Để giúp các em tiếp cận và làm quen với những dạng bài tập thường gặp trong các đề thi. Để quá trình ôn tập đạt hiệu quả cao, mời các em xem thêm tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Khuyến để tham khảo thêm các phương pháp làm bài.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 8 THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2021-2022 |
ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khối lượng của 1 nguyên tử Cacbon là:
a) 1,9926.10-23g
b) 1,9926g
c) 1,9926.10-23đvc
d) 1,9926đvC.
Câu 2: Hiện tượng hoá học khác với hiện tượng vật lý là :
a) Biến đổi về hình dạng.
b) Có sinh ra chất mới.
c) Chỉ biến đổi về trạng thái.
d) Khối lượng thay đổi.
Câu 3: Trong 1 phản ứng hoá học các chất phản ứng và sản phẩm chứa cùng .
a) Số nguyên tố tạo ra chất.
b) Số phân tử của mỗi chất.
c) Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
d) Số phân tử trong mỗi chất.
Câu 4: Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng :
a) Giảm dần
b) Giữ nguyên .
c) Tăng
d) Cả a,b,c.
Câu 5: Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử Al (có số proton =13) là:
a) 1
b). 2
c) 3
d) 4.
Câu 6: Số lớp e của nguyên tử Al (có số proton =13) là:
a) 1
b) 2
c) 3
d) 4.
Câu 7: Số e trong nguyên tử Al (có số proton =13) là:
a) 10
b) 11
c) 12
d) 13.
Câu 8: Tỉ lệ % khối lượng của các nguyên tố Ca, C, O trong CaCO3 lần lượt là:
a) 40%; 40%; 20%
b) 40%; 12%; 48%
c) 10% ; 80% ; 10%
d) 20% ; 40% ; 40%
Câu 9: Khối lượng của 1 đvC là:
a) 1,6605.10-24g
b) 6.1023g
c) 1,6605.10-23g
d) 1,9926.10-23g
Câu 10: Trong hợp chất AxBy . Hoá trị của A là m, hoá trị của B là n thì quy tắc hóa trị là:
a) m.A= n.B
b) m.x = n.y
c) m.n = x.y
d) m.y = n.x
B. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng.
Áp dụng : Nung 21,4g đá vôi (CaCO3) sinh ra 12g vôi sống và khí cacboníc
a. Viết công thức về khối lượng.
b. Tính khối lượng khí cacboníc sinh ra.
Bài 2: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a. Sắt + Khí ôxi → Sắt(III) ôxit.
b. Kali + Nước → Kali hiđrôxit + Khí Hiđrô
Bài 3: Cho 16 gam Kẽm tác dụng vừa đủ với axit Sunfuric theo phương trình
Zn + HCl → ZnCl2 + H2
a) Tính số mol Zn và lập phương trình phản ứng trên.
b) Tính thể tích khí H2 thoát ra (đktc).
c) Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) đã dùng cho phản ứng trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
A . TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
a |
b |
c |
b |
c |
b |
d |
b |
a |
b |
B. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Phát biểu đúng nội dung định luật bảo toàn khối lượng được (1đ).
Áp dụng :
a. mCaCO3 = mCaO + mCO2
b. mCO2 = mCaCO3 – mCaO = 21,4 – 12 = 9,4 g
Bài 2:
a. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3
b. 2K + 2H2O → 2KOH + H2
Bài 3: Số mol Zn. nZn = \(\frac{m}{M} = \frac{{16}}{{65}} = 0,25mol\)
Lập phương trình phản ứng trên. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
1mol 2mol 1mol 1mol
0,25 mol 0,5 mol 0,25 mol 0,25 mol
a) nH2 = nZn = 0,25 mol
Thể tích khí H2 thoát ra (đktc). V = n.22,4 = 0,25.22,4 = 5,6 lít
nHCl = 2nZn = 0,5 mol
b) Khối lượng axit clohiđric (HCl) đã dùng cho phản ứng trên.
mHCl = n.M = 0,5.36,5 = 18,25g.
ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm khách quan:
Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng: Fe(OH)y + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O. Biết sắt trong các hợp chất trên có hóa trị III thì hệ số của các chất trong phản ứng lần lượt là:
A. 1: 3:1:6
B. 2:3:1:6
C. 2:6:1:6
D. 1:6:2:6
Câu 2: Dãy nguyên tố kim loại là:
A. K, Na, Mn, Al, Ca.
C. Na, Mg, C, Ca, Na.
B. Ca, S, Cl, Al, Na.
D. Al, Na, O, H, S.
Câu 3: Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng là:
A. m=n.M.
B. M= n/m.
C. M=n.m.
D. M.m.n = 1
Câu 4: Cho 5,6g sắt Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 12,7g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,2g khí H2. Khối lượng HCl đã dùng là:
A. 7,3g
B. 14,2g
C. 9,2g
D. 8,4g
Câu 5: Chất thuộc hợp chất hóa học là:
A. O2.
B. N2.
C. H2.
D. CO2
Câu 6: Khí SO2 nặng hơn khí O2 bao nhiêu lần?
A. 1,5 lần.
B. 1,7 lần.
C. 2 lần.
D. 1,2 lần
Câu 7 : Trong các vật sau, đâu là vật thể tự nhiên?
A. Nhà ở.
B. Quần áo.
C. Cây cỏ.
D. Đồ dùng học tập.
Câu 8: Nguyên tử N có hoá trị III trong phân tử chất nào sau đây?
A. N2O5
B. NO
C. N2O3.
D. NO2
Câu 9: Hãy suy luận nhanh để cho biết chất nào giàu nitơ nhất trong các chất sau?
A. N2O5
B. NO
C. N2O
D. NO2
Câu 10: Đốt cháy quặng pirit sắt(FeS2) thu được sắt (III) oxit Fe2O3 và khí sunfuarơ SO2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?
A. 4FeS2 +11 O2→ 2Fe2O3 + 8SO2
C. 4FeS2 +11 O2 → Fe2O3 + 8SO2
B. 2FeS2 + O2 →Fe2O3 + SO2
D. FeS2 + O2 → Fe2O3 + 2SO2
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Trong các quá trình sau, đau là hiện tượng hóa học ?
A. Nghiền bột gạo
B. Hòa tan đường vào nước được nước đường
C. Thanh sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ
D. Cồn để trong lọ không bịt kín bị bay hơi
Câu 2: Cho phản ứng: A +B +C → D. Biểu thức bảo toàn khối lượng nào sau đây là đúng ?
A. mA +mB =mC+ mD
B. mA +mB + mC = mD
C. mA +mB +mD = mC
D. mA =mB +mC+ mD
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng Nhôm + khí ôxi → Nhôm ôxit, chất sản phẩm là
A. Nhôm
B. Ôxi
C. Nhôm và oxi
D. Nhôm ôxit
Câu 4: Cho phương trình hóa học : 2Cu +O2 → 2CuO. Tỉ lệ số nguyên tử đồng : số phân tử oxi là :
A. 1:1
B. 1:2
C. 2:1
D. 2: 1: 2
Câu 5: Đơn chất là những chất được tạo nên
A. Từ một nguyên tố hóa học
B. Từ 2 nguyên tố hóa học trở lên
C. Từ 3 nguyên tố trở lên
D. Từ 4 nguyên tố hóa học trở lên
Câu 6: Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các loại hạt
A. Electron
B. Proton
C. Nơtron
D. Cả B và C
Câu 7: Kí hiệu hóa học của kim loại sắt là
A.fe
B.fE
C.FE
D.Fe
Câu 8. Tỉ khối của khí Metan (CH4) đối với khí Oxi là
A.1
B.0,5
C.0,75
D.1,25
II.Phần tự luận
Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau
a. P + ... → P2O5
b. HCl + Fe3O4 → FeCl2 + FeCl3 + H2O
Câu 2 . Tính
Thể tích ở đktc của 1,2.1023 phân tử SO3. Khối lượng của 11,2 lít NH3 ở đktc
Câu 3 . (2,0 điểm). Cho 13gam kẽm (Zn) tác dụng với một lượng dung dịch axit clohidric (HCl) vừa đủ thu được muối kẽm clorua (ZnCl2) và khí Hiddro (H2)
a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b. Thể tích khi H2 thu được ở đktc
c. Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) cần dùng.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I: Trắc nghiệm khách quan:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
B |
D |
C |
A |
D |
D |
B |
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 Điểm)
Câu 1: Khối lượng của 1 nguyên tử Cacbon là:
a) 1,9926.10-23g
b) 1,9926g
c) 1,9926.10-23đvc
d) 1,9926đvC.
Câu 2: Hiện tượng hoá học khác với hiện tượng vật lý là :
a) Biến đổi về hình dạng.
b) Có sinh ra chất mới.
c) Chỉ biến đổi về trạng thái.
d) Khối lượng thay đổi.
Câu 3 :Trong 1 phản ứng hoá học các chất phản ứng và sản phẩm chứa cùng .
a) Số nguyên tố tạo ra chất.
b) Số phân tử của mỗi chất.
c) Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
d) Số phân tử trong mỗi chất.
Câu 4 : Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng :
a) Giảm dần
b) Giữ nguyên .
c) Tăng
d) Cả a,b,c.
Câu 5: Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử Al (có số proton =13) là:
a) 1
b). 2
c) 3
d) 4.
Câu 6: Số lớp e của nguyên tử Al (có số proton =13) là:
a) 1
b) 2
c) 3
d) 4.
Câu 7: Số e trong nguyên tử Al (có số proton =13) là:
a) 10
b) 11
c) 12
d) 13.
Câu 8: Tỉ lệ % khối lượng của các nguyên tố Ca, C, O trong CaCO3 lần lượt là:
a) 40%; 40%; 20%
b) 40%; 12%; 48%
c)10% ; 80% ; 10%
d) 20% ; 40% ; 40%
Câu 9: Khối lượng của 1 đvC là:
a) 1,6605.10-24g
b) 6.1023g
c) 1,6605.10-23g
d) 1,9926.10-23g
Câu 10: Trong hợp chất AxBy . Hoá trị của A là m, hoá trị của B là n thì quy tắc hóatrị là:
a) m.A= n.B
b) m.x = n.y
c) m.n = x.y
d) m.y = n.x
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM: (6,0 đ) Chọn câu trả lời đúng các chữ cái (A,B,C...) và điền vào bảng:
Câu 1: Chất nào sau đây làm vẩn đục nước vôi trong?
A. Nước. B. Khí CO2. C. Khí O2. D. Khí H2.
Câu 2: Dãy các đơn chất là:
A. Al, S, H2O B. H2SO4, HCl, HNO3. C. O2, H2, N2 D. O , H , N
Câu 3: Nguyên tử Al có 13p. Số electron và notron lần lượt là:
A. 13e, 12n. B. 13e, 13n. C. 13e, 14n. D. 14e, 13n.
Câu 4: Trong hợp chất SO3 , S có hóa trị là:
A. VI B. V C. IV D. III
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học:
A. Bút bị gãy. B. Sắt bị rỉ sét. C. Kính bị rơi vỡ. D. Sắt bị uốn cong.
Câu 6: Thành phần phần trăm theo khối lượng của Oxi trong hợp chất CuSO4 là:
A. 40% B. 10% C. 20% D. 30%
Câu 7: Công thức hóa học của chất được tạo bởi Fe (II) và O là:
A. Fe2O2 B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. FeO
Câu 8: Nước cất là:
A. Nguyên tử. B. Đơn chất. C. Chất tinh khiết. D. Hỗn hợp.
Câu 9: Mối liên hệ giữa các chất theo định luật bảo toàn khối lượng là:
A. ∑mchấtthamgia < ∑msảnphẩm B. ∑mchấtthamgia > ∑msảnphẩm
C. ∑mchấtthamgia ≠ ∑msảnphẩm D. ∑mchấtthamgia = ∑msảnphẩm
Câu 10: Khí A có tỉ khối so với không khí là dA/KK ≈ 1,103. Vậy khí A là:
A. Cl2. B. H2. C. S. D. O2
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Khuyến. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.