Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Đồng Đậu có đáp án được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Tài liệu bao gồm cả kiến thức cần nhớ và những câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao sẽ hỗ trợ các em lớp 11 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: CÔNG NGHỆ 11 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Vật liệu cơ khí thường có những tính chất đặc trưng nào?
A. Tính chất vật lí, tính chất hóa học.
B. Tính chất hóa học.
C. Tính chất cơ học, tính chất hóa học.
D. Tính chất vật lí, hóa học, cơ học.
Câu 2. Tính chất cơ học của vật liệu cơ khí là gì?
A. Độ cứng, độ dẫn điện, tính đúc.
B. Độ cứng, độ dẻo, tính hàn.
C. Tính chống ăn mòn, độ bền, tính rèn.
D. Độ cứng, độ dẻo, độ bền.
Câu 3. Độ dẻo biểu thị khả năng gì của vật liệu?
A. Biến dạng bền của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
B. Chống lại biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
C. Biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
D.Chống lại biến dạng dẻo lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng ngoại lực.
Câu 4. Bản chất của phương pháp đúc là gì?
A. Rót kim loại lỏng vào khuôn, chờ cho kim loại lỏng kết tinh và nguội sẽ thu được vật đúc theo yêu cầu.
B. Dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ thích hợp làm cho vật liệu bị biến dạng dẻo.
C. Nối các chi tiết bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
D.Nối các chi tiết lại với nhau bằng phương pháp nung dẻo chỗ nối, kim loại sau khi nguội tạo thành mối hàn.
Câu 5. Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn là gì?
A. Nối các chi tiết với nhau bằng phương pháp nối ghép các chi tiết bằng bulông, đai ốc.
B. Nối các chi tiết kim loại với nhau bằng phương pháp nung chảy chỗ nối, kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
C. Nối các chi tiết lại với nhau bằng phương pháp nung dẻo chỗ nối, kim loại sau khi nguội tạo thành mối hàn.
D. Nối các chi tiết lại với nhau bằng phương pháp đúc.
Câu 6.Khi đúc trong khuôn cát, vật nào có hình dáng và kích thước giống như vật đúc?
A. Mẫu và lòng khuôn. B. Khuôn đúc.
C. Lòng khuôn. D. Mẫu.
Câu 7. Công nghệ chế tạo phôi nào phải dùng ngoại lực tác dụng làm cho kim loại biến dạng dẻo để tạo ra vật thể theo yêu cầu?
A. Hàn. B. Áp lực.
C. Đúc. D. Đúc trong khuôn cát.
Câu 8. Kim loại khi gia công áp lực bị biến dạng ở trạng thái nào?
A. Rắn. B. Nóng chảy.
C. Dẻo. D. Hơi.
Câu 9. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là gì?
A.Cắt đi phần phoi không cần thiết.
B. Rót kim loại lỏng vào lòng khuôn, sau khi kim loại kết tinh, nguội đi thu được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
C.Nung kim loại đến trạng thái dẻo, dùng ngoại lực thông qua các dụng cụ tác dụng vào kim loại, làm kim loại biến dạng theo yêu cầu.
D.Lấy đi 1 phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt để thu được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
Câu 10. Phoi là gì ?
A. Phần vật liệu dư ra trên bề mặt của sản phẩm.
B. Phần vật liệu còn lại khi gia công cắt gọt kim loại và tạo ra thành phẩm.
C. Phần vật liệu bị lấy đi khi gia công cắt gọt kim loại.
D. Phần vật liệu hao hụt trong quá trình gia công.
Câu 11. Trong dao tiện cắt đứt góc sắc b là góc tạo bởi hai mặt phẳng nào?
A. Góc tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song mặt đáy.
B. Góc tạo bởi mặt trước và mặt sau của dao.
C. Góc tạo bởi mặt sau với mặt đáy.
D. Góc tạo bởi mặt trước và mặt đáy.
Câu 12.Khi tiện trụ thì dao cắt tiến dao như thế nào?
A. Tiến dao dọc Sd.
B. Tiến dao ngang Sng.
C. Tiến dao chéo Schéo.
D. Tiến dao phối hợp.
Câu 13.Để phoi thoát ra dễ dàng thì cấu tạo của dao tiện có đặc điểm gì?
A. Góc phải nhỏ. B. Góc phải lớn.
C. Góc β phải lớn. D. Góc phải lớn.
Câu 14. Mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi là:
A. Mặt trước. B. Mặt sau.
C. Mặt bên. D. Mặt đáy.
Câu 15: Máy tự động là gì?
A. Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo chương trình định trước mà có sự tham gia trực tiếp của con người.
B. Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.
C. Máy tự động là máy hoàn thành được nhiều nhiệm vụ cùng lúc theo chương trình định trước mà có sự tham gia trực tiếp của con người.
D. Máy tự động là máy hoàn thành được nhiều nhiệm vụ cùng lúc theo chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.
Câu 16. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí là gì?
A. Chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chất thải khi giết mổ, chế biến thực phẩm.
B. Do hoạt động sản xuất nông nghiệp không hợp lý, sử dụng thuốc trừ sâu quá ngưỡng cho phép.
C. Do tập quán canh tác: chăn nuôi không hợp vệ sinh, dùng phân chuồng bón cây.
D. Dầu mỡ và các chất bôi trơn, làm nguội, phế thải trong quá trình cắt gọt không qua xử lí, đưa trực tiếp vào môi trường sẽ gây ra ô nhiễm đất đai.
Câu 17.Trong động cơ xăng có chi tiết nào sau đây?
A. Bơm cao áp. B. Bugi.
C. Bầu lọc tinh. D. Bầu lọc thô.
Câu 18. Nhiệm vụ của thân máy là gì?
A.Lắp bugi hoặc vòi phun.
B. Lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
C. Chứa dầu nhớt bôi trơn.
D. Truyền lực cho trục khuỷu thông qua thanh truyền.
Câu 19.Nhiệm vụ nào sau đây là của nắp máy?
A. Dẫn hướng cho pit-tông chuyển động.
B. Cùng với xilanh và đỉnh pit-tông tạo thành buồng cháy của động cơ.
C. Liên kết các xilanh tạo thành 1 khối duy nhất.
D. Tạo không gian quay của trục khuỷu.
Câu 20. Cấu tạo của động cơ điêzen có bao nhiêu cơ cấu và hệ thống?
A. 3 cơ cấu, 4 hệ thống.
C. 2 cơ cấu, hệ thống.
B. 3 cơ cấu, 3 hệ thống.
D. 2 cơ cấu, 4 hệ thống.
Câu 21. Động cơ đốt trong làm mát bằng nước, bộ phận làm mát được bố trí ở những vị trí nào?
A. Cacte, nắp máy. B. Nắp máy, thân máy.
C. Thân máy cacte. D. Thân xilanh, nắp máy.
Câu 22. Trong nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ, kỳ nào cả 2 xupap đều đóng?
A. 2, 4 B. 1, 3
C. 3, 4 D. 2, 3
Câu 23. Ở động cơ xăng, nhiên liệu và không khí được đưa và trong xilanh như thế nào?
A. Hoà trộn bên ngoài xilanh trước khi đi vào xilanh ở kì cháy – dãn nở.
B. Hoà trộn bên ngoài xilanh trước khi đi vào xilanh ở kì nén.
C. Hoà trộn bên ngoài xilanh trước khi đi vào xilanh ở kì thải.
D. Hoà trộn bên ngoài xilanh trước khi đi vào xilanh ở kì nạp.
Câu 24 . Trong một chu trình mới của ĐCĐT 4 kì khi trục khuỷu quay được một vòng thì động cơ đã thực hiện xong những kì nào?
A. Động cơ đã thực hiện xong kì nạp và nén.
B. Động cơ đã thực hiện xong kì cháy – dãn nở và thải.
C. Động cơ đã thực hiện xong kì nén và kì cháy – dãn nở.
D. Động cơ đã thực hiện xong kì nạp và thải.
Câu 25. Phân loại động cơ đốt trong theo nhiên liệu thì có những loại nào?
A. Động cơ xăng, động cơ điêzen, động cơ gas.
B. Động cơ pit-tông, động cơ tua bin khí, động cơ xăng.
C. Động cơ điêzen, động cơ tua bin khí, động cơ phản lực.
D. Động cơ pit-tông, động cơ tua bin khí, động cơ gas.
Câu 26. Hòa khí trong động cơ xăng bao gồm những thành phần nào?
A. Không khí và dầu điêzen.
B. Hỗn hợp xăng và không khí.
C. Không khí, dầu điêzen, dầu nhớt.
D. Không khí, dầu nhớt.
Câu 27. Cuối kì nén động cơ điêzencó hiện tượng gì?
A. Nhiên liệu có áp suất cao được phun vào buồng cháy.
B. Xupap thải mở.
C. Xupap nạp mở đề hút nhiên liệu.
D. Bơm nhiên liệu tạm ngừng hoạt động.
Câu 28. Để nạp đầy nhiên liệu hơn và thải sạch hơn, các xupap được bố trí đóng, mở như thế nào?
A. Các xupap mở sớm, đóng muộn.
B. Xupap nạp mở sớm, xupap thải đóng muộn.
C. Xupap nạp mở muộn, xupap thải đóng sớm.
D. Xupap nạp mở sớm, xupap thải đóng sớm.
Câu 29. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc gồm mấy bước?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 30. Ưu điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực là:
A. Có cơ tính cao
B. Chế tạo được vật có kích thước từ nhỏ đến lớn
C. Chế tạo phôi từ vật có tính dẻo kém
D. Chế tạo được vật có kết cấu phức tạp
ĐÁP ÁN
1 -D |
2 -D |
3 -C |
4 -A |
5 - B |
6 -A |
7 -B |
8 -C |
9-D |
10- C |
11 -B |
12 -A |
13 -B |
14 -B |
15 -B |
16 -D |
17 -B |
18 -B |
19 -B |
20 -D |
21 -D |
22 -D |
23 -D |
24 -A |
25 -A |
26 -B |
27 -A |
28 -A |
29 -C |
30 -A |
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN CÔNG NGHỆ 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU- ĐỀ 02
Câu 1. Tác dụng của dầu bôi trơn:
A. Bôi trơn các bề mặt ma sát
B. Làm mát
C. Bao kín và chống gỉ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Van an toàn bơm dầu mở khi:
A. Động cơ làm việc bình thường
B. Khi áp suất dầu trên các đường vượt quá giới hạn cho phép
C. Khi nhiệt độ dầu cao quá giới hạn
D. Luôn mở
Câu 3. Hệ thống làm mát bằng nước có:
A. Loại bốc hơi
B. Loại đối lưu tự nhiên
C. Loại tuần hoàn cưỡng bức
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Khi nhiệt độ nước trong áo nước dưới giới hạn định trước, van hằng nhiệt sẽ:
A. Đóng cả 2 cửa
B. Mở cửa thông với đường nước nối tắt veef bơm
C. Mở cửa thông với đường nước vào két làm mát
D. Mở cả 2 cửa
Câu 5. Đâu là sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí?
A.
B.
C.
D.
Câu 6. Khối nào sau đây không thuộc sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí ở động cơ xăng?
A. Thùng xăng
B. Bầu lọc xăng
C. Bộ điều chỉnh áp suất
D. Bộ chế hòa khí
Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Bộ điều chỉnh áp suất giữ cho áp suất xăng ở vòi phun luôn ổn định.
B. Bộ điều khiển phun điều khiển chế độ làm việc của vòi phun.
C. Vòi phun được điều khiển bằng tín hiệu điện
D. Bơm hút xăng từ thùng đến đường ống nạp
Câu 8. Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen là:
A. Cung cấp nhiên liệu vào xilanh
B. Cung cấp không khí vào xilanh
C. Cung cấp nhiên liệu và không khí vào xilanh
D. Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh
Câu 9. Chọn phát biểu đúng: Ở hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen:
A. Thùng nhiên liệu chứa xăng
B. Chỉ có một bầu lọc
C. Đường hồi từ vòi phun về thùng nhiên liệu để giảm áp suất ở vòi phun
D. Bơm chuyển nhiên liệu hút nhiên liệu điêzen
Câu 10. Nhiên liệu được phun vào xilanh của động cơ ở:
A. Kì nạp
B. Kì nén
C. Cuối kì nén
D. Đầu kì nén
ĐÁP ÁN
1 - D |
2 - B |
3 - D |
4 - B |
5 - A |
6 - C |
7 - D |
8 - D |
9 - D |
10 - C |
11 - B |
12 - D |
13 - D |
14 - D |
15 - C |
16 - B |
17 - C |
18 - C |
19 - B |
20 - A |
21 - B |
22 - A |
23 - C |
24 - C |
25 - B |
26 - D |
27 - B |
28 - D |
29 - A |
30 - A |
---{Để xem nội dung đề từ câu 11-30 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN CÔNG NGHỆ 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU- ĐỀ 03
Câu 1. ở động cơ xăng 4 kì, kì 4 là kì:
A. Nạp
B. Nén
C. Cháy – dãn nở
D. Thải
Câu 2. Ở động cơ điêzen 4 kì, kì nạp pit-tông đi từ:
A. Điểm chết trên xuống điểm chết dưới
B. Điểm chết dưới lên điểm chết trên
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 3. Chi tiết nào sau đây là chi tiết cố định?
A. Thân máy
B. Nắp máy
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 4. Thân xilanh dùng để lắp:
A. Xilanh
B. Cacte
C. Trục khuỷu
D. Đáp án khác
Câu 5. Trong sơ đồ cấu tạo thân máy và nắp máy, người ta chỉ ra:
A. Nắp máy
B. Thân xilanh
C. Cacte
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 6. Buồng cháy động cơ tạo thành từ:
A. Nắp máy
B. Xilanh
C. Đỉnh pit-tông
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Áo nước bố trí ở:
A. Nắp máy
B. Thân xilanh
C. Cacte
D. Cả A và B đều đúng
Câu 8. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có:
A. Nhóm pit-tông
B. Nhóm thanh truyền
C. Nhóm trục khuỷu
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, nhóm pit-tông có:
A. Pit-tông
B. Xec măng
C. Chốt pit-tông
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10. Đỉnh pit-tông có mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
ĐÁP ÁN
1D |
2A |
3C |
4A |
5D |
6D |
7D |
8D |
9D |
10C |
11C |
12B |
13C |
14C |
15D |
16D |
17C |
18C |
19D |
20C |
21C |
22A |
23A |
24D |
25C |
26D |
27C |
28D |
29D |
30D |
31B |
32B |
33C |
34C |
35B |
36C |
37A |
38C |
39D |
40D |
---{Còn tiếp}---
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN CÔNG NGHỆ 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU- ĐỀ 04
Câu 1: Bản chất của phương pháp hàn hồ quang tay là:
A. Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn
B. Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng kim loại chỗ hàn để tạo thành mối hàn
C. Dùng điện áp làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn
D. Dùng dòng điện lớn làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn
Câu 2: Chi tiết nào thuộc cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền:
A. Pittông B. Xi lanh C. Xupap D. Nắp xilanh
Câu 3: Độ bền của vật liệu cơ khí biểu thị:
A. Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
B. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu khi bị nung nóng
C. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
D. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của nội năng
Câu 4: Hỗn hợp xăng và không khí ở động cơ xăng không tự cháy được do:
A. Áp suất và nhiệt độ cao B. Tỉ số nén thấp
C. Tỉ số nén cao D. Thể tích công tác lớn
Câu 5: Đâu không phải là chi tiết của động cơ Điêzen:
A. Thân máy B. Buji C. Trục khuỷu D. Vòi phun
Câu 6: Khi áp suất trong mạch dầu của hệ thống bôi trơn cưỡng bức vượt quá trị số cho phép thì van nào sẽ hoạt động:
A. Van an toàn B. Van hằng nhiệt
C. Van khống chế lượng dầu qua két D. Không có van nào
Câu 7: Phương pháp dập thể tích (rèn khuôn) là:
A. Nung nóng chảy phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm
B. Tác dụng ngoại lực để làm biến đổi hình dạng khuôn và vật liệu
C. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi liệu định hình sản phẩm
D. Nung nóng phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm
Câu 8: Phân loại ĐCĐT theo nhiên liệu, có các loại động cơ:
A. Động cơ 2 kỳ, động cơ 4 kỳ
B. Động cơ xăng, động cơ Diesel, động cơ khí Gas
C. Động cơ xăng, động cơ Diesel
D. Động cơ 4 kỳ, động cơ khí Gas
Câu 9: Ai là người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT chạy nhiên liệu xăng:
A. Otto và Lăng ghen B. Lơnoa
C. Đemlơ D. Lăng ghen
Câu 10: Ở ĐCĐT, khoảng cách giữa hai điểm chết được gọi là:
A. Thể tích buồng cháy B. Thể tích công tác
C. Kỳ của chu trình D. Hành trình pit tông
ĐÁP ÁN
1-A |
6-A |
11-A |
16-B |
21-A |
26-D |
2-A |
7-D |
12-B |
17-A |
22-C |
27-D |
3-C |
8-B |
13-C |
18-A |
23-D |
28-C |
4-B |
9-C |
14-A |
19-B |
24-B |
29-A |
5-B |
10-D |
15-D |
20-C |
25-C |
30-A |
---{Còn tiếp}---
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN CÔNG NGHỆ 11 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU- ĐỀ 05
Câu 1: Bản chất của phương pháp đúc kim loại là:
A. các phương án đã nêu
B. rót kim loại nóng chảy vào khuôn định hình, chờ nguội kim loại kết tinh thành sản phẩm đúc
C. cho kim loại vào khuôn định hình rồi nung nóng chảy, chờ nguội kim loại kết tinh thành sản phẩm đúc
D. đổ kim loại nóng vào khuôn định hình, chờ ngọi kim loại tạo thành sản phẩm đúc
Câu 2: Vật liệu có độ cứng trung bình, đo độ cứng bằng cách thử có đơn vị đo là:
A. HV |
B. HTB |
C. HRC |
D. HB |
Câu 3: đúc bằng khuôn cát có thành phần vật liệu làm khuôn là:
A. Cát (70 ÷ 80%), chất kết dính (10 ÷20%), còn lại là nước
B. Cát (60 ÷ 70%), chất kết dính (20 ÷ 40%), còn lại là nước
C. Cát (80 ÷ 90%), chất kết dính (5 ÷ 10%), còn lại là nước
D. Cát (50 ÷ 60%), chất kết dính (30 ÷ 40%), còn lại là nước
Câu 4: Vật liệu có độ cứng cao, đo độ cứng bằng cách thử có đơn vị đo là:
A. HCT |
B. HRC |
C. HV |
D. HB |
Câu 5: Ruột que hàn của phương pháp hàn hồ quang tay làm từ vật liệu:
A. Phải là vật liệu siêu dẫn để dễ tạo hồ quang |
B. Chỉ cần là kim loại |
C. Cùng vật liệu với vật cần hàn |
D. Phải là dây đồng chất lượng cao |
Câu 6: Đơn vị xác định độ bền của vật liệu:
A. N/m |
B. N/mm |
C. N/m2 |
D. N/mm2 |
Câu 7: Ưu điểm của phương pháp đúc là:
A. Đúc được tất cả các vật liệu dẻo |
B. Đúc được tất cả các vật liệu cứng giòn |
C. Đúc được tất cả các loại vật liệu |
D. Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim |
Câu 8: Bản chất của phương pháp hàn hồ quang tay là:
A. Dùng nhiệt của lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn
B. Dùng nhiệt của lửa hồ quang làm nóng kim loại chỗ hàn để tạo thành mối hàn
C. Dùng dòng điện lớn làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn
D. Dùng điện áp làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn
Câu 9: Vật liệu có độ cứng thấp, đo độ cứng bằng cách thử có đơn vị đo là:
A. HV |
B. HCT |
C. HRC |
D. HB |
Câu 10: Phương pháp dập thể tích (rèn khuôn) là:
A. Nung nóng chảy phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm
B. Tác dụng ngoại lực để làm biến đổi hình dạng khuôn và phôi liệu
C. Nung nóng phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm
D. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi liệu định hình sản phẩm
ĐÁP ÁN
1-B |
6-D |
11-A |
16-A |
21-D |
26-D |
2-C |
7-D |
12-C |
17-C |
22-D |
27-A |
3-A |
8-A |
13-B |
18-C |
23-A |
28-A |
4-C |
9-D |
14-C |
19-C |
24-C |
29-D |
5-C |
10-C |
15-D |
20-C |
25-B |
30-D |
---{Còn tiếp}---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Đồng Đậu có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác tại đây:
Chúc các em học tập tốt !