YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Phạm Ngọc Thạch

Tải về
 
NONE

Với mục đích có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Phạm Ngọc Thạch được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề.

Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 8

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nào?.

A. Proton và electron.                                    

B. Proton và nơtron.

C. Nơtron và electron.                                               

D. Proton, nơtron và electron.       

Câu 2: Cách viết nào sau đây chỉ 3 nguyên tử Oxi.

A.  O3.                      

B. 3O2.                                      

C. 3O.                        

D. 3O2.

Câu 3: Nhóm chất nào sau đây toàn đơn chất.

A. Na, Ca, Cu, Br2.     

B. Na, Ca, CO, Cl2.       

C. CaO, H2O, CuO, HCl.    

D. Cl2, O2, CO2, N2.

Câu 4: Phân tử CH4 gồm mấy nguyên tử?

A. 5                            

B. 4                            

C. 3                            

D. 2

Câu 5: Cho 3,6 gam kim loại magie tác dụng vừa hết với 210 gam dung dịch axit clohidric và thoát ra 0,3 gam khí hidro. Khối lượng dung dịch magie clorua (MgCl2) sinh ra là:

A. 213g.                                   

B. 213,3g.                     

C. 214,4g.                      

D. 214g

Câu 6: Chất khí A có \({d_{A/{H_2}}} = 14\) CTHH của A là:

A. SO.                          

B. CO2.                                 

C. N2.                           

D. NH3.

Câu 7: Số phân tử của 14 gam khí nitơ là bao nhiêu?

A. 6. 1023.                     

B. 1,5. 1023.                            

C. 9. 1023.                         

D. 3.1023.          

Câu 8: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hoá học?

A. Thuỷ tinh khi đun nóng đỏ uốn cong được.   

B. Khi nung nóng, nến chảy lỏng rồi thành hơi.

C. Thanh sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ.                     

D. Cồn để trong lọ không đậy kín bị bay hơi.

Câu 9: Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất, bằng cách cho hỗn hợp vào nước sau đó khuấy kỹ và lọc:

A. Đường và muối.                                                         

B. Bột than và bột sắt.   

C. Cát và muối ăn.                                                          

D. Giấm và rượu.

Câu 10: 1 mol khí CO2 ở đktc có thể tích là:

A. 22,4 lít.                                

B. 33,6 lít.                     

C. Không xác định được.  

D. 11,2 lít.

Câu 11: Công thức đúng chuyển đổi giữa khối lượng chất và lượng chất  là:

A. m = n. M.                          

B. M. n. m = 1.                   

C. M = m. n.                   

D. M = n : m.

Câu 12: Số mol CO2 có trong 8,8 gam phân tử CO2 là:

A. 0,02 mol.                 

B. 3 mol.                  

C.   0,2 mol.                 

D. 0,2 .1023.

Câu 13: Nguyên tố hóa học là gì?.

A. Là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

B. Là tập hợp những nguyên tử khác loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

C. Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

D. Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton và số nơtron trong hạt nhân.

Câu 14: Tính thể tích của 3.1023phân tử khí oxi (O2) ở (đktc) là:

A. 8,96 lít.                  

B. 6,72 lít.                  

C. 4,48 lít.                  

D. 11,2 lít.

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Tính thành phần phần trăm của Cu và O trong hơp chất: CuO.

Câu 2: Lập PTHH sau:        

1. P      +    O2     →      P2O5

2. Al   +     O2   →   Al2O3

3. Ca(OH)2 + FeCl3    →  CaCl2  +  Fe(OH)3

4. CO     +    Fe3O4 →  Fe + CO2

Câu 3: Cho 16 gam Kẽm tác dụng vừa đủ với axit clohiđric theo sơ đồ phản ứng sau:

Zn  +  HCl →  ZnCl2  +  H2

b) Tính thể tích khí H2 thoát ra (đktc)?.

c) Tính khối lượng kẽm clorua (ZnCl2) tạo thành?.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

B

A

D

A

B

C

D

C

C

A

A

C

C

D

II. Tự luận

Câu 1:

MCuO = 64+16 = 80

% Cu= ( 64 : 80 )  x 100= 80%

% O= (16 : 80) x100 = 20%

Câu 2:

1. 4P      +    5O2     →      2P2O5

2. 4Al   +     3O2    →     2Al2O3

3. 3Ca(OH)2 + 2FeCl3   →   3CaCl2  +  2Fe(OH)3

4. 4CO     +    Fe3O4  → 3Fe  +  4CO2

Câu 3:

Số mol Zn. nZn =   \(\frac{m}{M} = \frac{{16}}{{65}} = 0,25mol\)

Lập phương trình phản ứng trên.

Zn        +          2HCl  →       ZnCl2    +         H2                                       

            1mol                2mol                1mol                1mol                                                 

        0,25 mol           0,5 mol            0,25 mol       0,25 mol                                                               

nH2 = nZn = 0,2 mol                                                                

a) Thể tích khí H2 thoát ra (đktc).   

V = n.22,4 = 0,25.22,4 = 5,6 lít                     

nHCl = 2nZn = 0,4 mol                                     

b)Khối lượng axit clohiđric (HCl) đã dùng cho phản ứng trên.

mHCl = n.M = 0,5.36,5 = 18,25g.       

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm 

Câu 1. Cho các dãy công thức hoá học sau đây, dãy công thức hoá học  nào là của hợp chất:

A. CO2, SO2, O2, CuO .

B. CuCl2, SO2, Na2O, KOH.

C. C, S, Na2O, Fe2O3.

D. Cl2, SO2, N2, Al2O3

Câu 2. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Từ màu này chuyển sang màu khác .

B. Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng  .

C. Từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi.

D. Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái hơi  .

Câu 3. Có PTHH: 4Na   +  O2  → 2Na2O . Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử trong phương trình là

A. 1 : 2: 1                   

B. 2: 2 :2 .                              

C. 4 :1 : 2.                              

D. 4: 2: 1

Câu 4. Trong 1 mol phân tử hợp chất có: 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử oxi. Vậy công thức hoá học của hợp chất đó là:

A. Cu2SO.                              

B. CuSO3.                              

C. CuSO4                   

D. CuS4O

Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, khi điều chế khí H2, người ta thu H2 vào bình bằng cách đặt ngược bình, vì:

A. khí H2 nhẹ hơn không khí

B. khí H2 nặng hơn không khí

C. khí H2 nặng gần bằng không khí

D. khí H2 nhẹ hơn khí oxi.

Câu 6: Muốn tính thể tích chất khí ở đktc, ta dùng công thức nào sau đây ?

A. V= 22,4.M 

B. V= 22,4.m             

C. V= 24.n.                

D. V= 22,4.n

B. Tự Luận 

Câu 1. Nêu quy tắc hoá trị. Vận dụng quy tắc tính hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3. Biết Cl có hoá trị I. 

Câu 2. Nếu đốt cháy hết 9g kim loại Mg trong không khí thu được 15g hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí

a/ Viết và cân bằng PTHH xảy ra.

b/ Tính khối lượng oxi tham gia phản ứng.

Câu 3. Có PTHH sau: CaCO3  +  2HCl  → CaCl2 +  CO2  + H2O

Nếu cho 100g CaCO3 tác dụng hết với axit HCl

a/ Tìm khối lượng của HCl

b/ Tìm thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: 

a) Phát biểu và viết quy tắc hóa trị?

b) Vận dụng: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi: Na và O; Fe(III) và nhóm SO4

Câu 2: Hoàn thành các phương trình hóa học sau (có xác định chỉ số x,y ) và cho biết tỉ lệ các chất có trong phương trình hóa học ?

a. Fe   +       O2   →     Fe3 O4                                            

b. Al      +   H2SO4    →       Alx(SO4)y       + H2                

   Câu 3 : Viết CTHH và gọi tên các axit, bazơ tương ứng sau:

Oxit

Axit tương ứng

Bazơ tương ứng

Tên gọi

SiO2

 

 

 

P2O5

 

 

 

Fe2O3

 

 

 

MgO

 

 

 

Câu 4 : Cho 6,5 g kim loại kẽm phản ứng với 7,3 gam axit clohidric HCl  thu được13,6 gam  muối kẽmClorua (ZnCl2) và  a gam khí Hidro(H2).

a) Dấu hiệu nào cho thấy có phản ứng hóa học xảy ra?

b) Viết sơ đồ phản ứng của phản ứng hóa học trên.

c) Viết công thức khối lượng của phản ứng hóa học trên.

d) Tính a.

Câu 5: Tính số nguyên tử, phân tử có trong:

a) 0,5 mol nguyên tử sắt.

b) 2 mol phân tử khí hidro.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

A . TRẮC NGHIỆM

I. Chọn phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1: Công thức tính nồng độ phần trăm ( C %) của dung dịch là:

A.  \(C\%  = \frac{{{m_{dd}}}}{{{m_{ct}}}}.100\% \)                         

B.  \({m_{dd}} = \frac{{{m_{ct}}}}{{C\% }}.100\% \)

C. \({m_{ct}} = \frac{{C\% }}{{100\% }}.{m_{dd}}\)

D. \(C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% \)

Câu 2: Đốt cháy cacbon trong lọ chứa V lít oxi ở đktc thì thu được 8,8 gam khí CO2. Giá trị V của oxi là bao nhiêu:

A. 22,4 lít                               

B. 4,48 lít                               

C. 2,24 lít                               

D. 12,48 lít

Câu 3: Trong số những chất cho dưới đây, chất nào làm quỳ tím hóa xanh?

A. Đường                            

B.  Nước vôi                  

C.  Muối ăn                          

D. Giấm ăn       

Câu 4: Hợp chất Al2(SO4)3 có tên là

A. Nhôm (III) sunfat.     

B. Nhôm (II) sunfat.  

C. Nhôm sunfat             

D. nhôm sunfit

Câu 5: . Dãy hợp chất nào sau đây chỉ gồm các hợp chất bazơ?

A. HCl; Na2SO4; NaOH    

B. CuSO4 ;CaCO 3; NaCl     

C. H2SO4; HCl; HNO3      

D. KOH; Cu(OH)2; Ca(OH)2

Câu 6: Những hợp chất sau đây là oxít:

A. Na2O, P2O5, H2SO4, H2O     

B. CaO, H3PO4, SO2, KOH    

C. N2O3, SO3, Fe2O3, ZnO        

D. CaCO3, MgO, CO2, NO2

Câu 7: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên

B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên

C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên

D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên

Câu 8: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:

A.Tăng

B.Giảm 

C. Không đổi.

D. Không xác định được

Câu 9: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

A. 2500Pa

B. 25000Pa

C. 250Pa

D. 400Pa

Câu 10: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là:

A. 1,7N

B. 1,2N

C. 2,9N

D. 0,5N

II. (0.5 điểm) Ghép đôi ở cột A với cột B cho phù hợp .

Cột  A

Ghép nối

Cột B

1/  CaCO3     →      CaO  + CO2

2/ Zn + H2SO4     →    ZnSO4 + H2

3/ HgO + H2      →    Hg   + H2O

4/ NaOH + HCl     →   NaCl + H2O

 

a.   Phản ứng trung hoà

b.   Phản ứng oxi hoá khử

c.   Phản ứng phân huỷ

d.   Phản ứng thế

B. TỰ LUẬN:

Câu 1 (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học nào để nhận biết 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất: HCl, Ca(OH)2,  Na2SO4,  NaNO3.

Câu 2 (3 điểm) Hòa tan 6,5g kẽm Zn vào 14,6 g axit clohiđric HCl. Hãy:

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Cho biết sau phản ứng chất nào còn dư? Tính khối lượng chất dư?

c)  Tính khối lượng kẽm clorua sau phản ứng?

d)  Tính nồng độ phần trăm (%) của 100g dung dịch axit HCl  tham gia phản ứng.          

Câu 3 (1điểm) Một cái nhà gạch có khối lượng 120 tấn. Mặt đất ở nơi cất nhà chỉ chịu được áp suất tối đa là 100 000 N/m2. Tính diện tích tối thiểu của móng.

Câu 4 (1điểm)  Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Phần I: Trắc nghiệm. Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Có các vật thể sau: Thước kẻ; Ngôi nhà; Trái đất; Quyển vở; Cặp sách; Đại dương. Số vật thể tự nhiên là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4   

Câu 2: Phân tử khối của phân tử H2SO4  có giá trị bằng:

A. 49 đvC

B. 98 đvC

C. 49 (g)

D. 98 (g)

Câu 3: Cho dãy các chất sau: H2; CO2; H2O; O2; HCl; Fe; Cu; NaOH. Số hợp chất là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 4: Công thức hóa học nào sau đây không đúng:

A. H2O

B. Na2O

C. Fe3O4

D. CO3

Câu 5: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học:

A. Bóng đèn điện sáng

C. Thức ăn bị ôi thui

B. Cốc thủy tinh bị vỡ

D. Muối ăn tan trong nước

Câu 6: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng:

A. 2H2   +        O2     →   2H2O

C. 2Al   +   3Cl2   → 2AlCl3      

B. Fe      +  2HCl   →  FeCl2         +H2

D. 2P      +   5O2    →  P2O5

Câu 7: Cho dãy các chất khí sau: H2; O2; NH3 CH4. Số chất nặng hơn không khí là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4    

Câu 8: Thể tích của 22 (g) khí CO2 ở (đktc) có giá trị bằng:

A. 22,4 (lít)

B. 24 (lít)

C. 2,24 (lít)

D. 11,2 (lít)

Phần II: Tự luận.

Câu 9: Tính khối lượng bằng gam của:

  a) 0,5 (mol) phân tử H2O                      

  b) 6,72 (lít) phân tử khí Oở (đktc)

Câu 10: Hoàn thành phương trình hóa học sau:

a) Al         +  H2SO4   →  Al2(SO4)3    +   H2

b) Fe2O3   +   HCl  →   FeCl3  +  H2O

c) Fe         +   O2  →    Fe3O4

Câu 11: Canxicacbonat (CaCO3) tác dụng với HCl:

CaCO3  +  2HCl → CaCl2  +  CO2   +  H2O.

Nếu có 10(g) CaCO3 tham gia phản ứng. Hãy xác định:

  a) Khối lượng HCl tham gia phản ứng?

  b) Khối lượng CaCl2 thu được bao nhiêu gam (tính theo 3 cách)? 

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Phạm Ngọc Thạch. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON