YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 3 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Lê Thị Riêng

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh lớp 3 cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 3 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Lê Thị Riêng dưới đây. Với tài liệu này các em sẽ nắm được cấu trúc đề thi. Từ đó, các em có sự chuẩn bị kĩ càng cho kì thi Học kì 1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG TH LÊ THỊ RIÊNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 3

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 60 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. KIỂM TRA ĐỌC:

Đọc thầm và làm bài tập:

Lời khuyên của bố

Con yêu quý của bố

Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học ...

Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.

Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

(Theo A-mi-xi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Người bố khuyên con nghĩ đến tấm gương học tập của những ai?

a. Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc

b. Người thợ, người lính ở chiến trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc

c. Người thợ, người nông dân trên đồng, em nhỏ bị câm hoặc điếc

2. Người bố đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về việc học tập?

a. Sách vở là chiến trường, lớp học là vũ khí, sự ngu dốt là thù địch

b. Sách vở là vũ khí, lớp học là thao trường, sự ngu dốt là thù địch

c. Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch

3. Người bố mong con mình là người “chiến sĩ” có những phẩm chất gì?

a. Can đảm, luôn luôn cố gắng, hăng say và phấn khởi

b. Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát

c. Can đảm, luôn thích đi học, không bao giờ hèn nhát

4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi?

a. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tinh thần phấn khởi, vui tươi

b. Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động

c. Vì bố muốn con tự giác, hăng say học tập và phấn khởi với nhiều điểm cao

5. Đặt câu hỏi cho bô phận in đậm

a. Mô – da là thần đồng âm nhạc nước Áo thế kỉ XVIII.

b. Bà là cả một kho cổ tích

c. Chích bông là bạn của bà con nông dân.

d. Đà Lạt là thành phố trên cao nguyên.

II. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (Nghe - viết )

Nghe viết: Bài "Nước biển Cửa Tùng”

Nước biển Cửa Tùng

Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

2. Tập làm văn

Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em trong học kỳ I vừa qua.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Kiểm tra đọc

1.

a- Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc

2.

c- Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch

3.

b- Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát

4.

b- Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động

5.

Gợi ý:

a. Ai là thần đồng âm nhạc nước Áo thế kỉ XVIII?

b. Ai là cả một kho cổ tích?

c. Con gì là bạn của bà con nông dân?

d. Đà Lạt là cái gì?

II. Kiểm tra viết

1. Chính tả

- Viết đúng chuẩn Tiếng Việt

2. Làm văn

Gợi ý: Bài văn viết thư cần đảm bảo những nội dung sau:

- Dòng đầu thơ: nơi gửi, ngày…tháng…năm…

- Lời xưng hô với người nhận thư.

- Lí do viết thư

- Lời giới thiệu về mình.

- Nội dung: thăm hỏi, báo tin, lời chúc, lời hứa hẹn,…

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. KIỂM TRA ĐỌC:

Đọc thầm và làm bài tập:

CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN

Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.

Một con kiến đỏ thấy loài mình sắp bị diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo :

- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.

Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ về ở theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ bảo:

- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.

Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa  khi nắng đều có cái ăn.

Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.

Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM

1. Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào?

a.  Sống theo đàn.          

b.  Sống theo nhóm.        

c.  Sống lẻ loi một mình.

d. Sống theo cặp

2. Kiến đỏ bảo các kiến khác làm gì ?

a. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.

b. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.

c. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.

d. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng bữa.

3. Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt ?

a. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động .

b. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ.

c. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết.

d. Vì họ hàng nhà kiến siêng năng làm việc.

4. Câu có hình ảnh so sánh là?

a. Đàn kiến đông đúc.    

b. Đàn kiến rất hiền lành

c. Người đi rất đông.  

d. Người đông như kiến.   

5.

a. Em hãy đặt 1 câu theo mẫu câu“Ai là  gì ?” nói về con kiến.

b. Em hãy đặt 1 câu theo mẫu câu“Ai làm gì ?” nói về con kiến.

6. Gạch chân dưới từ chỉ  sự vật  trong câu sau:

- Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, một nải chuối ngự và bó mía tím.

II. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (Nghe - viết )

Nghe viết bài: Hũ bạc của người cha (Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 – Trang 121)

2. Tập làm văn.

Viết một đoạn văn( khoảng 5 đến 7 câu) kể về một người bạn mà em yêu quý nhất.  

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Kiểm tra đọc

1.

Phương án: c.  Sống lẻ loi một mình.

2.

Phương án: b. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.

3.

Phương án: c. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết.

4.

Phương án: d. Người đông như kiến.   

5.

a.

- Kiến là con vật rất chăm chỉ làm việc.

- Kiến là con vật rất đoàn kết.

b.

- Con kiến đang tha mồi về tổ.

- Con kiến đang đào hang.

6.

Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, một nải chuối ngự và bó mía tím.

II. Kiểm tra viết

1. Chính tả

- Viết đúng chuẩn Tiếng Việt

2. Làm văn

Gợi ý:

- Người bạn đó tên là gì, có phải bạn cùng lớp với em không?

- Kể đôi nét về ngoại hình, vóc dáng, tính cách của bạn?

- Kỉ niệm của em với người bạn đó?

- Tình cảm của em với người bạn đó thế nào?

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. KIỂM TRA ĐỌC:

Đọc thầm và làm bài tập:

QUÊ HƯƠNG

Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy, nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.

Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lóng lánh.

Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.

(Văn học và Tuổi trẻ, 2007)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

1. Quê Thảo là vùng nào?

a. Vùng thành phố náo nhiệt.

b. Vùng nông thôn trù phú.   

c. Vùng biển thơ mộng.

2. Thảo yêu những gì ở quê hương mình?

a. Mái nhà tranh của bà, giàn hoa thiên lí tỏa hương thơm ngát và tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa.

b. Những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch và hương thơm của cánh đồng lúa chín ngày mùa, của hạt gạo mẹ sàng sảy.

c. Những cánh diều tuổi thơ bay cao.

d. Tất  cả các ý trên.

3. Thảo nhớ những kỉ niệm gì ở quê nhà?

a. Đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện vui.

b. Theo các anh chị lớn đi bắt châu chấu , cào cào.

c. Ra đình chơi xem đom đóm bay.

d. Tất  cả các ý trên.

4. Vì sao Thảo lại mong đến kì nghỉ hè để được về quê?

a.Vì quê Thảo rất giàu có.

b.Vì về quê Thảo không cần học, có thể vui chơi thoải mái.

c.Vì Thảo rất yêu quê hương, nơi có nhiều kỉ niệm gắn với tuổi thơ của Thảo.

5. Câu văn nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh?

a. Đóm đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.

b. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay

c. Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú.

6. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp:              

a. Ông tôi rất thích đọc báo

b. Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập

c. Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ

d. Huy có thích học đàn không

II. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (Nghe - viết)

Nghe viết bài: Trận bóng dưới lòng đường (SGK Tiếng Việt 3 – trang 54)

2. Tập làm văn.

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) kể về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà em biết.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Kiểm tra đọc

1.

Phương án: b. Vùng nông thôn trù phú.   

2.

Phương án: d. Tất  cả các ý trên.

3.

Phương án: d. Tất  cả các ý trên.

4.

Phương án: c.Vì Thảo rất yêu quê hương, nơi có nhiều kỉ niệm gắn với tuổi thơ của Thảo.

5.

Phương án: a. Đóm đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.

6.

a. Ông tôi rất thích đọc báo.

b. Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập.

c. Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ ?

d. Huy có thích học đàn không ?

II. Kiểm tra viết

1. Chính tả

- Viết đúng chuẩn Tiếng Việt

2. Làm văn

Gợi ý:

- Cảnh đẹp quê hương em định kể ở đâu?

- Em ấn tượng nhất cảnh đẹp nào ở địa phương đó.

- Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?

- Tình cảm của em với nơi đó như thế nào?

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. KIỂM TRA ĐỌC:

Đọc thầm và làm bài tập:

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

(Theo Vũ Tú Nam)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm ?

a. Mùa xuân.

b. Mùa hạ.

c. Mùa thu

d. Mùa đông.

2. Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì ?

a. Ngọn lửa hồng.

b. Ngọn nến trong xanh.

c. Tháp đèn.

d. Cái ô đỏ

3. Các loài chim làm gì trên cây gạo?

a. Làm tổ.

b. Bắt sâu.

c. Ăn quả.

d. Trò chuyện ríu rít.

4. Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào ?

a. Đỏ chót

b. Đỏ tươi.

c. Đỏ mọng.

d. Đỏ rực rỡ.

5. Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào ?

a. Trở lại tuổi xuân.

b. Trở nên trơ trọi.

b. Trở nên xanh tươi.

d. Trở nên hiền lành.

6. Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào?

a. Ai là gì?

b. Ai làm gì?

c. Ai thế nào?

d. Không thuộc mẫu câu nào.

7. Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Là gì?

b. Làm gì?

c. Thế nào?

d. Khi nào?

II. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (Nghe - viết)

Nghe viết: Bài "Nước biển Cửa Tùng”

Nước biển Cửa Tùng

Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

2. Tập làm văn.

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 6 câu) kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn (hoặc thành thị)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Kiểm tra đọc

1.

Phương án: a. Mùa xuân.

2.

Phương án: c. Tháp đèn.

3.

Phương án: d. Trò chuyện ríu rít.

4.

Phương án: c. Đỏ mọng.

5.

Phương án: d. Trở nên hiền lành.

6.

Phương án: c. Ai thế nào?

7.

Phương án: b. Làm gì?

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. KIỂM TRA ĐỌC:

Đọc thầm và làm bài tập:

Đà Lạt

Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta. Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian khoáng đãng, mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè. Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh. Những vườn lê, táo ... trĩu quả, những vườn su hào, xà lách, cải bắp mơn mởn nối liền với thảm cỏ xanh trải nghiêng dưới chân núi đến những rừng thông hoa lá màu xanh mượt mà bất tận.

Giữa thành phố có hồ Xuân Hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. Hồ Than Thở nước trong xanh, êm ả, có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. Rừng mát rượi bóng thông, cỏ xanh mềm dưới chân như thảm trải. Ra xa phía nam thành phố thì gặp suối Cam Li. Thác xối ào ào tung bọt trắng xóa .

Tập đọc lớp 3 - 1980

1. Khí hậu ở Đà Lạt như thế nào?

a. Mát mẻ, khoáng đãng

b. Nắng chói chang

c. Lạnh lẽo, rét buốt

d. Ẩm ướt, âm u

2. Từ ngữ chỉ đặc điểm của trái cây ở Đà Lạt là:

a. Mơn mởn

b. Trĩu quả

c. Mát rượi

d. Xanh mượt

3. Trong bài có mấy tên riêng:

a. 7

b. 4

c. 6

d. 5

 4.

“Giữa thành phố có hồ Xuân Hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu”. Bộ phận in đậm của câu trả lời cho câu hỏi nào?

a. Khi nào?

b. Vì sao?

c. Ở đâu?

d. Như thế nào?

 

5. Trong bài có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1

b. 5

c. 3

d. Không có hình ảnh nào

II. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (Nghe - viết)

Nghe viết bài “Vầng trăng quê em” (Tiếng việt lớp 3,tập 1,trang 142 )

2. Tập làm văn.

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 câu) kể về quê hương em hoặc nơi em đang ở.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. Kiểm tra đọc

1.

Phương án: a. mát mẻ, khoáng đãng

2.

Phương án: b. trĩu quả

3.

Phương án: b. 4

4.

Phương án: c. Ở đâu?

5.

Phương án: c. 3

II. Kiểm tra viết

1. Chính tả

- Viết đúng chuẩn Tiếng Việt

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 3 năm 2021-2022 Trường TH Lê Thị Riêng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON