YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Hoàng có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Hoàng có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Địa li1 11 đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới . Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG

 

KIỂM TRA GIỮA HK2

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN ĐỊA LÍ – Khối lớp 11

Thời gian làm bài : 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Nhà máy thủy điện Tam Hiệp lớn nhất Trung Quốc hiện nay được xây dựng trên sông nào?

A. Sông Trường Giang.

B. Sông Hoàng Hà.

C. Sông Tây Giang.

D. Sông Liên Hà.

Câu 2: Hãy nối một ý bên trái thích hợp với một ý bên phải ở bảng sau:

Các nước

GDP năm 2004 (tỉ USD)

1. CHLB Đức

2. Pháp

A. 2.714,4

B. 2.140,9

C. 2.002,6

 

Câu 3: Năm 2004, Pháp xuất khẩu: 423,8 tỉ USD. Cán cân thương mại – 18,2 tỉ USD. Vậy tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu là:

A. 780,1 tỉ USD.

B. 817,1 tỉ USD.

C. 865,6 tỉ USD.

D. 951,1 tỉ USD.

Câu 4: Sau khi thống nhất đất nước thì mật độ dân số trung bình của CHLB Đức (năm 2005) là:

A. 231 người/km2.

B. 223 người/km2.

C. 247 người/km2.

D. 265 người/km2.

Câu 5: Mỗi gia đình chỉ được phép có một con sẽ dẫn đến mặt trái gì của chính sách dân số cứng rắn ở Trung Quốc?

A. Sự mất cân bằng giới tính.

B. Nguồn lao động dồi dào.

C. Số lượng nữ nhiều hơn nam.

D. Ý A và B đúng.

Câu 6: Sông lớn nào sau đây bắt nguồn từ Tây Tạng ở Trung Quốc?

A. Sông Trường Giang và sông Hoàng Hà.

B. Sông Hoàng Hà.

C. Sông Trường Giang.

D. Sông Trường Giang và sông Tây Giang.

Câu 7: Giá trị xuất khẩu của LB Đức: 911,6 tỉ USD, cán cân thương mại +193,6 tỉ USD, tổng giá trị xuất nhập khẩu (năm 2004) là:

A. 1.562,5 tỉ USD.

B. 1.629,6 tỉ USD.

C. 1.714,8 tỉ USD.

D. 1.786,5 tỉ USD.

Câu 8: Yếu tố quan trọng nhất trong phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản hiện nay là gì?

A. Thay đổi các loại cây trồng.

B. Mở rộng diện tích đất canh tác.

C. Thâm canh và áp dụng công nghệ hiện đại và sản xuất, chế biến.

D. Phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản.

II. Phần tự luận

Câu 1: Nêu những biểu hiện chứng tỏ công nghiệp là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản.

Câu 2: Trình bày những thành tựu kinh tế của Liên bang Nga từ sau năm 2000.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

1/A, 2/C

C

B

D

A

B

C

 

II. Phần tự luận

Câu 1: Những biểu hiện chứng tỏ công nghiệp là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản.

   - Công nghiệp Nhật Bản sử dụng gần 30% dân số hoạt động kinh tế và chiếm khoảng 30% GDP.

   - Giá trị sản lượng công nghiệp thứ hai thế giới sau Hoa Kì.

   - Chiếm vị trí hàng đầu thế giới về máy công nghiệp và thiết bị điện tử, tàu biển, người máy, ô tô,…

   - Trong cơ cấu công nghiệp, một số ngành như: chế tạo, xây dựng và công trình công cộng, dệt,… chiếm tỉ trọng lớn.

Câu 2: Những thành tựu kinh tế của Liên bang Nga từ sau năm 2000.

   - Từ năm 2000, Liên bang Nga có những chính sách và biện pháp đúng đắn đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, ổn định và phát triển.

   - Hiện nay kinh tế LB Nga đạt được những thành tựu:

      + Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng thứ tư thế giới (năm 2005).

      + Trả xong nợ nước ngoài từ thời Xô Viết.

      + Giá trị xuất khẩu ngày càng tăng, cán cân thương mại: 120 tỉ USD (năm 2005).

      + GDP/người năm 2005: 5.280 USD.

   - Vị thế LB Nga ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.

2. ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Đặc trưng cơ bản của địa hình và cảnh quan ở vùng Nam LB Đức là:

A. Những khu đầm lầy, những dãy núi hình tròn kèm theo hồ nước.

B. Vùng đồng bằng trên nền cát.

C. Nhiều vùng núi đá ven sông Rai-nơ.

D. Địa hình hiểm trở, nhiều khu rừng lớn.

Câu 2: Mật độ dân cư trung bình ở LB Đức ssau nước nào ở châu Âu hiện nay?

A. Bỉ, Hà Lan và Anh.

B. I-ta-li-a, Áo và Hà Lan.

C. Pháp và Ba Lan.

D. Thụy Điển và Lít-va.

Câu 3: Chiếm vị trí thứ năm trên thế giới của Pháp là lĩnh vực nào?

A. Giá trị tổng sản phẩm quốc dân.

B. Giá trị xuất khẩu.

C. Vốn đầu tư ra nước ngoài.

D. Ý A và B đúng.

Câu 4: Hãy xếp thứ tự từ Nam lên Bắc bốn đảo lớn ở Nhật Bản.

A. Đảo Xi-cô-cư, Hôn-su, Kiu-xiu, Hô-cai-đô.

B. Đảo Kiu-xiu, Xi-cô-cư, Hôn-su, Hô-cai-đô.

C. Đảo Hôn-su, Kiu-xiu, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.

D. Đảo Hô-cai-đô, Hôn-su, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.

Câu 5: Chiếm 61% tổng diện tích tự nhiên của Nhật Bản là:

A. Diện tích rừng.

B. Diện tích đảo Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.

C. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

D. Diện tích đảo Hôn-su và Hô-cai-đô.

Câu 6: LB Nga có diện tích rừng đứng đầu thế giới nhưng chủ yếu là:

A. Rừng cây lá kim.

B. Rừng xích đạo.

C. Rừng nhiệt đới ẩm.

D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 7: Tỉnh Ka-li-nin-grát của LB Nga nằm niệt lập ở phía Tây giáp với nước nào?

A. Lít-va và Phần Lan.

B. Ba Lan và Lít-va.

C. Bê-la-rút và U-crai-na.

D. Các ý trên sai.

Câu 8: Để có trình độ học vấn cao LB Nga đã có chính sách giáo dục tốt, nhất là:

A. Giáo dục miễn phí và bắt buộc đi học từ 7 đến 17 tuổi.

B. Thu học phí từ cao đẳng, đại học.

C. Tăng số lượng du học nước ngoài.

D. Phổ cập hết cấp trung học cơ sở.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

A

D

B

D

A

B

A

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. ĐỀ 3

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Trong hơn 50 năm qua, cơ cấu kinh tế LB Đức đã biến đổi mạnh mẽ theo hướng nào?

A. Phát triển nông nghiệp đảm bảo lương thực, thực phẩm.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp trong GDP.

C. Đẩy mạnh ngành ngân hàng và công nghệ thông tin.

D. Tăng tỉ trọng và vai trò ngành dịch vụ.

Câu 2: Phần lớn là núi và cao nguyên là đặc điểm chính ở miền nào của LB Nga?

A. Miền Đông.

B. Miền Tây Bắc.

C. Miền phía Nam.

D. Miền Tây Nam.

Câu 3: So với các nước công nghiệp phát triển thì hiện nay công nhân Nhật Bản dẫn đầu yếu tố nào?

A. Số ngày nghỉ nhiều nhất.

B. Tỉ lệ nữ đông nhất.

C. Có mức lương cao nhất thế giới.

D. Đông nhất trong lĩnh vực sản xuất ô tô.

Câu 4: Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới nhưng diện tích đứng sau nước nào?

A. Sau Liên bang Nga và Hoa Kì.

B. Sau Hoa Kì và Ấn Độ.

C. Sau Liên bang Nga và Ca-na-đa.

D. Sau Liên bang Nga, Hoa Kì và Nhật Bản.

Câu 5: Liên bang Đức đã chuyển dần từ xã hội công nghiệp sang xã hội dịch vụ vào thời gian nào?

A. Từ những năm 1970.

B. Từ sau 1990.

C. Từ những năm 2000.

D. Các ý trên sai.

Câu 6: Sự khác biệt lớn nhất trong nông nghiệp Liên bang Đức giữa các bang cũ và bang mới là:

A. Về lực lượng lao động.

B. Về sự đầu tư thủy lợi.

C. Về cơ giới hóa.

D. Về hiệu quả sản xuất.

Câu 7: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở Pháp hiện nay là:

A. 0,4%.       B. 0,9%.

C. 1,0%.       D. 1,6%.

Câu 8: Để phát triển nông nghiệp, tăng sản lượng lương thực ở trong nước thì yếu tố nào là quan trọng nhất?

A. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.

B. Mở rộng diện tích đất sản xuất miền Tây.

C. Mở rộng thị trường xuất khẩu.

D. Giảm diện tích cây công nghiệp, tăng diện tích cây lương thực.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

A

C

C

A

D

A

A

{-- Còn tiếp --}

4. ĐỀ 4

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Được gọi là nền kinh tế “bong bóng” với tốc độ tăng GDP trung bình 5,3% là thời kì nào của Nhật Bản?

A. Thời kì sau 1991.

B. Thời kì 2000 – 2005.

C. Thời kì 1986 – 1990.

D. Thời kì 1973 – 1974.

Câu 2: Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo ở Nhật Bản trước đây và hiện nay được thể hiện chủ yếu là?

A. Học theo môn sở thích.

B. Đi du học ở các nước phát triển.

C. Tư học ở nhà là quan trọng.

D. Khuyến khích học tập suốt đời.

Câu 3: Năm 2005, độ tuổi nào ở Nhật Bản chiếm tỉ lệ cao nhất trong dân số Nhật Bản?

A. Từ 15 đến 64 tuổi.

B. Dưới 15 tuổi.

C. 65 tuổi trở lên.

D. Dưới 15 tuổi và 65 tuổi trở lên.

Câu 4: Yếu tố nào thể hiện rõ nhất trong dân số Liên bang Nga từ 1990 đến nay?

A. Đang thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

B. Nhiều người Nga di cư ra nước ngoài.

C. Tỉ suất gia tăng tự nhiên dân số cao.

D. Số người nhập cư tăng nhanh.

Câu 5: Loại khoáng sản mà LB Nga chiếm vị trí thứ nhì về trữ lượng trên thế giới chính là:

A. Dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt.

B. Than đá, quặng kali.

C. Khí đốt, đồng.

D. Bô-xít, dầu mỏ, thiếc.

Câu 6: Nằm ở vị trí Đông Á, Nhật Bản có đặc điểm khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới lạnh, ít mưa.

B. Gió mùa, mưa nhiều quanh năm thay đổi từ Bắc xuống Nam.

C. Khí hậu cận xích đạo.

D. Các ý trên đúng.

Câu 7: Ranh giới phân chia miền Đông và miền Tây Trung Quốc là dựa vào:

A. Sông Hoàng Hà.

B. Kinh tuyến 120°.

C. Kinh tuyến 105°.

D. Sông Trường Giang.

Câu 8: Đứng hàng thứ bảy trên thế giới của Ấn Độ là yếu tố gì?

A. Diện tích.

B. Số lượng cán bộ khoa học kĩ thuật.

C. Giá trị xuất khẩu.

D. Xuất khẩu gạo (2005).

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

D

A

B

A

B

C

A

{-- Còn tiếp --}

5. ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Vị trí gần trung tâm châu Âu. Pháp tiếp giáp với biển nào sau đây?

A. Biển Bắc, Biển Măng-sơ và Địa Trung Hải.

B. Biển Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

C. Biển Măng-sơ và Biển Bắc.

D. Biển Đen và biển Măng-sơ.

Câu 2: Năm 2004 GDP/người của Pháp đứng sau những nước nào sau đây?

A. Hoa Kì, Nhật Bản và Anh.

B. Hoa Kì và Nhật Bản.

C. Nhật Bản, Liên bang Nga và Liên bang Đức.

D. Anh và Ca-na-đa.

Câu 3: Khí hậu ở Nhật Bản có sự phân hóa khác nhau, nhưng ở miền Bắc chủ yếu là:

A. Khí hậu xích đạo.

B. Khí hậu nhiệt đới.

C. Khí hậu cận nhiệt đới.

D. Khí hậu ôn đới.

Câu 4: Vấn đề khó khăn nhất mà Pháp phải đối mặt giải quyết đối với người nhập cư đó là gì?

A. Việc làm và nhà ở.

B. Đào tạo nguồn lao động.

C. Sự hòa nhập vào nền văn hóa kinh tế - xã hội.

D. Hỗ trợ tiền phúc lợi xã hội.

Câu 5: Sự thay đổi khí hậu ở miền Đông Trung Quốc được thể hiện rõ nhất từ Nam lên Bắc là:

A. Từ gió mùa cận nhiệt sang gió mùa ôn đới.

B. Từ ôn đới sang nhiệt đới.

C. Từ gió mùa đông bắc sang nhiệt đới.

D. Các ý trên sai.

Câu 6: Trong sản xuất nông nghiệp ở Ấn Độ thì yếu tố tự nhiên nào sau đây là khó khăn nhất?

A. Phía Nam thường xuyên bị bão, lụt.

B. Đất đai bị bạc màu quá nhanh.

C. Mùa hè thiếu nước, khô hạn nghiêm trọng.

D. Đất nông nghiệp thu hẹp dần.

Câu 7: Được phân chia 2 miền tự nhiên khác nhau nhưng ở miền Tây Trung Quốc chủ yếu là khí hậu gì?

A. Ôn đới lục địa.

B. Ôn đới hải dương.

C. Cận xích đạo.

D. Cận nhiệt đới.

Câu 8: Chiếm 70% GDP ở Pháp hiện nay là khu vực kinh tế nào?

A. Khu vực nông – lâm – ngư.

B. Khu vực công nghiệp, xây dựng.

C. Khu vực dịch vụ.

D. Giá trị xuất khẩu.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

A

D

C

A

C

A

C

{-- Còn tiếp --}

 

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Hoàng có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON