quặng đồng, nông nghiệp.

Côchi

Hô-cai-đô

Phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai thác.

Xappôrô, Murôan, Cusirô,…

1.2. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa

---{Để xem nội dung phần Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

1.3. Khu vực Đông Nam Á

1.3.1. Tự nhiên

1. Vị trí địa lí và lãnh thổ

a. Vị trí địa lí:

- Nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Ô-xtray-li-a

b. Lãnh thổ:

- Diện tích: 4,5 triệu km2.

- Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.

* Ý nghĩa: ĐNÁ có vị trí địa-chính quan trọng

2. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện

ĐNA lục địa

ĐNA biển đảo

Địa hình

- Bị chia cắt mạnh
- Hướng núi: TB – ĐN, B – N
- Đồng bằng tập trung ven biển

- Ít đồng bằng
- Nhiều đồi núi và núi lửa
- Nhiều đảo và quần đảo, có hàng vạn đảo lớn nhỏ ngắn, dốc

Khí hậu

- Nhiệt đới gió mùa

- Nhiệt đới gió mùa và xích đạo

Sông ngòi

- Mạng lưới dày đặc

- Có nhiều sông lớn( s. Mê Công,...) - Sông nhỏ, ngắn, dốc

Đất

- Màu mỡ, phù sa, feralit

- Màu mỡ

Khoáng sản

- Đa dạng: dầu mỏ, sắt, khí tự nhiên, thiếc than…

- Dầu mỏ, than, đồng…

Sinh vật

- Đa dạng: rừng nhiệt đới ẩm

- Rừng xích đạo, sinh vật biển phong phú.

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á

a. Thuận lợi:

- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.

- Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).

- Nhiều khoáng sản thuận lợi phát triển công nghiệp.

- Nhiều rừng thuận lợi phát triển lâm nghiệp.

- Phát triển du lịch

b. Khó khăn:

- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt…

- Suy giảm rừng, xói mòn đất…

c. Biện pháp:

- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.

- Phòng chống, khắc phục thiên tai.

1.3.2. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Dân số đông, mật độ dân số cao.

- Tỉ suất gia tăng tự nhiên khá cao nhưng đang suy giảm.

- Cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động > 50%.

- Phân bố dân cư không đều: tập trung chủ yếu ở đồng bằng châu thổ cao, ven biển, các côn sông lớn và mốt số vùng đất đỏ badan.

2. Xã hội

- Các quốc gia có nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo

- Nền văn hóa đa dạng

- Sinh hoạt, văn hóa có nhiều nét tương đồng.

- Thuận lợi giao lưu, hợp tác và phát triển

2. Luyện tập

Câu 1. Trình bày vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô Viết trước đây và những thành tựu mà LB Nga đạt được sau năm 2000?

* Vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô Viết trước đây:

- Sau cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917), Liên Bang Xô viết được thành lập, LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc.

-  Tỉ trọng một số sản phẩm công nông nghiệp (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, điện, gỗ, giấy và xenlulô, lương thực, thép) của LB Nga (cuối thập niên 80 TK XX) luôn chiếm  trên 50% đến 90% trong Liên Xô.

* Những thành tựu mà LB Nga đạt được sau năm 2000:

- Nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và đi lên.

- Sản lượng các ngành kinh tế tăng. Dự trữ ngoại tệ lớn thứ tư thế giới (năm 2005). Đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời kì Xô viết. Giá trị xuất siêu ngày càng tăng. 

- Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

- Vị thế ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. LB Nga nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).

Câu 2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.

+ Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.

- Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ giúp để phát triển nông nghiệp.

- Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích,...) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản.

- Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

- Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.

- Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng,...

* Khó khăn:

- Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp.

Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

- Thiên tai: bão, sóng thần,... 

- Nghèo khoáng sản. -> Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

Câu 3. Chứng minh rằng dân số Nhật Bản đang già hóa?

Dân số Nhật Bản đang già hóa:

- Nhóm 0-14 tuổi: giảm nhanh từ 35,4% (1950) xuống 13,9%.

- Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên: tăng nhanh từ 5% (1950) lên 19,2%.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên chỉ còn ở mức 0,1%.

Câu 4. Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao?

Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao:

- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

- Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến hình, máy ảnh,  sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,…

- Một số ngành nổi bật là:

+ Công nghiệp chế tạo (40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu): tàu biển chiếm 41% sản lượng xuất khẩu thế giới, sản xuất ô tô chiếm 25% thế giới,…

+ Sản xuất điện tử: sản phẩm tin học chiếm 22% thế giới, đứng đầu thế giói về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn và đứng thứ hai về vật liệu truyền thống, chiếm 60% số rô bốt thế giới,...

Câu 5. Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

Nông nghiệp Nhật Bản chiếm 1% GDP và giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, vì:

- Nhật Bản là một trong những  cường quốc kinh tế, công nghiệp hàng thế giới, vì vậy ngành công nghiệp luôn chiếm một vị trí lớn trong cơ cấu kinh tế.

- Nông nghiệp tuy chỉ chiếm 1% GDP nhưng được đầu tư phát triển với công nghệ hiện đại, đem lại năng suất chất lượng cao, có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề lương thực của Nhật Bản.

Câu 6. Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

Đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản:

- Nhật Bản có 4 mặt giáp biển, là nơi giao thoa của nhiều luồng sinh vật, vùng biển có nhiều ngư trường lớn. Vi vậy đánh bắt thủy hải sản là một thế mạnh nổi bật của đất  nước này.

- Cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho đời sống nhân dân, giải quyết một phần hạn chế về nguồn thực phẩm từ trồng trọt.

- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản.

Câu 7. Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm?

* Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:

- Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%.

- Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ.

- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ KH-KT và công  nghệ hiện đại để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

- Các ngành:

+ Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính (50% diện tích); ngoài ra có chè, thuốc lá, dâu tằm,…

+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, hình thức chăn nuôi trang trại với phương pháp tiên tiến (bò, lơn, gà).

+ Thủy sản: sản lượng đánh bắt lớn (cá thu,cá ngừ, tôm, cua); nuôi trồng được chú trọng phát triển.

* Diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm vì:

- Diện tích đất nông nghiệp nhỏ, ngày càng bị thu hẹp.

- Cơ cấu bữa ăn của người Nhật thay đổi, theo xu hướng của người châu Âu.

- Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Câu 8. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc?

Thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.

 

Miền Đông

Miền Tây

Thuận lợi

-  Nông  nghiệp:

+  Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào => phát triển nền nông nghiệp trù phú (cây lương thực).

+ Khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa => phát triển đa dạng cây trồng vật nuôi.

- Công nghiệp:

+ Địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào => thuận lợi xây dựng các công trình, nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp,...

+ Nhiều kim loại màu, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… => công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng,…

- Nông nghiệp:

+ Diện tích rừng lớn, còn nhiều rừng giàu => Phát triển lâm nghiệp.

+ Các đồng cỏ.

=> Chăn nuôi gia súc lớn.

- Công  nghiệp:

+ Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt,… => phát triển nhiều ngành công  nghiệp (khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng,…).

+ Thượng nguồn các sông lớn => nguồn thủy năng dồi dào.

Khó khăn

- Vùng đồng bằng dễ ngập lụt vào mùa mưa.

- Khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.

- Giao thông khó khăn.

Câu 9. Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?

Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ  có một con.

Kết quả:

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm, năm 2005 chỉ còn 0,6%.

- Chính sách một con cùng với tư tưởng trọng nam đã tác động tiêu cực, dẫn tới chênh lệch giới tính (nam nhiều hơn nữ) và lâu dài sẽ ảnh hưởng tới nguồn lao động và một số vấn đề xã hội của đất nước.

Câu 10. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc?

* Nhận xét:

Dân cư phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng:

- Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông. Mật độ dân số trên 100 người/km2 và từ 50 -100 người/km2, tập trung các thành phố đô thị triệu dân (Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Thiên Tân,…).

- Vùng miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2.

* Giải thích:

- Miền Đông là vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí  hậu thuận lợi, khoáng sản giàu có, đặc biệt vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển kinh tế-xã hội nên dân cư đông đúc.

- Miền Tây địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt khô hạn, không thuận lợi cho phát triển kinh tế -xã hội nên dân cư thưa thớt.

     Riêng vùng phía Bắc SN.Tây Tạng có mật độ dân số cao hơn (từ 1 -50 người/km2), trong lịch sử đây là con đường tơ lụa nên hoạt động buôn bán diễn ra sầm uất và ngày nay được xây dựng tuyến đường sắt chạy qua.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 11 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF