Bộ 5 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 4 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Tân Sơn Nhất được HOC247 sưu tầm và chia sẻ. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 4 ôn tập lại kiến thức môn Tiếng Việt, tích lũy thêm cho bản thân mình những kinh nghiệm giải đề hay, đồng thời biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao cho kì thi Học kì 1 sắp tới. Sau đây là đề thi mời các bạn tải về tham khảo.
TRƯỜNG TH TÂN SƠN NHẤT |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 4 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) |
ĐỀ SỐ 1
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II. Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
CHIẾC DIỀU SÁO
Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.
Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.
Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:
- Con vót cái diều chơi bà ạ.
Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:
- Chiến đấy thật ư con?
Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:
- Diều của con đây cơ mà.
Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.
(Theo Thăng Sắc)
1. Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào? (0.5 điểm)
A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.
B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng.
C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng.
D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi.
2. Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào? (0.5 điểm)
A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.
B. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến.
C. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về.
D. Thương nhớ, trông mong tin tức, không nhận ra Chiến.
3. Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng? (0.5 điểm)
A. Vì bà đã đẩy anh ra.
B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.
C. Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.
D. Vì anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà.
4. Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? (0.5 điểm)
A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.
B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.
C. Mùa thả diều đến, Chiến vót diều để chơi, bà nhận ra hình dáng Chiến khi nhỏ còn chơi diều.
D. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ.
5. Câu “Chiến đấy thật ư con?” dùng để làm gì? (0.5 điểm)
A. Dùng để hỏi.
B. Dùng để đề nghị.
C. Dùng để khẳng định.
D. Dùng để thể hiện mong muốn.
6. Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? là những từ nào? (M2)
A. Bà
B. Tối hôm ấy.
C. Khi Chiến mang diều đi.
D. Lại lần ra chõng nằm.
7. Em có nhận xét gì về nhân vật người bà ? (1 điểm)
8. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? (1 điểm)
9. Ghi lại các động từ chỉ trạng thái và tính từ trong câu sau “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.” (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I. Chính tả (4 điểm)
Văn hay chữ tốt
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Tả đồ dùng học tập của em.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II. Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng.
2. (0.5 điểm) A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.
3. (0.5 điểm) B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.
4. (0.5 điểm) C. Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ.
5. (0.4 điểm) C. Dùng để khẳng định.
6. (0.5 điểm) D. Lại lần ra chõng nằm.
7. (1 điểm)
Bà rất thương yêu Chiến và luôn mong anh bình an trở về.
8. (1 điểm)
Chúng ta cần phải biết hiếu thảo và làm vui lòng ông bà, cha mẹ.
9. (1 điểm)
a. Động từ chỉ trạng thái: ngỡ ngàng, xuống, ròng ròng
b. Tính từ: ngỡ ngàng, ròng ròng
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II. Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung:
A. Mở bài (0.75 điểm)
Giới thiệu về đồ dùng học tập mà em muốn tả
B. Thân bài (2.5 điểm)
- Tả bao quát
- Tả chi tiết
- Nói về công dụng và sự gắn bó của em đối với đồ vật đó
C. Kết bài (0.75 điểm)
Tình cảm của em đối với đồ vật được tả.
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo:
Đầu năm học mới em cùng mẹ đi nhà sách để chuẩn bị đồ dùng học tập. Tại đây em đã thấy một chiếc bút chì xinh xắn mà em rất ưng ý. Mẹ đã mua tặng em chiếc bút chì ấy như một món quà nhỏ để động viên em trong học tập.
Chiếc bút chì có hình dáng thon và dài.Độ dài của nó khoảng 15 xăng-ti-mét. Toàn thân được phủ một màu trắng sữa nhìn rất hài hòa và mát mắt. Nhìn bao quát thật giống một chiếc tàu vũ trụ thu nhỏ. Chỉ cần khởi động là có thể bay tới tận những hành tinh xa xôi bên kia.
---(Để xem tiếp đáp án phần Tập làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II. Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Bánh khúc
Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.
Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.
1. Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào? (0.5 điểm)
A. Cuối năm
B. Giữa năm
C. Đầu năm, tiết trời ấm áp
D. Những ngày thu có gió heo may
2. Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì? (0.5 điểm)
A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp
B. Rau diếp, bột nếp
C. Lá gai, bột nếp
D. Bột nếp, rau khúc, lá gai, thịt bò băm
3. Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì? (0.5 điểm)
A. Thơm, có màu trắng
B. Sánh như nước, màu xanh nhạt
C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc
D. Dẻo, thơm như mùi lúa nếp
4. Để làm bánh khúc, người ta chế biến lá khúc như thế nào? (0.5 điểm)
A. Lá khúc hái về rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn rồi lọc lấy nước.
B. Lá khúc hái về rửa sạch, đem vào hấp với gạo nếp
C. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, cho vào cối giã nhuyễn
D. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn.
5. Xác định chủ ngữ và chị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.” (0.5 điểm)
A. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc.
B. CN: Trên những thửa ruộng; VN: tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc
C. CN: Vào những ngày đầu năm; VN: tiết trời ấm áp, yển những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy những cây tầm khúc
D. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp; VN: trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc
6. Chiếc bánh khúc thường được nặn thành hình gì? (0.5 điểm)
A. Hình vuông
B. Hình tròn
C. Hình ngũ giác
D. Hình mặt trăng
7. Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau: (1 điểm)
“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.
8. Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường. (1 điểm)
9. Câu hỏi sau đây dùng để làm gì? (1 điểm)
“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I. Chính tả (4 điểm)
Kéo co
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II. Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) C. Đầu năm, tiết trời ấm áp
2. (0.5 điểm) A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp
3. (0.5 điểm) C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc
4. (0.5 điểm) D. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn.
5. (0.5 điểm) A. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc.
6. (0.5 điểm) D. Hình mặt trăng
7. (1 điểm)
- Động từ : hái về, rửa, luộc
- Tính từ : sạch, chín
8. (1 điểm)
Giờ ra chơi, em cùng các bạn chơi cầu lông.
9. (1 điểm)
Câu hỏi dùng để nêu yêu cầu, đề nghị.
---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II. Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
ĐIỂU NÊN LÀM NGAY
Trong một khoá học về tâm lí học, vị giáo sư ra đề bài như sau : "Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy".
Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì cũng có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình :
"Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông ngoại trừ những trường hợp không đừng được khi phải họp gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy.
Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa.
Tôi bước vào và nói : “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố”
Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói : "Bố cũng yêu con, con trai ạ ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó."
Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không còn cơ hội nào nữa".
(Theo Đen-nít E. Man-nơ-rinh)
1. Vị giáo sư tâm lí học đã giao đề bài cho học viên như thế nào? (0.5 điểm)
A. Đến gặp một người mà mình quan tâm và nói rằng mình yêu họ. Đó phải là người mà trước đây hoặc đã lâu rồi bạn không nói những lời như vậy.
B. Đến gặp bố mẹ của mình và nói với bố mẹ rằng bạn yêu họ.
C. Hãy nói với vợ của bạn rằng bạn yêu và thương họ rất nhiều.
D. Hãy tìm một người lao công trong trường và hỏi về cuộc sống của họ.
2. Những người đàn ông cho rằng đề bài khó ở chỗ nào? (0.5 điểm)
A. Họ quá bận rộn với công việc và không có thời gian làm những việc này.
B. Thật khó lòng nói lời yêu thương với người đã lâu mình không nói.
C. Thật khó khăn để nói lời xin lỗi ai đó.
D. Thật hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với ai đó.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II. Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HAI CHIẾC HUY CHƯƠNG
Tại Đại hội Ô-lim-pích dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn, 14 tuổi, mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn 400 mét.
Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính của Giôn biến mất, nhưng cậu ta nói rất quyết tâm :
- Em sẽ gắng hết sức để giành huy chương vàng.
Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên, một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.
Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu. Nhưng Giôn lại gượng đứng dậy.
Lúc này, sức chạy của Giôn đã giảm đi rất nhiều, chân tay cậu bắt đầu run lẩy bẩy, người lả đi vì kiệt sức. Khi chỉ còn cách đích khoảng 10 mét, cậu lại bị ngã một lần nữa.
Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích :
- Giôn ! Mẹ ở đây, con có nghe thấy tiếng mẹ không ?
Mặc cho khuỷu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập khiễng tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ.
- Phía này, con yêu ơi ! - Mẹ cậu gọi.
Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ.
Giôn đã không chiến thắng trên đường đua nhưng niềm tin chiến thắng đã cháy bỏng, toả sáng trong cậu. Giôn thật xứng đáng nhận cùng một lúc hai huy chương : một huy chương về bản lĩnh và niềm tin ; một huy chương khác cho sự quyết tâm tuyệt vời - không bao giờ bỏ cuộc.
(Thanh Tâm)
1. Cậu bé Giôn trong câu chuyện tham gia thi đấu môn thể thao nào? (0.5 điểm)
A. Chạy ma-ra-tông
B. Chạy vượt rào
C. Chạy 400 mét
D. Chạy 1000 mét
2. Giôn mắc chứng bệnh gì? (0.5 điểm)
A. Mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ.
B. Mắt bị tật nên nhìn không rõ
C. Chân bị tật nên đi lại khó khăn
D. Mắc chứng cận thị nên mắt nhìn không rõ
3. Khi phát hiện ra mình mất kính trước giờ thi đấu, thái độ của Giôn như thế nào? (0.5 điểm)
A. Chán nản, tuyệt vọng, chỉ muốn từ bỏ mọi thứ.
B. Yêu cầu huấn luận viên ngay lập tức phải sắm cho mình một chiếc kính mới
C. Quyết tâm cố gắng hết sức để giành huy chương vàng.
D. Ban đầu hoang mang nhưng nhờ có mẹ động viên nên đã lấy lại tinh thần
4. Cậu đã bị ngã mấy lần trong khi chạy đua? (0.5 điểm)
A. Một lần
B. Hai lần
C. Ba lần
D. Bốn lần
5. Cậu đã làm thế nào để có thể về đúng đích? (0.5 điểm)
A. Nhìn vào hai vạch sơn trắng của đường chạy để chạy cho đúng
B. Nghe theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên
C. Nghe theo tiếng gọi của mẹ ở vạch đích
D. Nghe theo tiếng còi của trọng tài ở vạch đích
6. Giôn xứng đáng được nhận hai huy chương cho những điều gì? (0.5 điểm)
A. Cho sự quyết tâm, nỗ lực và sự nhanh nhẹn, chính xác
B. Cho bản lĩnh, niềm tin và sự quyết tâm tuyệt vời không bao giờ bỏ cuộc
C. Cho trí tuệ và tình yêu dành cho mẹ
D. Cho sự cố gắng, nỗ lực và sự hi sinh cao cả
7. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)
8. Viết câu kể: (1 điểm)
a. Về một việc em đã làm vào ngày chủ nhật ở nhà.
b. Về một người bạn thân em mới quen.
9. Dùng gạch chéo (/) tách chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau: (1 điểm)
a. Mỗi khi về quê, bà tôi lấy lá cọ đan thành chiếc giỏ xinh xinh cho tôi chơi.
b. Con chim mẹ lấy chiếc mỏ nhọn của mình mớm từng tí thức ăn cho chim con.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I. Chính tả (4 điểm)
Người tìm đường lên các vì sao
Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao những quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?"
Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Tả một món đồ chơi mà em rất yêu thích và gắn bó với em.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II. Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) C. Chạy 400 mét
2. (0.5 điểm) A. Mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ.
3. (0.5 điểm) C. Quyết tâm cố gắng hết sức để giành huy chương vàng.
4. (0.5 điểm) B. hai lần
5. (0.5 điểm) C. Nghe theo tiếng gọi của mẹ ở vạch đích
6. (0.5 điểm) B. Cho bản lĩnh, niềm tin và sự quyết tâm tuyệt vời không bao giờ bỏ cuộc
7. (1 điểm)
Câu chuyện muốn nói với em rằng: Cần có bản lĩnh, niềm tin và quyết tâm thực hiện mọi việc mình đã đề ra.
8. (1 điểm)
a. Buổi sáng chủ nhật, sau khi ăn sáng xong, em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa.
b. Hoàng Lan là một cô gái rất dịu dàng, nữ tính và chăm chỉ học tập.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1)
2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1)
3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1)
4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1)
5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1)
6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1)
7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1)
8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1)
II. Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Viếng Lê-nin
Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới 40 độ âm. Lê-nin vừa mất được mấy hôm.
Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói:
- Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin.
Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi.
Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cũng chia buồn với lòng người.
Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập:
- Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không?
Theo Giéc-ma-nét-tô
Chú giải:
- Lê-nin (1870 -1924): lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga, người sáng lập ra liên bang Xô-viết
- Mát-xcơ-va : thủ đô nước Nga.
- Khách sạn Luých: tên một khách sạn ở Mát-xcơ-va.
- Pa-ri : thủ đô nước Pháp.
1. Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 khách sạn Luých để làm gì?
A. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin
B. Đề chào các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a
C. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a dẫn đi đọc Luận cương Lê-nin
D. Để nhờ các đồng chí người Pháo và I-ta-li-a chỉ cho đường trở về Pháp
2. Vì sao mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi? (0.5 điểm)
A. Vì ngày mai trời sẽ ấm hơn
B. Vì thấy anh chưa có áo ấm
C. Vì nghĩ rằng anh ở Mát-xcơ-va lâu, còn đủ thời gian đi viếng
D. Vì ngày mai người ta mới mở cửa cho người nước ngoài được viếng Lê-nin
3. Vì sao Nguyễn Ái Quốc vẫn đi viếng Lê-nin ngày hôm ấy? (0.5 điểm)
A. Vì ngày mai anh phải trở về Pa-ri
B. Vì anh đã quen chịu đựng giá lạnh
C. Vì anh sợ ngày mai người ta sẽ không cho viếng
D. Vì anh rất thương tiếc Lê-nin
4. Dáng vẻ của Nguyễn Ái Quốc như thế nào sau khi đi viếng Lê-nin về? (0.5 điểm)
A. Gương mặt hồng hào, rạng rỡ niềm vui
B. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét.
C. Dáng vẻ mệt mỏi, thiếu ngủ sau một hành trình dài
D. Dáng vẻ buồn bã, kiệt quệ, đau thương.
5. Nguyễn Ái Quốc đã giải thích với các đồng chí như thế nào sau khi viếng Lê-nin ngay trong đêm hôm ấy? (0.5 điểm)
A. Tôi sợ ngày mai không còn kịp nữa nên phải đi viếng ngay trong đêm.
B. Tôi không thể chờ tới ngày mai mới đi viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa.
C. Tôi nghe nói ngày mai sẽ không thể vào viếng đồng chí Lê-nin nữa nên phải viếng ngay trong đêm.
D. Ngày mai tôi phải bay về Pa-ri rồi nên phải đi viếng ngay trong đêm.
6. Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc? (0.5 điểm)
A. Đó là một người yêu nước
B. Đó là một người giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin
C. Đó là một người rất giản dị
D. Đó là một người có nghị lực và rất ham học hỏi
7. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)
Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình.
8. Đặt câu hỏi cho mỗi tình huống sau: (1 điểm)
a. Đề nghị bạn Nga đi học đúng giờ
b. Khen nhà của bạn sạch
9. Gạch dưới các câu kể trong đoạn văn dưới đây:
Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra, Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I. Chính tả (4 điểm)
Người chiến sĩ giàu nghị lực
Trong trận chiến đấu giải phóng Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng bị thương nặng. Anh đã quệt máu chảy từ đôi mắt bị thương vẽ một bức chân dung Bác Hồ. Tác phẩm của người thương binh hỏng mắt đã gây xúc động cho đồng bào cả nước. Từ đó đến nay, họa sĩ Lê Duy Ứng đã có hơn 30 triển lãm tranh, tượng; đoạt 5 giải thưởng mĩ thuật quốc gia và quốc tế. Nhiều tác phẩm của anh được đặt trân trọng trong các bảo tàng lớn của đất nước.
Theo báo Lao Động
II. Tập làm văn (6 điểm)
Tả lại cây bút chì của em.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 Trường TH Tân Sơn Nhất. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !