YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lê Hữu Trác

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Lê Hữu Trác, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ HỮU TRÁC

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 11

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

A. Kinh tế Việt Nam chuyển từ kinh tế phong kiến sang kinh tế tư bản chủ nghĩa.

B. Kinh tế Việt Nam không có chuyển biến nào và ngày càng lạc hậu.

C. Làm kinh tế Việt Nam phát triển mạnh với nhiều ngành, nghề mới.

D. Làm kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

Câu 2. Nguyên nhân cơ bản khiến thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) là do

A. triều Nguyễn “cấm đạo” và giết hại giáo sĩ người Pháp.

B. triều Nguyễn cấm các thương nhân người Pháp vào Việt Nam buôn bán.

C. Việt Nam là nước có vị trí chiến lược quan trọng và giàu có về tài nguyên.

D. triều Nguyễn không thực hiện Hiệp ước Vécxai đã kí với Pháp.

Câu 3. Nội dung nào không thể hiện đúng tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang phục hội?

A. Khôi phục nước Việt Nam.

B. Thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

C. Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

D. Đánh đuổi giặc Pháp.

Câu 4. Phong trào Cần vương (1885 – 1896) mang tính chất là

A. một phong trào đấu tranh tự vệ của nhân dân.

B. một cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

C. một cuộc cải cách – duy tân đất nước.

D. một phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)?

A. Thể hiện lòng yêu nước, không khuất phục trước kẻ thù của nhân dân.

B. Góp phần củng cố chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã trở nên lỗi thời.

C. Bước đầu giải quyết ruộng đất cho nông dân, để lại nhiều bài học quý.

D. Làm chậm lại kế hoạch bình định Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất.

Câu 6. Phong trào Đông du (1905 – 1908) đã đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập?

     A. Pháp.                              B. Trung Quốc.                 C. Nhật Bản.                        D. Nga.

Câu 7. Đâu là mục tiêu của phong trào Cần vương (1885 – 1896)?

A. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập chế độ dân chủ tư sản.

B. Lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời, xây dựng nhà nước phong kiến mới.

C. Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, lập lại chế độ phong kiến.

D. Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.

Câu 8. Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện những lực lượng xã hội mới nào?

     A. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.                                 B. Địa chủ, nông dân, công nhân.

     C. Tư sản, địa chủ, công nhân.                                      D. Tư sản, tiểu tư sản, địa chủ.

Câu 9. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích gì?

A. Phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân Việt Nam.

B. Phục vụ công cuộc khai thác lâu dài và mục đích quân sự.

C. Tạo điều kiện để phát triển kinh tế cho Việt Nam.

D. Khai hóa văn minh cho nhân dân Việt Nam.

Câu 10. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) diễn ra trên các lĩnh vực

     A. kinh tế, xã hội, quân sự.                                           B. văn hóa, xã hội, quân sự.

     C. kinh tế, quân sự, ngoại giao.                                    D. kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu 11. Đâu không phải là lí do khiến Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập dân tộc?

A. Nhật Bản là nước “đồng chủng, đồng văn” (gần giống Việt Nam về chủng tộc và văn hóa).

B. Nhật Bản từng đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược như Việt Nam.

C. Nhật Bản nhờ cuộc Duy tân Minh Trị (1868) mà trở thành một nước đế quốc hùng mạnh.

D. Chính phủ Nhật Bản cam kết giúp đỡ phong trào đấu tranh chống Pháp của Việt Nam.

Câu 12. Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ yếu là

    A. đòi thành lập tổ chức chính trị.                                 B. đòi các quyền lợi về kinh tế.

    C. đòi quyền dân sinh, dân chủ.                                    D. đòi các quyền lợi về chính trị.

Câu 13. Tính chất của nền kinh tế – xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. nền kinh tế – xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.

B. nền kinh tế – xã hội phong kiến.

C. nền kinh tế – xã hội thuộc địa.

D. nền kinh tế – xã hội tư bản.

Câu 14. Điểm khác biệt cơ bản của phong trào Cần vương (1885 – 1896) so với phong trào chống Pháp trước năm 1885 là gì?

A. Phong trào không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

B. Phong trào đấu tranh diễn ra do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo.

C. Phong trào do vua phát động, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

D. Phong trào đấu tranh chống Pháp, giành lại nền độc lập.

Câu 15. Tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam là

A. nhiều trung tâm công nghiệp mọc lên, bộ mặt đất nước thay đổi.

B. tài nguyên thiên nhiên được khai thác nhiều hơn.

C. phương thức sản xuất TBCN từng bước du nhập vào Việt Nam.

D. kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao.

Câu 16. Ai là Tổng đốc thành Hà Nội khi Pháp đánh ra Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883)?

    A. Hoàng Tá Viêm.                                                       B. Hoàng Diệu.

    C. Phạm Văn Nghị.                                                       D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 17. Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

    A. tư sản.                             B. địa chủ.                         C. công nhân.                       D. nông dân.

Câu 18. Khi bị giặc bắt đưa đi hành hình, ai đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”?

    A. Trương Định.                                                            B. Nguyễn Tri Phương.

    C. Nguyễn Hữu Huân.                                                  D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 19. Đầu thế kỉ XX, nhân vật nào muốn dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại?

    A. Phan Bội Châu.              B. Phan Châu Trinh.          C. Huỳnh Thúc Kháng.        D. Lương Văn Can.

Câu 20. Sau khi bị cầm chân ở Đà Nẵng (8/1858 – 2/1859), thực dân Pháp chọn nơi nào để tấn công tiếp theo?

     A. Quảng Ninh.                   B. Hà Nội.                         C. Kinh thành Huế.              D. Gia Định.

Câu 21. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1897 – 1914) trong hoàn cảnh nào?

A. Sau khi triều đình Huế đầu hàng Pháp.

B. Pháp đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.

C. Pháp đang lâm vào khủng hoảng kinh tế.

D. Phong trào Cần vương đang phát triển mạnh.

Câu 22. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) nổ ra dưới ảnh hưởng trực tiếp của

A. những hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục.

B. phong trào Duy tân.

C. phong trào Đông du.

D. những hoạt động của Hội Duy tân.

Câu 23. Điểm nổi bật nhất của phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước những năm cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Phong trào yêu nước đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản.

B. Xuất hiện khuynh hướng cứu nước cách mạng vô sản.

C. Phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp diễn ra mạnh mẽ.

D. Xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản.

Câu 24. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) do ai lãnh đạo?

     A. Nguyễn Thiện Thuật.                                               B. Đinh Công Tráng.

     C. Hoàng Hoa Thám.                                                    D. Phan Đình Phùng.

Câu 25. Điểm khác biệt cơ bản trong con đường cứu nước của Phan Châu Trinh so với Phan Bội Châu là

A. cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

B. cứu nước bằng phương pháp tiến hành cải cách.

C. chủ trương dựa vào bên ngoài để cứu nước.

D. cứu nước bằng cách dùng bạo động chống Pháp.

Câu 26. Mâu thuẫn chủ yếu, cần giải quyết trước trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. mâu thuẫn giữa thực dân Pháp với toàn thể dân tộc Việt Nam yêu nước.

B. mâu thuẫn giữa tư bản Pháp với công nhân Việt Nam.

C. mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân.

D. mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.

Câu 27. Đâu không phải là nội dung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam?

A. Tập trung vào khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm, ...).

B. Xây dựng hệ thống giao thông và cơ sở công nghiệp nhẹ.

C. Tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp nặng.

D. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền.

Câu 28. Đâu là nguyên nhân khách quan khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1858 – 1884 thất bại?

A. Triều đình không kiên quyết trong chống Pháp, xuất hiện tư tưởng cầu hòa.

B. Thiếu sự lãnh đạo thống nhất, phong trào đấu tranh còn mang tính tự phát.

C. Quân xâm lược Pháp rất mạnh, có vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại.

D. Không có giai cấp tiên tiến lãnh đạo, đường lối đấu tranh không phù hợp.

Câu 29. Công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ yếu có nguồn gốc từ

A. thợ thủ công bị mất tư liệu sản xuất.

B. viên chức bị thất nghiệp.

C. nông dân bị mất ruộng đất.

D. địa chủ bị phá sản.

Câu 30. Nhận xét nào dưới đây là đúng về nhà Nguyễn sau khi lần lượt kí kết các Hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884 với thực dân Pháp?

A. Triều Nguyễn có lí do để kí các Hiệp ước, việc mất nước vào tay Pháp là do khách quan.

B. Triều Nguyễn đã làm hết sức có thể, việc mất nước ở thế kỉ XIX là tất yếu.

C. Triều Nguyễn chỉ mưu cầu cho lợi ích dòng tộc, không quan tâm đến đất nước.

D. Triều Nguyễn nhu nhược, phải chịu trách nhiệm trong việc để mất nước vào tay Pháp.

Câu 31. Cuộc khởi nghĩa nào được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương (1885 – 1896)?

    A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.                                            B. Khởi nghĩa Ba Đình.

    C. Khởi nghĩa Hương Khê.                                          D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

Câu 32. Nhân vật nào đại diện cho xu hướng dùng bạo động vũ trang để chống thực dân Pháp ở đầu thế kỉ XX?

    A. Phan Châu Trinh.           B. Lương Văn Can.           C. Huỳnh Thúc Kháng.        D. Phan Bội Châu.

Câu 33. Một trong những nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) so với các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương là

A. nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt diễn ra tại vùng căn cứ.

B. cuộc đấu tranh chống Pháp diễn ra quyết liệt.

C. buộc thực dân Pháp phải chấp nhận giảng hòa.

D. phong trào có sự tham gia của đông đảo nhân dân.

Câu 34. Đâu không phải là nguyên nhân làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Sự thất bại của phong trào yêu nước trong những năm cuối thế kỉ XIX.

B. Tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam.

C. Sự xuất hiện những lực lượng xã hội mới, những sĩ phu yêu nước tiến bộ.

D. Triều Nguyễn muốn tiến hành cuộc Duy tân như ở Nhật Bản năm 1868.

Câu 35. Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã

A. tổ chức phong trào Đông du.

B. mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.

C. thành lập Việt Nam Quang phục hội.

D. thành lập Hội Duy tân.

Câu 36. Sai lầm của nhà Nguyễn ở mặt trận Gia Định trong những năm 1859 – 1860 là

A. ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân.

B. không tăng cường lực lượng quân sự kịp thời cho Gia Định.

C. cho xây dựng Đại đồn Chí Hòa vừa đồ sộ vừa vững chắc.

D. nặng tính phòng ngự, không tích cực chủ động tấn công quân Pháp.

Câu 37. Sau khi Hiệp ước Giáp Tuất (1874) được kí kết, nét nổi bật của tình hình Việt Nam là

A. kinh tế được phục hồi, phát triển mạnh.

B. làn sóng phản đối triều đình dâng cao khắp cả nước.

C. quân đội triều Nguyễn được tổ chức lại chặt chẽ hơn.

D. chính trị, xã hội bước vào thời kì ổn định.

Câu 38. Với bản Hiệp ước Hácmăng (1883), Việt Nam đã trở thành một nước

     A. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.                                B. thuộc địa hoàn toàn.

     C. phong kiến độc lập, có chủ quyền.                           D. thuộc địa, nửa phong kiến.

Câu 39. So với cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì có điểm mới nổi bật là

A. có nhiều loại vũ khí hiện đại được sử dụng.                     B. có sự hưởng ứng của đồng bào các dân tộc.

C. có sự liên kết với nhân dân Cam-pu-chia.             D. phong trào diễn ra trong thời gian dài hơn.

Câu 40. Đâu là hạn chế lớn nhất trong con đường cứu nước của Phan Châu Trinh?

A. Không thấy được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc.

B. Dựa vào Nhật Bản để chống chế độ phong kiến.

C. Không liên kết với các phong trào đấu tranh khác.

D. Đấu tranh bằng con đường cải cách, ôn hòa.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

D

11

D

21

B

31

C

2

C

12

B

22

B

32

D

3

C

13

A

23

D

33

C

4

D

14

C

24

C

34

D

5

B

15

C

25

B

35

B

6

C

16

B

26

A

36

D

7

C

17

D

27

C

37

B

8

A

18

D

28

C

38

D

9

B

19

B

29

C

39

C

10

D

20

D

30

D

40

A

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương

    A. Chỉ hoạt động cầm chừng và địa bàn ở trung du và miền núi.

    B. Chấm dứt hoạt động.

    C. Tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn.

    D. Chỉ hoạt động cầm chừng.

Câu 2: Đầu thế kỉ XX, mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?

    A. Đòi quyền lợi dân tộc.                                  B. Đòi quyền tự do, dân chủ.

    C. Đòi quyền lợi kinh tế.                                   D. Đòi quyền lợi giai cấp.

Câu 3: Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

    A. Học sinh, sinh viên.                                               B. Tiểu thương, tiểu chủ.

    C. Chủ các hãng buôn.                                               D. Nhà báo, nhà giáo.

Câu 4: Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

    A. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp quan tâm đầu tư phát triển kinh tế.

    B. Thực dân pháp rất chú trọng khai đầu tư phát triển công nghiệp nặng.

    C. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp tăng cường đàn áp các cuộc đấu tranh.

    D. Bên cạnh khai thác, thực dân Pháp xây dựng nhiều trường học để đào tạo lao động.

Câu 5: Trong cuộc khai thác lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích gì?

    A. Tạo điều kiện cho dân ta đi lại thuận lợi hơn.

    B. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam phát triển.

    C. Khuếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.

    D. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.

Câu 6: Đặc điểm của phong trào Cần vương là:

    A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

    B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

    C. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.

    D. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.

Câu 7: Từ sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại bài học kinh nghiệm gì?

    A. Vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng tiên tiến.

    B. Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị.

    C. Phát huy sự đoàn kết của toàn dân tộc.

    D. Tranh thủ sự ửng hộ giúp đỡ bên ngoài.

Câu 8: Chỗ dựa quan trọng nhất của thực dân Pháp trong quá trình thống trị nước ta là giai cấp:

    A. địa chủ phong kiến.                                               B. công nhân.

    C. tư sản.                                                                    D. nông dân.

Câu 9: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú trọng nhất vào ngành kinh tế:

    A. Xây dựng.                                                             B. Công nghiệp phục vụ đời sống.

    C. Khai mỏ.                                                                D. Luyện kim.

Câu 10: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ:

     A. Tầng lớp tiểu tư sản.                                          B. Tầng lớp địa chủ nhỏ.

     C. Tầng lớp tư sản.                                                 D. Giai cấp nông dân.

Câu 11: Phong trào Cần vương cuối cùng bị thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây?

    A. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đúng đắn.

    B. Phong trào bùng nổ trong lúc Pháp chưa đặt ách thống trị Việt Nam.

    C. Phong trào diễn ra trên qui mô còn nhỏ lẻ.

    D. Thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng chống Pháp quá yếu.

Câu 12: Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?

    A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.                                              B. Khởi nghĩa Hương Khê.

    C. Khởi nghĩa Ba Đình.                                             D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 13: Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần vương đặt dưới sự chỉ huy của

    A. Nguyễn Đức Nhuận và Đào Doãn Dịch.                B. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.

    C. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.               D. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

Câu 14: Trước khi Pháp xâm lược xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản:

    A. Địa chủ phong kiến và nô lệ.                                 B. Địa chủ phong kiến và tư sản.

    C. Công nhân và nông dân.                                       D. Địa chủ phong kiến và nông dân.

Câu 15: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là:

    A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh                                          B. Khởi nghĩa Hương Khê

    C. Khởi nghĩa Bãi Sậy                                               D. Khởi nghĩa Ba Đình

---(Nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 26 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần trắc nghiệm:

1

C

9

C

17

B

2

C

10

D

18

B

3

C

11

A

19

C

4

C

12

D

20

D

5

D

13

D

21

A

6

D

14

D

22

A

7

A

15

B

23

C

8

A

16

C

24

A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Phong trào Đông du (1905 – 1908) đã đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập?

     A. Trung Quốc.                   B. Pháp.                             C. Nga.                                 D. Nhật Bản.

Câu 2. So với cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì có điểm mới nổi bật là

A. phong trào diễn ra trong thời gian dài hơn.

B. có sự hưởng ứng của đồng bào các dân tộc.

C. có nhiều loại vũ khí hiện đại được sử dụng.

D. có sự liên kết với nhân dân Cam-pu-chia.

Câu 3. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) diễn ra trên các lĩnh vực

     A. kinh tế, quân sự, ngoại giao.                                     B. văn hóa, xã hội, quân sự.

     C. kinh tế, xã hội, quân sự.                                           D. kinh tế, văn hóa, xã hội.

Câu 4. Nguyên nhân cơ bản khiến thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) là do

A. triều Nguyễn “cấm đạo” và giết hại giáo sĩ người Pháp.

B. triều Nguyễn cấm các thương nhân người Pháp vào Việt Nam buôn bán.

C. triều Nguyễn không thực hiện Hiệp ước Vécxai đã kí với Pháp.

D. Việt Nam là nước có vị trí chiến lược quan trọng và giàu có về tài nguyên.

Câu 5. Nội dung nào không thể hiện đúng tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang phục hội?

A. Thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

B. Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Đánh đuổi giặc Pháp.

D. Khôi phục nước Việt Nam.

Câu 6. Sai lầm của nhà Nguyễn ở mặt trận Gia Định trong những năm 1859 – 1860 là

A. nặng tính phòng ngự, không tích cực chủ động tấn công quân Pháp.

B. cho xây dựng Đại đồn Chí Hòa vừa đồ sộ vừa vững chắc.

C. không tăng cường lực lượng quân sự kịp thời cho Gia Định.

D. ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân.

Câu 7. Đâu không phải là lí do khiến Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập dân tộc?

A. Nhật Bản nhờ cuộc Duy tân Minh Trị (1868) mà trở thành một nước đế quốc hùng mạnh.

B. Chính phủ Nhật Bản cam kết giúp đỡ phong trào đấu tranh chống Pháp của Việt Nam.

C. Nhật Bản từng đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược như Việt Nam.

D. Nhật Bản là nước “đồng chủng, đồng văn” (gần giống Việt Nam về chủng tộc và văn hóa).

Câu 8. Tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam là

A. nhiều trung tâm công nghiệp mọc lên, bộ mặt đất nước thay đổi.

B. tài nguyên thiên nhiên được khai thác nhiều hơn.

C. phương thức sản xuất TBCN từng bước du nhập vào Việt Nam.

D. kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao.

Câu 9. Nhận xét nào dưới đây là đúng về nhà Nguyễn sau khi lần lượt kí kết các Hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884 với thực dân Pháp?

A. Triều Nguyễn đã làm hết sức có thể, việc mất nước ở thế kỉ XIX là tất yếu.

B. Triều Nguyễn có lí do để kí các Hiệp ước, việc mất nước vào tay Pháp là do khách quan.

C. Triều Nguyễn chỉ mưu cầu cho lợi ích dòng tộc, không quan tâm đến đất nước.

D. Triều Nguyễn nhu nhược, phải chịu trách nhiệm trong việc để mất nước vào tay Pháp.

Câu 10. Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

     A. nông dân.                       B. địa chủ.                         C. tư sản.                              D. công nhân.

---(Nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

D

11

C

21

C

31

D

2

D

12

A

22

A

32

C

3

D

13

C

23

A

33

D

4

D

14

A

24

A

34

A

5

B

15

D

25

C

35

B

6

A

16

C

26

C

36

D

7

B

17

A

27

A

37

D

8

C

18

D

28

D

38

C

9

D

19

C

29

D

39

D

10

A

20

B

30

A

40

D

 

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Tại Hội nghị Muyních (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào?

    A. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia.

    B. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho Đức vùng Xuyđét của Tiệp Khắc.

    C. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô.

    D. Kêu gọi đoàn kết chống lại chủ nghĩa phát xít, kiên quyết bảo vệ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc.

Câu 2: Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô?

    A. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận.              B. Kế hoạch vừa đánh vừa đàm phán.

    C. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài.                         D. Kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng.

Câu 3: Đạo luật trung lập (8-1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách:

    A. Không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít.

    B. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.

    C. Không can thiệp vào tình hình các nước phát xít.

    D. Không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu.

Câu 4: Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?

    A. Gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ.

    B. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt nam.

    C. Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến.

    D. Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây.

Câu 5: Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định?

    A. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nha Nguyễn.

    B. Gia Định không có quân triều đình đóng.

    C. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng.

    D. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Gia Định có thể rút quân sang Campuchia.

Câu 6: Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?

    A. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng.

    B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.

    C. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.

    D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.

Câu 7: Tháng 6 – 1941, phát xít Đức quyết định tấn công Liên Xô vì:

    A. Thực hiện cam kết với Anh, Pháp về việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.

    B. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực.

    C. Các nước Anh, Pháp và hầu hết châu Âu đã đầu hàng.

    D. Quân Đức đã thống trị phần lớn châu Âu, có đủ điều kiện tấn công Liên Xô.

Câu 8: Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây?

    A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki.

    B. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu.

    C. Chính phủ Nhật Bản đa quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng.

    D. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng.

Câu 9: Sự kiện đánh dấu cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ là:

    A. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.                        B. Quân đội Đức tấn công Ba Lan.

    C. Đức tấn công Anh, Pháp.                                   D. Đức tấn công Liên Xô.

Câu 10: Điểm nổi bật của chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là:

    A. Có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

    B. Có một nền chính trị độc lập.

    C. Đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.

    D. Chế độ quân chủ chuyên chế đang trong thời kì thịnh trị.

---(Nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần trắc nghiệm:

1

B

9

B

17

B

2

D

10

A

18

B

3

B

11

A

19

D

4

C

12

D

20

D

5

B

13

D

21

C

6

B

14

B

22

D

7

D

15

C

23

C

8

C

16

D

24

D

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Đâu không phải là lí do khiến Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập dân tộc?

A. Nhật Bản là nước “đồng chủng, đồng văn” (gần giống Việt Nam về chủng tộc và văn hóa).

B. Nhật Bản từng đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược như Việt Nam.

C. Nhật Bản nhờ cuộc Duy tân Minh Trị (1868) mà trở thành một nước đế quốc hùng mạnh.

D. Chính phủ Nhật Bản cam kết giúp đỡ phong trào đấu tranh chống Pháp của Việt Nam.

Câu 2. Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện những lực lượng xã hội mới nào?

     A. Tư sản, tiểu tư sản, địa chủ.                                      B. Địa chủ, nông dân, công nhân.

     C. Tư sản, địa chủ, công nhân.                                      D. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

Câu 3. Một trong những nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) so với các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương là

A. buộc thực dân Pháp phải chấp nhận giảng hòa.

B. phong trào có sự tham gia của đông đảo nhân dân.

C. nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt diễn ra tại vùng căn cứ.

D. cuộc đấu tranh chống Pháp diễn ra quyết liệt.

Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông nhằm mục đích gì?

A. Phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân Việt Nam.

B. Khai hóa văn minh cho nhân dân Việt Nam.

C. Tạo điều kiện để phát triển kinh tế cho Việt Nam.

D. Phục vụ công cuộc khai thác lâu dài và mục đích quân sự.

Câu 5. Phong trào Đông du (1905 – 1908) đã đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập?

     A. Pháp.                              B. Trung Quốc.                 C. Nga.                                 D. Nhật Bản.

Câu 6. Khi bị giặc bắt đưa đi hành hình, ai đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”?

     A. Nguyễn Tri Phương.                                                 B. Nguyễn Hữu Huân.

     C. Trương Định.                                                            D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 7. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) nổ ra dưới ảnh hưởng trực tiếp của

A. những hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục.

B. phong trào Duy tân.

C. những hoạt động của Hội Duy tân.

D. phong trào Đông du.

Câu 8. Phong trào Cần vương (1885 – 1896) mang tính chất là

A. một cuộc cải cách – duy tân đất nước.

B. một cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

C. một phong trào đấu tranh tự vệ của nhân dân.

D. một phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.

Câu 9. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)?

A. Góp phần củng cố chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã trở nên lỗi thời.

B. Làm chậm lại kế hoạch bình định Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất.

C. Thể hiện lòng yêu nước, không khuất phục trước kẻ thù của nhân dân.

D. Bước đầu giải quyết ruộng đất cho nông dân, để lại nhiều bài học quý.

Câu 10. So với cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì có điểm mới nổi bật là

A. có sự liên kết với nhân dân Cam-pu-chia.

B. có nhiều loại vũ khí hiện đại được sử dụng.

C. có sự hưởng ứng của đồng bào các dân tộc.

D. phong trào diễn ra trong thời gian dài hơn.

---(Nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

D

11

B

21

B

31

A

2

D

12

C

22

C

32

B

3

A

13

D

23

A

33

B

4

D

14

A

24

C

34

A

5

D

15

C

25

A

35

D

6

D

16

C

26

C

36

D

7

B

17

B

27

D

37

D

8

D

18

A

28

B

38

B

9

A

19

D

29

B

39

B

10

A

20

A

30

A

40

D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lê Hữu Trác. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF