Việc luyện tập với các đề thi sẽ giúp các bạn học sinh nâng cao kỹ năng giải bài tập Vật Lý và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 môn Lý. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đăng Lưu, mời các bạn theo dõi tại đây.
TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 11 THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2021-2022 |
ĐỀ SỐ 1
A/ TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đó nhận thêm các ion dương.
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đó nhận thêm êlectron.
Câu 2: Công của lực điện thực hiện để di chuyển điện tích dương từ điểm này đến điểm kia trong điện trường, không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
B. cường độ điện trường.
C. hình dạng của đường đi.
D. độ lớn của điện tích di chuyển.
Câu 3: Biết hiệu điện thế UM N = 3 V. Đẳng thức nào sau đây chắc chắn đúng ?
A. VM = 3 V.
B. VN = 3 V.
C. VM - VN = 3 V.
D. VN - VM = 3 V.
Câu 4: Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. C tỉ lệ thuận với Q.
B. C tỉ lệ nghịch với U.
C. C phụ thuộc vào Q và U.
D. C không phụ thuộc vào Q và U.
Câu 5: Nếu khoảng cách từ điện tích điểm tới điểm đang xét tăng lên gấp 2 lần thì cường độ điện trường tại điểm đó sẽ
A. giảm đi 2 lần.
B. tăng lên 2 lần.
C. giảm đi 4 lần.
D. tăng lên 4 lần.
Câu 6: Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện q1 = 5 μC và q2 = - 3 μC kích thước giống nhau cho tiếp xúc với nhau rồi đặt trong chân không cách nhau 5 cm. Lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sau khi tiếp xúc là
A. 4,1 N.
B. 5,2 N.
C. 3,6 N.
D. 1,7 N.
Câu 7: Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
Câu 8: Quy ước chiều dòng điện là
A. chiều dịch chuyển của các electron.
B. chiều dịch chuyển của các ion.
C. chiều dịch chuyển của các ion âm.
D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương.
Câu 9: Trong cách mắc song song các nguồn giống nhau thì
A. suất điện động của bộ nguồn không đổi nhưng điện trở trong giảm.
B. suất điện động của bộ nguồn tăng nhưng điện trở trong không đổi.
C. suất điện động của bộ nguồn và điện trở trong đều tăng.
D. suất điện động của bộ nguồn và điện trở trong đều không đổi.
Câu 10: Trong một mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài UN phụ thuộc như thế nào vào điện trở RN của mạch ngoài ?
A. UN tăng khi RN tăng.
B. UN lúc đầu giảm, sau đó tăng dần khi RN tăng dần từ 0 đến vô cùng.
C. UN tăng khi RN giảm .
D. UN không phụ thuộc vào RN .
Câu 11: Nguồn điện có suất điện động 12 V, khi mắc nguồn điện này với một bóng đèn để thành mạch kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 0,8 A. Công của nguồn điện này sản ra trong 15 phút là
A. 8640 J.
B. 144 J.
C. 9,6 J.
D. 180 J.
Câu 12: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 V và điện trở trong r = 1 được mắc với mạch ngoài có điện trở R = 2 để tạo thành mạch kín. Hiệu điện thế mạch ngoài là
A. 4 V.
B. 2 V.
C. 6 V.
D. 3 V.
Câu 13: Chọn một đáp án sai:
A. Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực.
B. Hồ quang điện xảy ra trong chất khí ở áp suất cao.
C. Hồ quang điện xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp giữa 2 điện cực có hiệu điện thế không lớn.
D. Hồ quang điện kèm theo tỏa nhiệt và tỏa sáng rất mạnh.
Câu 14: tượng siêu dẫn là hiện tượng
A. hệ số nhiệt điện trở của dây giảm đột ngột xuống bằng 0.
B. điện trở của dây dẫn giảm đột ngột xuống bằng 0.
C. cường độ dòng điện qua dây dẫn giảm đột ngột xuống bằng 0.
D. Các electron tự do trong dây dẫn đột ngột dừng lại.
Câu 15: Hạt tải điện trong chất bán dẫn là
A. ion dương.
B. ion âm.
C. electro tự do.
D. electron dẫn và lỗ trống.
Câu 16: Trong các bán dẫn, bán dẫn loại nào mật độ electron tự do và mật độ lỗ trống bằng nhau?
A. Bán dẫn tinh khiết.
B. Bán dẫn loại p.
C. Bán dẫn loại n.
D. Bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.
Câu 17: Để chống sét người ta thường làm
A. giảm diện tích của các đám mây dông.
B. cột chống sét gắn lên chỗ cao nhất của các tòa nhà cao tầng.
C. giảm cường độ dòng điện trong sét.
D. giảm điện trường trong không khí.
Câu 18: Cho biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là α = 0,004 K-1. Một sợi dây đồng có điện trở 74 Ω ở nhiệt độ 50 0C, khi nhiệt độ tăng lên 100 0C thì điện trở của sợi dây đó là
A. 66 Ω.
B. 76 Ω.
C. 88,8 Ω.
D. 96 Ω.
B/ TỰ LUẬN
Bài 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ
E = 12,5 V; r = 0,4 W, R1 = 8 W;
R2 = 24 W; bóng đèn Đ có ghi số 6 V- 4,5 W.
a. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính?
b. Đèn sáng như thế nào? Vì sao?
c. Tính công suất và hiệu suất của nguồn?
Bài 2: Hai bình điện phân mắc nối tiếp trong một mạch điện. Bình một chứa dung dịch CuSO4 có cực dương bằng Cu, bình hai chứa dung dịch AgNO3 có cực dương bằng Ag. Sau một thời gian điện phân, khối lượng cực âm của cả hai bình tăng lên 2,8 g.
a) Tính khối lượng cực âm tăng lên của mỗi bình.
b) Tính thời gian điện phân biết cường độ dòng điện trong mạch là I = 0,5A.
(Cho biết Cu = 64 hóa trị của Cu bằng 2, Ag = 108 hóa trị của Ag bằng 1)
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
A/ TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
C |
C |
C |
D |
C |
C |
B |
D |
A |
A |
A |
A |
B |
B |
D |
A |
B |
C |
B/ TỰ LUẬN
Câu 1:
Sơ đồ cách mắc ( R1 nt Đ ) //R2
RĐ =\(\frac{U_{m}^{2}}{{{P}_{m}}}=8(\Omega )\)
RN =\(\frac{{{R}_{2}}.({{R}_{1}}+{{R}_{}})}{{{R}_{2}}+{{R}_{1}}+{{R}_{}}}=9,6(\Omega )\)
I =\(\frac{\xi }{{{R}_{N}}+r}=1,25(A)\)
UN = I.RN=12(V)
IĐ = \(\frac{{{U}_{N}}}{{{R}_{1}}+{{R}_{}}}=0,75(A)\)
UĐ = IĐ.RĐ = 6(V)
Vì UĐ = UđmĐ suy ra đèn sáng bình thường
Png= E.I =15,625(W)
H =\(\frac{{{R}_{N}}}{{{R}_{N}}+r}100%=96%\)
Câu 2:
m1 =\(\frac{1}{F}.\frac{{{A}_{1}}}{{{n}_{1}}}I.t\) ;
m2= \(\frac{1}{F}.\frac{{{A}_{2}}}{{{n}_{2}}}I.t\)
Suy ra \(\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{2}}}=\frac{{{A}_{1}}}{{{n}_{1}}}.\frac{{{n}_{2}}}{{{A}_{2}}}=\frac{8}{27}\)(1)
Mặt khác : m1 + m2 = 2,8(2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được
m1 = 0,64 g, m2 =1,16 g
Thời gian điện phân:
\(t=\frac{{{m}_{1}}.F.{{n}_{1}}}{{{A}_{1}}I}=3860s\)
ĐỀ SỐ 2
A.Trắc nghiệm ( 8đ)
Câu 1:Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí thì:
a.Tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
b. Tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
c. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
d. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Câu 2:Lực tác dụng giữa hai điện tích -3.10 -9 C nằm cách nhau 3cm trong không khí là:
a.9.10-9N b.9.10-5N c.3,2.10-5N d.Đáp án khác.
Câu 3:Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?
a.V.m b.V.m2 c.V/m d.C
Câu 4:Biết hiệu điện thế UAB=5V.Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?
a.VA=5V b.VB=5V c.VA-VB=5V d.VB-VA=5V
Câu 5:Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện được gọi là:
a.Điện tích của tụ điện. b.Hiệu điện thế của tụ điện.
c.Điện dung của tụ điện. d.Năng lượng của tụ điện.
Câu 6:Trên vỏ một tụ điện có ghi 20\(\xi ,r\)F-200V.Điện tích tối đa mà tụ điện tích được là:
a.4000\(\xi ,r\)C b.10\(\xi ,r\)C c.0,1\(\xi ,r\)C d.Đáp án khác.
Câu 7:Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng thực hiện côn g của lực lạ bên trong nguồn điện?
a.Cường độ dòng điện. b.Suất điện động của nguồn điện.
c.Hiệu điện thế . d.Điện tích.
Câu 8:Suất điện động của một pin là 1,5V.Tính công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích +2C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện?
a.0,75J b.0,75mJ c.3J d.Đáp án khác.
Câu 9:Chọn câu đúng.Pin điện hóa có:
a.Hai cực là hai vật dẫn cùng chất.
b.Hai cực là hai vật dẫn khác chất.
c.Một cực là vật dẫn và cực kia là vật cách điện.
d.Hai cực đều là vật cách điện.
Câu 10: Chọn câu đúng.Điện năng tiêu thụ được đo bằng:
a.Vôn kế b.Ampe kế c.Công tơ điện d.Tĩnh điện kế
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN:
A.Trắc nghiệm:
câu 1: d câu 2: b câu 3: c câu 4: c câu 5: c
câu 6: a câu 7: b câu 8: c câu 9: b câu 10: c
câu 11: c câu12: c câu13: d câu 14: c câu 15: b
câu 16: c câu 17:b câu 18: b câu19: d câu 20: c
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Bán dẫn loại nào có mật độ electron rất lớn so với mật độ lỗ trống?
A. Bán dẫn loại p. B. Bán dẫn tinh khiết.
C. Bán dẫn loại n. D. Bán dẫn loại n và p.
Câu 2. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho
A. tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. B. tác dụng lực của điện trường.
C. khả năng thực hiện công của lực lạ. D. khả năng thực hiện công của lực điện.
Câu 3. Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện chạy trong mạch kín
A. đạt giá trị nhỏ nhất. B. đạt giá trị lớn nhất.
C. giảm liên tục. D. không thay đổi.
Câu 4. Một bếp điện hoạt động bình thường có điện trở R = 100Ω và cường độ dòng điện qua bếp là 5A. Nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong một giờ là
A. 25.102J. B. 18.105J. C. 9.106J. D. 18.107J.
Câu 5. Một thanh đồng ở nhiệt độ 250C có điện trở là 2,5Ω. Hệ số nhiệt điện trở của đồng là 4,3.10-3K-1. Để điện trở của thanh đó bằng 2,93Ω thì nhiệt độ là
A. 650C. B. 550C. C. 400C. D. 450C.
Câu 6. Bản chất dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các
A. ion âm và ion dương. B. ion âm, ion dương và electron.
C. electron và lỗ trống. D. electron tự do.
Câu 7. Một vật nhiễm điện âm khi
A. số nơtron nó chứa nhỏ hơn số electron. B. số proton nó chứa lớn hơn số nơtron.
C. số electron nó chứa bằng số nơtron. D. số electron nó chứa lớn hơn số proton.
Câu 8. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một tụ điện có điện dung C thì điện tích Q của tụ là
A. . B. .
Câu 9. Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không
A. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với tích độ lớn của hai điện tích.
Câu 10. Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. kW.h (Kilô oat giờ). B. kW (Kilô oat).
C. J (Jun). D. V (Vôn).
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho
A. tác dụng lực của điện trường. B. tác dụng mạnh, yếu của dòng điện.
C. khả năng thực hiện công của lực lạ. D. khả năng thực hiện công của lực điện.
Câu 2. Hiện tượng siêu dẫn xảy ra khi nhiệt độ của vật dẫn
A. bằng 0K. B. bằng 00C.
C. lớn hơn một nhiệt độ tới hạn nào đó. D. nhỏ hơn một nhiệt độ tới hạn nào đó.
Câu 3. Một thanh nhôm ở nhiệt độ 250C có điện trở là 5Ω. Hệ số nhiệt điện trở của nhôm là 4,4.10-3K-1. Để điện trở của thanh đó bằng 6,32Ω thì nhiệt độ là
A. 600C. B. 650C. C. 550C. D. 850C.
Câu 4. Điện năng tiêu thụ được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. kW (Kilô oat). B. (Oat /giây)
C. V (Vôn). D. kW.h (Kilô oat giờ).
Câu 5. Trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại đặt song song và cách nhau một khoảng nhỏ là
A. giấy tẩm parafin. B. không khí khô.
C. giấy tẩm dung dịch muối. D. mica.
Câu 6. Một bếp điện hoạt động bình thường có điện trở R = 50Ω và cường độ dòng điện qua bếp là 10A. Nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong một giờ là
A. 9.107 J. B. 18.106J. C. 18.105J. D. 5.102 J.
Câu 7. Đại lượng nào dưới đây đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia?
A. Cường độ điện trường. B. Hiệu điện thế.
C. Điện thế. D. Lực điện.
Câu 8. Nguồn điện bị đoản mạch khi
A. điện trở mạch ngoài bằng không. B. điện trở mạch ngoài rất lớn.
C. mạch ngoài hở. D. điện trở trong của nguồn rất bé.
Câu 9. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một tụ điện có điện dung C thì điện tích Q của tụ là
A. \(Q=C.U\). B. \(Q=\frac{C}{U}\). C. \(Q=\frac{U}{C}\). D. \(Q=C{{U}^{2}}\).
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1. B |
6. B |
11. D |
2. D |
7. B |
12. A |
3. D |
8. A |
13. C |
4. D |
9. A |
14. A |
5. C |
10. A |
15. C |
ĐỀ SỐ 5
Trắc nghiệm
Câu 1: Hai điện tích điểm q1 = +3 (µC) và q2 = -3 (µC), đặt trong dầu (ε= 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).
B. lực đẩy với độlớn F = 45 (N).
C. lực hút với độlớn F = 90 (N).
D. lực đẩy với độlớn F = 90 (N).
Câu 2: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:
A. \(E=\text{9}\text{.1}{{\text{0}}^{\text{9}}}\frac{Q}{{{r}^{\text{2}}}}\)
B. \(E=-\text{9}\text{.1}{{\text{0}}^{\text{9}}}\frac{Q}{{{r}^{\text{2}}}}\)
C. \(E=\text{9}\text{.1}{{\text{0}}^{\text{9}}}\frac{Q}{r}\)
D. \(E=-\text{9}\text{.1}{{\text{0}}^{\text{9}}}\frac{Q}{r}\)
Câu 3: Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là:
A. q = 8.10-6 (μC). B.q = 12,5.10-4 (C). C. q = 8 (μC). D. q = 12,5 (μC).
Câu 4: Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
A. A > 0 nếu q > 0.
B. A > 0 nếu q < 0.
C. A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.
D.A = 0 trong mọi trường hợp.
Câu 5: Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là:
A. q = 5.104 (μC). B. q = 5.10-4 (nC). C. q = 5.10-8 (C). D. q = 5.10-4 (C).
Câu 6: Công của dòng điện có đơn vị là:
A. J/s. B. kWh. C. W. D. kVA.
Câu 7: Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là:
A. I’ = 3I. B. I’ = 2I. C. I’ = 2,5I. D.I’ = 1,5I.
Câu 8: Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
A. Giảm đi. B. Không thay đổi.
C. Tăng lên. D. Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.
Câu 9: Khi đường kính của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 10: Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. Điện trở của bình điện phân là R= 2 (). Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U= 10 (V). Cho A= 108 và n=1. Khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là:
A.40,3g. B. 40,3 kg. C. 8,04 g. D. 8,04.10-2 kg.
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đăng Lưu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.