YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Tam Dương có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo nội dung của tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Tam Dương có đáp án HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Tài liệu bao gồm cả kiến thức cần nhớ và những câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao sẽ hỗ trợ các em lớp 11 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 2

NĂM HỌC: 2021 – 2022

MÔN: CÔNG NGHỆ 11

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Hình ảnh dưới đây là phương pháp gia công nàoNêu ưu điểm của phương pháp gia công đó?

Câu 2: Em hãy cho biết hình ảnh nào dưới đây thể hiện kì cháy – dãn nở trong nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong, giải thích vì sao?

Câu 3: Nêu tóm tắt nguyên lý làm việc động cơ xăng 4 kì?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

+ Phương pháp gia công áp lực.

+ Ưu điểm:

- Phôi gia công có cơ tính cao.

- Dễ tự động hóa, cơ khí hóa.

- Dập thể tích có độ chính xác cao, tiết kiệm được thời gian và vật liệu.

Câu 2:            

+ Hình 2 thể hiện kì cháy - dãn nở trong nguyên lý làm việc động cơ đốt trong 4 kì.

+ Giải thích:

- Hai xu páp đóng kín.

- Pit-tông đi xuống( ĐCT xuống ĐCD)

+ Chiều quay của trục khuỷu chỉ hướng chuyển động của pittông.

Câu 3:

a. Kì 1:nạp

-Trục khủy quay kéo Pít tông đi từ ĐCT đến ĐCD, xu páp nạp mở xu páp thải đóng. Nhờ sự chênh hòa khí( hỗn hợp xăng và không khí) theo ống nạp qua cửa nạp vào trong xilanh.

b. Kì 2: nén

- Trục khủy qua đẩy Pit tông đi từ ĐCD đến ĐCT, hai xu páp đóng. Áp suất và nhiệt độ trong xilanh tăng nhanh, cuối kì nén buzi bật tia lửa điện đốt cháy hòa khí.

c. Kì 3: Cháy - Dãn nở ( nổ)

- Hòa khí bốc cháy sinh ra áp suất cao đấy pít tông đi từ ĐCT đến ĐCD, qua thanh truyền làm cho trục khuỷu quay và sinh công.

d/ Kì 4: Thải

-Trục khuỷu tiếp tục quay đẩy pít tông đi từ ĐCD lên ĐCT xu páp nạp đóng xu páp thải mở, khí đã cháy bị đẩy ra ngoài qua cửa thải.

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN CÔNG NGHỆ 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG- ĐỀ 02

Câu 1: Độ bền biểu thị khả năng gì của vật liệu?

A. Biến dạng bền của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

B. Chống lại biến dạng dẻo  hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

C. Biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.

D. Chống lại biến dạng dẻo lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng ngoại lực.

Câu 2: Độ dãn dài tương đối đặc trưng cho tính chất nào của vật liệu?

A. Tính chất vật lí                                                       B. Tính chất hóa học.                     

C. Độ bền.                                                                  D. Độ dẻo

Câu 3: Vật liệu hữu cơ có thành phần là:

A. Hợp chất hóa học của các nguyên tố kim loại 

B. Hợp chất hóa học của các nguyên tố không phải kim loại kết hợp với nhau.

C. Hợp chất hữu cơ tổng hợp                                                

D. Các loại cácbit           

Câu 4: Bản chất của phương pháp gia công kim loại bằng áp lực là gì?

A. Rót kim loại lỏng vào khuôn, chờ cho kim loại lỏng kết tinh và nguội sẽ thu được vật đúc theo yêu cầu.

B. Dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ thích hợp hoặc thiết bị ( buastay hoặc búa máy) làm cho vật liệu bị biến dạng dẻo theo hướng định trước nhằm thu được vật thể có hình dạng theo yêu cầu.

C. Nối các chi tiết bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.

D. Nối các chi tiết lại với nhau bằng phương pháp nung dẻo chỗ nối, kim loại sau khi nguội tạo thành mối hàn.

Câu 5: Nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn là gì?

A. Chi tiết hàn dễ biến dạng cong, vênh, nứt. 

B. Không thể chế tạo được vật có hình dạng phức tạp.

C. Không thể nối được các kim loại có tính chất khác nhau.

D. Tốn kim loại.

Câu 6: Các sản phẩm: Xoong, nồi, siêu đun nước, thân máy công cụ. Là sản phẩm của phương pháp công nghệ nào sau đây?

A. Rèn tự do.

B. Dập thể tích.

C. Đúc.                                               

D. Hàn.

Câu 7: Trong thành phần của vật liệu làm khuôn cát, cát chiếm bao nhiêu phần trăm?

A. (10- 20)%                                       B. (70- 80)%                     

C. (50- 60)%                                       D. (30- 50)%                     

Câu 8: Kim loại khi gia công áp lực bị biến dạng ở trạng thái nào?

A. Rắn.                 B. Nóng chảy.         C. Nóng đỏ.                   D. Hơi.

Câu 9: Ưu điểm của phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt là gì?

A. Tạo ra được các chi tiết máy có độ chính xác cao .

B. Công nghệ đơn giản, dễ chế tạo

C. Giá rẻ.

D. Không yêu cầu tay nghề người thợ.

Câu 10: Phôi là gì ?

A. Phần vật liệu hao hụt trong quá trình gia công

B. Phần vật liệu còn lại khi gia công cắt gọt kim loại và tạo ra thành phẩm.

C. Phần vật liệu bị lấy đi khi gia công cắt gọt kim loại.

D. Phần vật liệu ban đầu trong gia công kim loại bằng cắt gọt

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

B

D

C

B

A

C

B

C

A

D

C

B

D

A

C

 

Câu

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

D

A

C

D

A

C

B

C

D

A

B

B

C

C

A

---{Để xem nội dung đề từ câu 11-30 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN CÔNG NGHỆ 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG- ĐỀ 03

Câu 1. Hệ thống bôi trơn không có bộ phận nào sau đây?

   A. Cacte dầu

   B. Két làm mát

   C. Quạt gió

   D. Bơm

Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai?

   A. Trường hợp áp suất dầu trên các đường vượt quá giá trị cho phép, van an toàn bơm dầu mở.

   B. Van an toàn bơm dầu mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm

 C. Van an toàn bơm dầu mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm, một phần chảy về cacte

   D. Dầu được bơm hút từ cacte lên

Câu 3. Hệ thống bôi trơn không có bộ phận nào?

   A. Bơm dầu

   B. Lưới lọc dầu

   C. Van hằng nhiệt

   D. Đồng hồ báo áp suất dầu

Câu 4. Hệ thống làm mát bằng không khí có chi tiết đặc trưng nào?

   A. Trục khuỷu

   B. Vòi phun

   C. Cánh tản nhiệt

   D. Bugi

Câu 5. Bộ phận nào sau đây thuộc hệ thống làm mát?

   A. Van hằng nhiệt

   B. Két nước

   C. Bơm nước

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Hệ thống nhiên liệu ở động cơ xăng có:

   A. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí

   B. Hệ thống phun xăng

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Câu 7. Ở hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, xăng và không khí hòa trộn với nhau tại:

   A. Buồng phao

   B. Thùng xăng

   C. Họng khuếch tán

   D. Đường ống nạp

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng? Bơm chuyển nhiên liệu hút nhiên liệu từ thùng, qua bầu lọc thô, qua bầu lọc tinh tới:

   A. Bơm cao áp

   B. Vòi phun

   C. Xilanh

   D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng: nhiên liệu được phun vào xilanh động cơ ở:

   A. Kì nén

   B. Cuối kì nén

   C. Kì nạp

   D. Kì thải

Câu 10. Ở động cơ điêzen, kì nén có nhiệm vụ nén:

   A. Nhiên liệu điêzen

   B. Không khí

   C. Hòa khí

   D. Cả 3 đáp án đều đúng

ĐÁP ÁN

1 - C

2 - C

3 - C

4 - C

5 - D

6 - C

7 - C

8 - A

9 - B

10 - B

11 - C

12 - C

13 - A

14 - C

15 - D

16 - B

17 - C

18 - C

19 - C

20 - B

21 - D

22 - D

23 - B

24 - D

25 - C

26 - C

27 - D

28 - D

29 - D

30 - B

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN CÔNG NGHỆ 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG- ĐỀ  04

Câu 1. Hàn là phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách:

A. Nung nóng chi tiết đến trạng thái chảy

B. Nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy

C. Làm nóng để chỗ nối biến dạng dẻo

D. Làm nóng để chi tiết biến dạng dẻo

Câu 2. Trong chương trình công nghệ 11 trình bày mấy phương pháp hàn?

A. 2                                                                         B. 3

C. 4                                                                          D. 5

Câu 3. Hành trình pit-tông là? Chọn phát biểu sai:

A. Là quãng đường mà pit-tông đi được từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới.

B. Là quãng đường mà pit-tông đi được từ điểm chết dưới lên điểm chết trên

C. Là quãng đường mà pit-tông đi được trong một chu trình.

D. Là quãng đường mà pit-tông đi được trong một kì

Câu 4. Quan hệ giữa hành trình pit-tông và bán kính quay của trục khuỷu là:

A. S = R                                                                   B. S =   

C. S = 2R                                                                 D. S =   

Câu 5. Quan hệ giữa thể tích toàn phần, thể tích công tác và thể tích buồng cháy là:

A. Vct = Vtp - Vbc                                                     B. Vtp = Vct - Vbc

C. Vtp = Vbc - Vct                                                      D. Vct = Vtp . Vbc

Câu 6. Chu trình làm việc của động cơ gồm các quá trình:

A. Nạp, nén, cháy, thải

B. Nạp, nén, dãn nở, thải

C. Nạp, nén, thải

D. Nạp, nén, cháy – dãn nở, thải

Câu 7. Ở động cơ điêzen 4 kì, xupap nạp mở ở kì nào?

A. Kì 1                                                                    B. Kì 2

C. Kì 3                                                                     D. Kì 4

Câu 8. Ở động cơ xăng 4 kì, xupap thải mở ở kì nào?

A. Kì nạp                                                                 B. Kì nén

C. Kì cháy – dãn nở                                                 D. Kì thải

Câu 9. Động cơ xăng 2 kì có:

A. Cửa nạp                                                              B. Cửa thải

C. Cửa quét                                                             D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. Chi tiết nào sau đây không thuộc cấu tạo động cơ điêzen 4 kì?

A. Bugi                                                                    B. Pit-tông

C. Trục khuỷu                                                         D. Vòi phun

ĐÁP ÁN

1B

2A

3C

4C

5A

6D

7A

8D

9D

10A

11D

12D

13A

14C

15B

16D

17A

18A

19D

20A

21C

22B

23C

24C

25D

26D

27C

28C

29D

30D

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN CÔNG NGHỆ 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG- ĐỀ  05

Câu 1: Bản chất của phương pháp hàn hồ quang tay là:

A. Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn

B. Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng kim loại chỗ hàn để tạo thành mối hàn

C. Dùng điện áp làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn

D. Dùng dòng điện lớn làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn

Câu 2: Chi tiết nào thuộc cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền:

A. Pittông                                                      B. Xi lanh

C. Xupap                                                       D. Nắp xilanh

Câu 3: Độ bền của vật liệu cơ khí biểu thị:

A. Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực

B. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu khi bị nung nóng

C. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực

D. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của nội năng

Câu 4: Hỗn hợp xăng và không khí ở động cơ xăng không tự cháy được do:

A. Áp suất và nhiệt độ cao                                       B. Tỉ số nén thấp

C. Tỉ số nén cao                                                       D. Thể tích công tác lớn

Câu 5: Động cơ Điêzen không có chi tiết nào sau đây?

A. Thân máy                                                            B. Buzi

C. Trục khuỷu                                                         D. Vòi phun

Câu 6: Khi áp suất trong mạch dầu của hệ thống bôi trơn cưỡng bức vượt quá trị số cho phép thì van nào sẽ hoạt động:

A. Van an toàn

B. Van hằng nhiệt

C. Van khống chế lượng dầu qua két

D. Không có van nào

Câu 7: Phương pháp dập thể tích (rèn khuôn) là:

A. Nung nóng chảy phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm

B. Tác dụng ngoại lực để làm biến đổi hình dạng khuôn và vật liệu

C. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi liệu định hình sản phẩm

D. Nung nóng phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm

Câu 8: Phân loại ĐCĐT theo nhiên liệu, có các loại động cơ:

A. Động cơ 2 kỳ, động cơ 4 kỳ

B. Động cơ xăng, động cơ Diesel, động cơ khí Gas

C. Động cơ xăng, động cơ Diesel

D. Động cơ 4 kỳ, động cơ khí Gas

Câu 9: Ai là người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT chạy nhiên liệu xăng:

A. Otto và Lăng ghen                                              B. Lơnoa

C. Đemlơ                                                                 D. Lăng ghen

Câu 10: Ở ĐCĐT, khoảng cách giữa hai điểm chết được gọi là:

A. Thể tích buồng cháy

B. Thể tích công tác

C. Kỳ của chu trình

D. Hành trình pít tông

ĐÁP ÁN

1 -A

2 -A

3 -C

4 -B

5 - B

6 -A

7 -D

8 -B

9-C

10- D

11 -A

12 -B

13 -C

14 -A

15 -D

16 -B

17 -A

18 -A

19 -B

20 -C

21 -A

22 -C

23 -D

24 -B

25 -C

26 -D

27 -D

28 -C

29 -A

30 -A

---{Còn tiếp}---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Tam Dương có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON