YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lý Thường Kiệt

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lý Thường Kiệt giúp các bạn ôn luyện và củng cố kiến thức Hóa 8 một cách hiệu quả nhất nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho các bài thi sắp tới. Chúc các bạn học tốt.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 8

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Hãy cho biết thế nào là đơn chất? Hợp chất?

b) Trong số các công thức hóa học sau: CO2, O2, Zn, CaCO3, công thức nào là công thức của đơn chất? Công thức nào là công thức của hợp chất?

Câu 2 (1,0 điểm): Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của:

a) Fe (III) và O.

b) Cu (II) và PO4 (III).

Câu 3 (3,0 điểm)

a) Thế nào là phản ứng hóa học? Làm thế nào để biết có phản ứng hóa học xảy ra?

b) Hoàn thành các phương trình hóa học cho các sơ đồ sau:

Al + O2 →  Al2O3

Na3PO4 + CaCl2 → Ca3(PO4)2 + NaCl

Câu 4 (2,0 điểm)

a) Viết công thức tính khối lượng chất, thể tích chất khí (đktc) theo số mol chất.

b) Hãy tính khối lượng và thể tích (đktc) của 0,25 mol khí NO2.

Câu 5 (1,0 điểm): Xác định công thức hóa học của hợp chất tạo bởi 40% S, 60% O. Khối lượng mol của hợp chất là 80 gam.

Câu 6 (1,0 điểm): Khi đốt dây sắt, sắt phản ứng cháy với oxi theo phương trình:

3Fe + 2O2  → Fe3O4

Tính thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 16,8 gam Fe.

(Cho: Fe = 56; Cu = 64; P = 31; O = 16; N = 14; O = 16)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

- Đơn chất là những chất tạo bởi 1 nguyên tố hóa học.

- Hợp chất là những chất tạo bởi 2 nguyên tố hóa học trở lên.

Công thức của đơn chất: O2, Zn

Công thức của hợp chất: CO2, CaCO3.

Câu 2:

Fe2O3 = 2.56 + 3.16 = 160 (đvc)

Cu3(PO4)2 = 3.64 + 2(31 + 4.16) = 382 (đvc)

Câu 3:

a) Khái niệm phản ứng hóa học: Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.

* Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: Chất mới tạo thành có tính chất khác với chất ban đầu về trạng thái, màu sắc, ... Sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng.

b) Mỗi phương trình viết đúng: 1,0 điểm

4Al + 3O2  →  2Al2O3

2Na3PO4 + 3CaCl2  → Ca3(PO4)2 + 6NaCl

Câu 4:

a) Viết đúng mỗi công thức tính

- Công thức tính khối lượng khi biết số mol: m = n x M (gam).

- Công thức tính thể tích chất khí (đktc) khi biết số mol: V = n x 22,4 (lít).

b)

- mNO2 = 0,25 x 46 = 11,5 gam.

- VNO2 = 0,25 x 22,4 = 5,6 lít.

Câu 5:

- Khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

nS = (40% x 80) : 100% = 32 gam; = 80 – 32 = 48 gam

- Số mol nguyên tử từng nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:

nS = 32 : 32 = 1 mol; nO = 48 : 16 = 3 mol

- CTHH của hợp chất: SO3

Câu 6:

nFe = 16,8 : 56 = 0,3 mol 

Theo PTHH: 3 mol Fe phản ứng hết với 2 mol O2

Vậy: 0,3 mol Fe phản ứng hết với x mol O2   

x = 0,2 mol  

VO2 = 0,2 x 22,4 = 4,48 lít 

ĐỀ SỐ 2

I. Lí thuyết:

Câu 1: Nêu khái niệm nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Câu 2: Nêu khái niệm đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Cho ví dụ minh họa?

Câu 3: Công thức hóa học CuSO4 cho ta biết ý nghĩa gì? (Biết Cu = 64; S = 32; O = 16)

Câu 4: 

a. Khi cho một mẩu vôi sống (có tên là canxi oxit) vào nước, thấy nước nóng lên, thậm chí có thể sôi lên sùng sục, mẩu vôi sống tan ra. Hỏi có phản ứng hóa học xảy ra không? Vì sao?

b. Viết phương trình hóa học bằng chữ cho phản ứng tôi vôi, biết vôi tôi tạo thành có tên là canxi hiđroxit

Câu 5: Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí? Cho biết thể tích mol của các chất khí ở đktc?

II. Bài tập:

Câu 6: Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

a. Na + O2 →  Na2O

b. KClO3  →   KCl +  O2    

Hãy viết thành phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phương trình hóa học lập được

Câu 7: Để chế tạo mỗi quả pháo bông nhằm phục vụ cho các chiến sĩ biên phòng giữ gìn biên giới hải đảo ở Quần đảo Trường sa đón xuân về, người ta cho vào hết 600 gam kim loại Magie (Mg), khi pháo cháy trong khí oxi (O2) sinh ra 1000 gam Magie oxit (MgO)

a. Viết công thức về khối lượng của phản ứng?

b. Tính khối lượng khí oxi (O2) tham gia phản ứng?

Câu 8: Hợp chất A có tỉ khối so với khí oxi là 2.

a. Tính khối lượng mol của hợp chất?

b. Hãy cho biết 5,6 lít khí A (ở đktc) có khối lượng là bao nhiêu gam?

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau.

Câu 1. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có cùng:

A. Số proton trong hạt nhân.

B. Số nơtron

C. Số điện tử trong hạt nhân

D. Khối lượng

Câu 2. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?

A. Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi...

B. Than cần đập vừa nhỏ trước khi đưa vào bếp lò.

C. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

D. Trứng để lâu ngày sẽ bị thối.

Câu 3. Trong công thức hóa học của hiđrô sunfua (H2S) và khí sunfurơ (SO2), hóa trị của  lưu huỳnh lần lượt là:

A. I và II                  

B. II và IV

C. II và VI.

D. IV và VI

Câu 4. Hỗn hợp khí gồm khí O2 và khí CO2 có tỉ khối đối với  khí Hiđrô là 19, thành phần % các khí trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 60%; 40%

B. 25%; 75%

C. 50%; 50%

D. 70%; 30%

II. Tự luận (8,0 điểm).

Câu 5. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

? + O­2 → Al2O3

Fe + ? → FeCl3

Na + H2O → NaOH + H2

? + HCl → ZnCl2 + H2

CxHy + O2 → CO2 + H2O                                   

Câu 6. Lập công thức hóa học của hợp chất gồm Al(III) liên kết với Cl(I). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất đó?

Câu 7.

a) Tính khối lượng, thể tích (ở đktc) và số phân tử CO2 có trong 0,5 mol khí CO2?

b) Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X cần dùng 4,48 lít khí O2(đktc) thu được 2,24 lít CO2(đktc) và 3,6 gam H2O. Viết sơ đồ phản ứng và tính khối lượng chất ban đầu đem đốt?

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (2,0 điểm)

a/ hãy tính khối lượng của 2 mol NaCl.

b/ 5,6 lít khí H­2 ở (đkc) có số mol là bao nhiêu?

Câu 2: (2,0 điểm) Hãy hoàn thành các phương trình hóa học sau?

a/ Fe + O­­­  →   Fe­2­O­3­

b/ HCl + Ca(OH)­    →    CaCl­ + H­2­O

c/ Zn + H­S­O­4­­ →  ZnS­O­4 ­+ H­2­

d/ H­ + Cl­2  →  HCl          

Câu 3: (2,0 điểm)

a/ Hãy phát biểu định luật bảo toàn khối lượng?

b/ Cho sơ đồ phản ứng sau:

Lưu huỳnh + khí Oxi   →    Lưu huỳnhđioxit

Nếu khối lượng lưu huỳnh là 32g, khối lượng của Oxi là 32g thì khối lượng của lưu huỳnh đioxit là bao nhiêu?  

Câu 4: (2,0 điểm). Hãy cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học trong các câu sau?

a/ Thanh sắt bị gỉ sét

b/ Hòa tan muối vào nước

c/ Cồn để trong không khí bị bay hơi

d/ Đường bị cháy thành than.

Câu 5: (2,0 điểm)  

Nguyên tố hóa học là gì? Viết kí hiệu hóa học của 4 nguyên tố mà em biết.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

a/ m NaCl ­= n.M = 2.58,5 = 117 g

b/ Mol H­2 ­= V/22,4 = 5,6/22,4 = 0,25 mol

Câu 2:

a/ 4Fe + 3O­­­ →   2Fe­2­O­3­

b/ 2HCl + Ca(OH)­   →     CaCl­ + 2H­2­O

c/ Zn + H­S­O­4­­  →  ZnS­O­4 ­+ H­2­

d/ H­ + Cl­2 →   HCl          

Câu 3:

a/ Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng chất tham gia.

b/ m­S + ­­m­O2   →     mSO­­­

Khối lượng SO­­­2­­ = 32 + 32 = 64g

Câu 4:

a/ Hiện tượng hóa học

b/ Vật lý

c/ Vật lý

d/ Hóa học

Câu 5:

Tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số Proton trong hạt nhân gọi là Nguyên tố hóa học.

KHHH là Cu, N, Al, O

ĐỀ SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm).

Em hãy lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau.

Câu 1. Dãy nào gồm các chất là hợp chất?

A. CaO; Cl2; CO; CO2                         

B. Cl2; N2; Mg; Al

C. CO2; NaCl; CaCO3; H2O              

D. Cl2; CO2; Ca(OH)2; CaSO4

Câu 2. Hóa trị của Nitơ trong hợp chất đi nitơ oxit (N2O) là?

A. I                              B. II                            C. IV                           D. V

Câu 3. Magie oxit có CTHH là MgO. CTHH của magie với clo hóa trị I là?

A. MgCl3                    B. Cl3Mg                     C. MgCl2                     D. MgCl

Câu 4. Hiện tượng biến đổi nào dưới đây là hiện tượng hóa học?

A. Bóng đèn phát sáng, kèm theo tỏa nhiệt.

B. Hòa tan đường vào nước để được nước đường.

C. Đung nóng đường, đường chảy rồi chuyển màu đen, có mùi hắc.

D. Trời nắng, nước bốc hơi hình thành mây.

Câu 5. Khối lượng của 0,1 mol kim loại sắt là?

A. 0,28 gam                B. 5,6 gam                   C. 2,8 gam                   D. 0,56 gam

Câu 6. Cho phương trình hóa học sau: C + O2 → CO2. Tỉ lệ số mol phân tử của C phản ứng với số mol phân tử oxi là?

A. 1 : 2                        B. 1: 4             C. 2: 1             D. 1: 1

II. Phần tự luận. 

Câu 1. (3,0 điểm) Em hãy lập PTHH cho các sơ đồ phản ứng sau?

1. NaOH + Fe2(SO4)3 →  Fe(OH)3 + Na2SO4

2. Mg + AgNO3       →  Mg(NO3)2 + Ag

3. Na + O2 →  .........

4. ......... + HCl → AlCl3 + .......

Câu 2. (1,5 điểm) Em hãy tính khối lượng của:

a) 0,05 mol sắt từ oxit (Fe3O4)                      

b) 2,24 lít khí lưu huỳnh đi oxit SO2 ở đktc.

Câu 3. (2,5 điểm)

Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam cacbon trong không khí sinh ra khí cacbon đi oxit (CO2).

a. Viết PTHH của phản ứng. Biết cacbon đã phản ứng với oxi trong không khí.

b. Tính thể tích khí oxi trong không khí đã tham gia phản ứng và thể tích khí cacbon đi oxit sinh ra? Biết thể tích các chất khí đo ở đktc.

c. Ở nước ta, phần lớn người dân đều sử dụng than (có thành phần chính là cacbon) làm nhiên liệu cháy. Trong quá trình đó, sinh ra một lượng lớn khí thải cacbon đi oxit gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường không khí. Em hãy đề suất giải pháp nhằm hạn chế khí thải cacbon đi oxit trên? Giải thích?

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lý Thường Kiệt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON