Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hà Huy Tập gồm các câu trắc nghiệm và tự luận cơ bản, xoay quanh những kiến thức các em đã được học, giúp các em ôn tập tốt môn Vật lý 11.
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 11 THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2021-2022 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Phát biểu nội dung định luật Cu – lông. Viết biểu thức của định luật.
Câu 2:
a/ Hãy cho biết trong các môi trường chất điện phân, chất khí các hạt tải điện là những hạt nào?
b/ Nêu bản chất dòng điện trong kim loại. Vì sao kim loại dẫn điện rất tốt?
Câu 3: Cho hai điện tích điểm q1 = 4.10-9C, q2 = 2.10-9C lần lượt đặt tại hai điểm A, B trong không khí, AB = 10cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích trên gây ra tại C sao cho AC = 20cm, BC = 10cm.
Câu 4: Một bình điện phân chứa dung dịch AgNO3 có cực dương bằng bạc, biết AAg = 108 và nAg = 1. Cho điện trở của bình điện phân là , hiệu điện thế giữa hai cực của bình điện phân là 6V. Tính lượng bạc bám vào cực âm sau 16 phút 5 giây.
Câu 5: Một tam giác vuông được đặt trong điện trường như hình vẽ.
Biết AB = 3 cm, AC = 4cm, E = 4000 V/m. Tính:
a/ Hiệu điện thế UBC.
b/ Công của lực điện trường khi electron di chuyển
từ A đến C. Biết e = - 1,6.10-19C.
Câu 6: Cho mạch điện như hình vẽ.
\(\xi = 12V;r = 1\Omega \), R1 = 4W, R3=6W, R2 là một bóng đèn, trên bóng đèn có ghi 6V-6W. Tính:
a/ Điện trở và cường độ dòng điện định mức của đèn.
b/ Điện trở mạch ngoài và cường độ dòng điện mạch chính.
c/ Nhận xét độ sáng của đèn.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1
- Lực hút hay đẩy giữa 2 điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối 2 điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của 2 điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
- Biểu thức: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
Câu 2:
a/ Chất điện phân: ion dương, ion âm
- Chất khí: ion dương, ion âm và electron tự do
b/ - Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do (0,25đ):ngược chiều điện trường (0,25đ).
- Vì: mật độ các electron tự do trong kim loại rất lớn
Câu 3:
- Vẽ đúng hình
\({E_1} = k\frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{A{C^2}}} = {9.10^9}\frac{{\left| {{{4.10}^{ - 9}}} \right|}}{{0,{2^2}}} = 900(V/m)\)
\({E_2} = k\frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{B{C^2}}} = {9.10^9}\frac{{\left| {{{2.10}^{ - 9}}} \right|}}{{0,{1^2}}} = 1800(V/m)\)
\(\begin{array}{l}
{{\vec E}_1} \uparrow \uparrow {{\vec E}_1}\\
\to E = {E_1} + {E_2} = 900 + 1800 = 2700(V/m)
\end{array}\)
Câu 4:
t = 16 phút 5 giây = 965s
\(I = \frac{U}{R} = \frac{6}{8} = 0,75(A)\)
\(\begin{array}{l}
m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.I.t = \frac{1}{{96500}}.\frac{{108}}{1}.0,75.965\\
\leftrightarrow m = 0,81(g)
\end{array}\)
Câu 5:
\(\begin{array}{l}
{U_{BC}} = E.{d_{BC}} = E.AC\\
\leftrightarrow {U_{BC}} = 4000.0,04 = 160(V)
\end{array}\)
\(\begin{array}{l}
A = q.E.{d_{AC}} = e.E.AC\\
A = - 1,{6.10^{ - 19}}.4000.0,04 = - 2,{56.10^{ - 17}}(J)
\end{array}\)
Câu 6:
\({R_2} = \frac{{U_{dm}^2}}{{{P_{dm}}}} = \frac{{{6^2}}}{6} = 6(\Omega );{I_{dm}} = \frac{{P_{dm}^{}}}{{{U_{dm}}}} = \frac{6}{6} = 1(A)\)
\({R_{23}} = \frac{{{R_2}.{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = \frac{{6.6}}{{6 + 6}} = 3(\Omega )\)
\({R_N} = {R_1} + {R_{23}} = 4 + 3 = 7(\Omega )\)
Cường độ dòng điện: \(I = \frac{\xi }{{{R_N} + r}} = \frac{{12}}{{7 + 1}} = 1,5(A)\)
\(\begin{array}{l}
\to I = {I_{23}} = 1,5(A)\\
\to {U_2} = {U_{23}} = {I_{23}}.{R_{23}} = 1,5.3 = 4,5(V)\\
\to {I_2} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{{4,5}}{6} = 0,75(A)
\end{array}\)
Vì I2 < Iđm nên đèn sáng yếu.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì nước sẽ sôi sau thời gian là:
A. t = 4 (phút). B. t = 25 (phút). C. t = 8 (phút). D. t = 30 (phút).
Câu 2: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1< 0 và q2 > 0. B. q1.q2 > 0. C. q1> 0 và q2 < 0. D. q1.q2 < 0.
Câu 3: Dòng điện được định nghĩa là
A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
B. dòng chuyển động của các điện tích.
C. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.
D. là dòng chuyển dời có hướng của electron.
Câu 4: Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:
A. V/m. B. V/m2. C. V.m2. D. V.m.
Câu 5: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω). C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
Câu 6: Một ấm nước điện khi sử dụng ở hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua ấm có cường độ 2( A). Tiền điện phải trả cho việc sử dụng ấm nước này trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 30 phút là bao nhiêu? Biết rằng giá tiền điện là 1350đồng/kWh.
A. 23760 đồng B. 17600 đồng C. 8910 đồng D. 42760 đồng
Câu 7: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 (μC) và q2 = - 2.10-2 (μC) đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là:
A. EM = 0,2 (V/m). B. EM = 1732 (V/m). C. EM = 3464 (V/m). D. EM = 2000 (V/m).
Câu 8: Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch được đo bằng dụng cụ nào sau đây:
A. Vôn kế B. Ampe kế C. Oát kế D. Công tơ điện
Câu 9: Công của nguồn điện là công của
A. lực dịch chuyển nguồn điện từ vị trí này đến vị trí khác.
B. lực điện trường dịch chuyển điện tích ở mạch ngoài.
C. lực lạ trong nguồn.
D. lực cơ học mà dòng điện đó có thể sinh ra.
Câu 10: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
A. r = 0,06 (cm). B. r = 6 (cm). C. r = 6 (m). D. r = 0,6 (m).
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 |
C |
6 |
D |
11 |
D |
16 |
C |
21 |
B |
2 |
B |
7 |
A |
12 |
A |
17 |
B |
22 |
B |
3 |
A |
8 |
D |
13 |
C |
18 |
A |
23 |
C |
4 |
A |
9 |
C |
14 |
D |
19 |
D |
24 |
B |
5 |
B |
10 |
B |
15 |
A |
20 |
D |
25 |
C |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì
A. Electron chuyển từ thanh bônit sang dạ.
B. Electron chuyển từ dạ sang thanh bônit.
C. Prôtôn chuyển từ dạ sang thanh bônit.
D. Prôtôn chuyển từ thanh bônit sang dạ
Câu 2. Hai hạt bụi trong không khí, mỗi hạt chứa 5.108 electron cách nhau2 cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa hai hạt bằng
A. 1,44.10-5 N.
B. 1,44.10-6 N.
C. 1,44.10-7 N.
D. 1,44.10-9 N.
Câu 3. Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn trong thời gian t là
A. Q = IR2t.
B. Q = U2t : R
C. Q = U2Rt.
D. Q = Ut : R2
Câu 4. Điều kiện để có dòng điện là
A. chỉ cần có các vật dẫn.
B. chỉ cần có hiệu điện thế.
C. chỉ cần có nguồn điện.
D. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
Câu 5. Khi mắc các điện trở song song với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương của đoạn mạch sẽ
A. nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất trong đoạn mạch.
B. lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất trong đoạn mạch.
C. bằng trung bình cộng các điện trở trong đoạn mạch.
D. bằng tổng của điện trở lớn nhất và nhỏ nhất trong đoạn mạch.
Câu 6. Tại A có điện tích điểm q1, tại B có điện tích điểm q2. Người ta tìm được điểm M tại đó điện trường bằng không. M nằm ngoài đoạn thẳng nối A, B và ở gần B hơn A. Có thể nói gì về dấu và độ lớn của q1, q2?
A. q1, q2 cùng dấu; |q1| > |q2|.
B. q1, q2 khác dấu; |q1| > |q2|.
C. q1, q2 cùng dấu; |q1| < |q2|.
D. q1, q2 khác dấu; |q1| < |q2|.
Câu 7. Hạt mang tải điện trong chất điện phân là
A. ion dương và ion âm.
B. electron và ion dương.
C. electron.
D. electron, ion dương và ion âm.
Câu 8. Một hệ cô lập gồm 3 điện tích điểm có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra?
A. Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.
B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
C. Ba điện tích không cùng dấu nằm ở 3 đỉnh của một tam giác đều.
D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
Câu 9. Lớp chuyển tiếp p-n có tính dẫn điện
A. tốt khi dòng điện đi từ n sang p và rất kém khi dòng điện đi từ p sang n.
B. tốt khi dòng điện đi từ p sang n và không tốt khi dòng điện đi từ n sang p.
C. tốt khi dòng điện đi từ p sang n cũng như khi dòng điện đi từ n sang p.
D. không tốt khi dòng điện đi từ p sang n cũng như khi dòng điện đi từ n sang p.
Câu 10. Người ta cắt một đoạn dây dẫn có điện trở R thành 2 nữa bằng nhau và ghép các đầu của chúng lại với nhau. Điện trở của đoạn dây đôi này bằng
A. 2R.
B. 0,5R.
C. R.
D. 0,25R.
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
B |
C |
B |
D |
A |
B |
A |
D |
B |
D |
A |
C |
C |
A |
D |
C |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
B |
D |
A |
B |
C |
B |
D |
A |
B |
A |
C |
B |
D |
B |
A |
C |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U thì nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn trong thời gian t là
A. Q = IR2t.
B. Q = U2t : R
C. Q = U2Rt.
D. Q = Ut : R2
Câu 2. Tại A có điện tích điểm q1, tại B có điện tích điểm q2. Người ta tìm được điểm M tại đó điện trường bằng không. M nằm ngoài đoạn thẳng nối A, B và ở gần B hơn A. Có thể nói gì về dấu và độ lớn của q1, q2?
A. q1, q2khác dấu; |q1| > |q2|.
B. q1, q2cùng dấu; |q1| > |q2|.
C. q1, q2cùng dấu; |q1| < |q2|.
D. q1, q2khác dấu; |q1| < |q2|.
Câu 3. Ba bóng đèn loại 6 V - 3 W được mắc song song vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động 6 V và điện trở trong 1 W thì cường độ dòng điện chạy trong nguồn điện là
A. 0,5 A.
B. 1 A.
C. 1,2 A.
D. 1,5 A.
Câu 4. Ghép nối tiếp 3 pin có suất điện động và điện trở trong lần lượt là 2,2 V; 1,1 V; 0,9 V và 0,2 W; 0,4 W; 0,5 W thành bộ nguồn. Trong mạch có dòng điện cường độ 1 A chạy qua. Điện trở mạch ngoài bằng
A. 5,1 W.
B. 4,5 W.
C. 3,8 W.
D. 3,1 W.
Câu 5. Khi mắc các điện trở song song với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương của đoạn mạch sẽ
A. nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất trong đoạn mạch.
B. lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất trong đoạn mạch.
C. bằng trung bình cộng các điện trở trong đoạn mạch.
D. bằng tổng của điện trở lớn nhất và nhỏ nhất trong đoạn mạch
Câu 6. Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì
A. Electron chuyển từ thanh bônit sang dạ.
B. Electron chuyển từ dạ sang thanh bônit.
C. Prôtôn chuyển từ dạ sang thanh bônit.
D. Prôtôn chuyển từ thanh bônit sang dạ.
Câu 7. Hai hạt bụi trong không khí, mỗi hạt chứa 5.108 electron cách nhau2 cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa hai hạt bằng
A. 1,44.10-5 N.
B. 1,44.10-6 N.
C. 1,44.10-7 N.
D. 1,44.10-9 N.
Câu 8. Một điện tích q = 4.10-6 C dịch chuyển trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 500 V/m trên quãng đường thẳng s = 5 cm, tạo với hướng của véc tơ cường độ điện trường góc a = 600. Công của lực điện trường thực hiện trong quá trình di chuyển này và hiệu điện thế giữa hai đầu quãng đường này là
A. A = 5.10-5 J và U = 12,5 V.
B. A = 5.10-5 J và U = 25 V.
C. A = 10-4 J và U = 25 V.
D. A = 10-4 J và U = 12,5 V.
Câu 9. Khi một điện tích q = -2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -6 J, hiệu điện thế UMN là
A. 12 V.
B. -12 V.
C. 3 V.
D. -3 V.
Câu 10. Tăng chiều dài của dây dẫn lên hai lần và tăng đường kính của dây dẫn lên hai lần thì điện trở của dây dẫn sẽ
A. tăng gấp đôi.
B. tăng gấp bốn.
C. giảm bốn lần.
D. giảm một nữa
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
B |
A |
C |
D |
A |
B |
C |
A |
C |
D |
D |
B |
A |
C |
A |
B |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
D |
A |
A |
B |
C |
B |
A |
B |
D |
B |
D |
C |
B |
A |
A |
C |
ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 ĐIỂM)
Câu 1. Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác sẽ lớn nhất khi đặt chúng trong
A. Chân không.
B. nước.
C. chất khí.
D. điện môi.
Câu 2. Hai điện tích có cùng độ lớn, nhưng trái dấu, chúng hút nhau bằng một lực 10–5 N. Khi rời xa thêm một đoạn 8 mm, lực tương tác giữa chúng bằng 2,5.10–6 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là
A. 1 mm.
B. 2 mm.
C. 4 mm.
D. 8 mm.
Câu 3. Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Prôtôn mang điện tích là - 1,6.10–19 C.
B. Khối lượng của nơtron xấp xỉ bằng khối lượng của prôtôn.
C. Tổng số hạt prôtôn trong hạt nhân luôn bằng số êlectron quay quanh nguyên tử.
D. Độ lớn điện tích của prôtôn và của êlectron được gọi là điện tích nguyên tố.
Câu 4. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc vào
A. độ lớn của điện tích thử
B. độ lớn của điện tích đó
C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó
D. hằng số điện môi của môi trường xung quanh.
Câu 5. Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích tăng 2 lần thì độ lớn của cường độ điện trường tại đó sẽ
A. tăng lên 2 lần
B. giảm đi 2 lần
C. không thay đổi
D. giảm đi 4 lần.
Câu 6. Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 2,5.10–9 C, tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 cm có độ lớn là
A. E = 0,450 V/m.
B. E = 0,225 V/m.
C. E = 4500 V/m.
D. E = 2250 V/m.
Câu 7. Nếu một điện tích q di chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó không đổi thì lực điện trường sinh công
A. âm nếu q > 0.
B. dương.
C. bằng không.
D. âm nếu q < 0.
Câu 8. Một điện tích q = 2.10–5 C chạy dọc theo đường sức từ điểm M có điện thế 8V đến điểm N có điện thế 4V. Công của lực điện là bao nhiêu?
A. 2.10–4 J
B. 10–4 J
C. 8.10–5 J
D. 12.10–5 J
Câu 9. Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định nào không đúng.
A. Hiệu điện thế giữa hai điểm đặc trưng cho khả năng sinh công của lực điện trường khi di chuyển điện tích giữa hai điểm đó.
B. Đơn vị của hiệu điện thế là V.
C. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc vào điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.
D. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.
Câu 10. Tụ điện là hệ thống gồm:
A. hai vật đặt gần nhau và ngăn cách bằng một môi trường cách điện.
B. hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách bởi một môi trường dẫn điện.
C. hai vật dẫn đặt gần nhau trong một điện môi.
D. hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng rất xa.
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Vật Lý 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hà Huy Tập. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.