YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 6 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Lê Anh Xuân

Tải về
 
NONE

Sắp tới kì thi giữa HK1, nhằm giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập kiến thức và tiếp cận đề thi, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 6 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Lê Anh Xuân dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS LÊ ANH XUÂN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: NGỮ VĂN 6

KẾT NỐI THI THỨC

(Thời gian làm bài: 90 phút)

1. Đề thi số 1

Phần I. Đọc - hiểu (6.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may.

(Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)

Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm).

Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là:

A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện ngắn

Câu 2: Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?

A. Lời của người kể chuyện
B. Lời của nhân vật Nhím
C. Lời của nhân vật Thỏ
D. Lời của Nhím và Thỏ

Câu 3: Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?

A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.

Câu 4: Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì?

A. quay tròn, không giữ được thăng bằng.
B. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại.
C. ở trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
D. ở trạng thái quay tròn, nghiêng qua nghiêng lại.

Câu 5: Thỏ đã gặp sự cố gì trong đoạn trích trên?

A. Bị ngã khi cố với một chiếc khăn.
B. Tấm vải của Thỏ bị gió cuốn đi, rơi trên ao nước.
C. Bị thương khi cố khều tấm vải mắc trên cây.
D. Đi lạc vào một nơi đáng sợ.

Câu 6: Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau?

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.”

A. Bốn từ
B. Năm từ
C. Sáu từ
D. Bảy từ

Câu 7: Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những từ nào?

A. Nhím rút, tấm vải
B. Một chiếc, để may
C. Chiếc lông, tấm vải
D. Lông nhọn, trên mình

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong lời nhận xét sau để thể hiện đúng nhất thái độ của Nhím đối với Thỏ qua câu nói “Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được?”

Nhím……………. cho Thỏ.

A. Lo sợ
B. Lo lắng
C. Lo âu 
D. Lo ngại

Câu 9 (1.0 điểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn sau “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật”.

Câu 10 (2.0 điểm): Từ hành động của các nhân vật trong đoạn trích, em rút ra được những bài học đáng quý nào?

Phần II. Làm văn (4.0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 1,5 trang giấy) kể lại trải nghiệm một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Phần I. Đọc – hiểu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

A

A

C

B

C

C

D

Câu 9.

- Biện pháp tu từ nhân hóa: run lên bần bật.

- Tác dụng:

+ Biện pháp nhân hóa đã làm cho hình ảnh cây cối trở nên sinh động, giống như con người, cũng cảm nhận được cái rét của gió bấc.

+ Gợi tả khung cảnh mùa đông giá rét

Câu 10.

- HS nêu được những bài học phù hợp:

+ Có lòng nhân ái, yêu thương mọi người

+ Cần biết cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ người khác khi họ khó khăn.

+ Nhanh nhẹn, linh hoạt khi gặp khó khăn,…

(HS rút ra 1 thông điệp hợp lí thì chấm ½ số điểm; HS rút ra từ 2-3 thông điệp có diễn giải hợp lí thì chấm điểm tối đa).

Phần II. Làm văn

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanhc. Triển khai vấn đề thành các luận điểm

c. Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Giới thiệu được trải nghiệm.

- Các sự kiện chính trong trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.

- Những ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.

2. Đề thi số 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM) 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

                                                  (Ca dao) 

 

Câu 1 (1.0 điểm). Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao thể  hiện tình cảm gì?  

Câu 2(1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên? 

Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó? 

Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng). 

Câu 5(1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 -4 dòng). 

PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM) 

Phê bình là điều không ai muốn, nhưng có những lời phê bình lại giúp em trưởng thành hơn. Em hãy kể về lần bị phê bình đó. 

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM) 

Câu 1.

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát 

- Bài ca dao trên thể  hiện tình cảm của cha mẹ với con cái. 

Câu 2.

Ghi lại các 2 từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,... 

Ghi lại các 2 từ ghép :Công cha Thái Sơnnghĩa mẹ

Câu 3.

- Câu  “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép so sánh 

- Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn  của người cha... 

Câu 4.

- Câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời. Vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ...

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

Phần I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 dến 4:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

…“Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về”…

                                                                                 (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký)

Câu 1 (1 điểm) Đoạn trích trên được kể bằng ngôi kể nào? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó?

Câu 2 (1 điểm) Đoạn trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn trên là gì?

Câu 3 (1 điểm) Câu chuyện trong đoạn trích trên giúp em rút ra bài học gì?

Câu 4 (1 điểm) Tìm cụm danh từ có trong câu văn sau: Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày.

Phần II. LÀM VĂN (6 điểm)

Kể về một trải nghiệm của em.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Phần I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Câu 1 (1điểm)

Yêu cầu trả lời:

- Ngôi kể: Thứ nhất

- Người kể xưng “tôi”

Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1: Trả lời đúng, đầy đủ.

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng 01 ý.

+ Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời

Câu 2 (1 điểm)

Yêu cầu trả lời:

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa

- Tác dụng: Câu chuyện ra ở riêng của các chú dế trở nên sinh động, hấp dẫn như chuyện của chính con người.

Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1: Trả lời đúng, đầy đủ cả 02 ý (hoặc có cách diễn đạt khác miễn là hợp lí)

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 01 ý

+ Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời

Câu 3 (1 điểm)

Yêu cầu trả lời: Bài học rút ra trong đoạn trích:

- Sống ỷ lại là cách sống dựa vào công sức, sự chăm lo của người khác, không biết tự làm nên bằng công sức của mình đó là một thói quen xấu.

- Người sống ỷ lại sẽ khó trưởng thành, thiếu tích cực trong suy nghĩ và hành động. Không nên sống ỷ lại.

Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1: Trả lời đúng

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng 01 ý

+ Điểm 0,25: Trả lời có ý nhưng còn chung chung

+ Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời

(GV cần linh hoạt khi chấm câu 3. Có thể HS có cách diễn đạt khác, hoặc rút ra bài học khác miễn là hợp lí, có tính giáo dục. )

Câu 4 (1 điểm)

Cụm danh từ có trong đoạn trích :

- một ít ngọn cỏ non trước cửa          

- ít thức ăn sẵn trong vài ngày

Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1: Tìm được 2  cụm danh từ

+ Điểm 0,5: Tìm được 1  cụm danh từ

+ Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời không đúng

Phần II. LÀM VĂN (6 điểm)

Yêu cầu chung:

Yêu cầu cụ thể:

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề thi số 4

Phần I: (6 điểm) Đọc hiểu

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi 

“Thiêng liêng hai tiếng gia đình

Nơi mọi người sống hết mình vì ta
        Con cháu cha mẹ ông bà
Xung quanh tất cả đều là người thân

        Cho ta cuộc sống tinh thần
Cho ta vật chất không cần nghĩ suy
         Cha mẹ ta thật diệu kỳ
Yêu thương ta nhất từ khi lọt lòng

         Mẹ cho ta bú ẵm bồng
Cha nuôi ta lớn tính công thế nào
         Như là biển rộng trời cao
Cha làm bệ phóng dẫn vào tương lai”

 (Hai tiếng gia đình - Nguyễn Đình Huân)

Câu 1: (1 điểm) Đoạn thơ trên được tác giả viết theo thể thơ nào? Chỉ ra dấu hiệu của thể thơ đó?

Câu 2: (0,5 điểm)  Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?

Câu 3: (1,5 điểm) Theo tác giả “ gia đình” được hiểu như thế nào?

Câu 4: (1,5 điểm)  Đoạn thơ cuối tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy chỉ rõ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 5: (1,5 điểm)  Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 câu nêu ý kiến của mình về vai trò của gia đình đối với mỗi con người.

Phần II. (4 điểm) Viết

Em hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của em.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

Phần I: (6 điểm) Đọc hiểu

Câu 1:

- Thể thơ lục bát

- 1 câu có 6 tiếng, 1 câu có 8 tiếng

Câu 2: 

- PTBĐ: Biểu cảm

Câu 3:

- Gia đình là nơi rất thiêng liêng:

+ Nơi có những người thân cùng chung sống: Ông bà, cha mẹ..

+ Nơi mọi người sống hết mình vì ta, sẵn sàng yêu thương ta vô điều kiện

+ Nơi cho ta cả vật chất lẫn tinh thần…

Câu 4:

- Nghệ thuật so sánh:

Tác dụng: Ca ngợi công ơn vô cùng to lớn của cha mẹ dành cho con cái

Câu 5:

- Hiểu về vai trò của gia đình

- Bày tỏ được suy nghĩ, tình cảm về gia đình

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề thi số 5

Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Mấy hôm sau, về tới quê nhà.

Cái hang bỏ hoang của tôi, cỏ và rêu xanh đã kín lối vào. Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười.

Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

Nghe xong, mẹ tôi ôm tôi vào lòng, y như người ôm ẵm khi mới sinh tôi và bảo rằng:

- Con ơi, mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà trở về. Nhưng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai. Bây giờ con muốn ở nhà mấy ngày với mẹ, rồi con đi du lịch xa mẹ cũng bằng lòng, mẹ không áy náy gì về con đâu. Thế là con của mẹ đã lớn rồi. Con đã khôn lớn rồi. Mẹ chẳng phải lo gì nữa.

Mẹ tôi nói thế rồi chan hoà hàng nước mắt sung sướng và cảm động. Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn.

Tôi ở lại với mẹ:

- Mẹ kính yêu của con! Không bao giờ con quên được lời mẹ. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký, NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 41)

Câu 1. Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Em căn cứ

vào yếu tố nào để xác định ngôi kể?

Câu 2 . Đoạn trích trên nằm ở vị trí trước hay sau đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên? Những chi tiết nào giúp em nhận biết được điều đó?

Câu 3. Lời nói của mẹ Dế Mèn thể hiện những cảm xúc gì sau khi nghe con kể lại những thử thách đã trải qua?

Câu 4. Điều gì khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã lớn khôn và không còn phải lo lắng về con nữa?

Câu 5. Nêu cảm nhận về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích trên. Em hãy so sánh với Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên và cho biết sự khác biệt lớn nhất ở Dế Mèn trong hai đoạn trích này là gì.

Câu 6. Kẻ bảng vào vở (theo mẫu) và điền các từ in đậm trong đoạn trích sau vào ô phù hợp:

Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười.

Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

TỪ ĐƠN

TỪ PHỨC

TỪ GHÉP

TỪ LÁY

Mẹ, mừng, khóc, cười, chuyện

Mạnh khoẻ, hàng xóm, may rủi

Khốn khổ, thử thách

Câu 7. Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những câu sau:

a. Tôi nhìn ra cửa hang, nơi mới ngày nào còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình khôn lớn.

b. Rồi mai đây con lên đường, con sẽ hết sức tu tỉnh được như mẹ mong ước cho con của mẹ.

Phần II: VIẾT (3 điểm)

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.

Phần III. NÓI VÀ NGHE (3 điểm)

Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

Phần I: ĐỌC HIỂU VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4 điểm)

Câu 1 . Đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.

Người kể chuyện xưng "tôi" và kể về những gì mình trực tiếp chứng kiến, tham gia vào câu chuyện.

Câu 2 . Đoạn trích trên nằm ở vị trí sau đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.

Những chi tiết nào giúp em nhận biết được điều đó là:

- Thời gian, không gian: mấy hôm sau, về tới quê nhà.

- Hình ảnh cái hang bị bỏ hoang của Dế Mèn.

- Sự việc đầu tiên mà Dế Mèn kể lại cho mẹ nghe: Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.

Câu 3 . Mẹ Dế Mèn vui mừng vì con đã trở về sau bao nguy hiểm; tự hào khi thấy con biết học hỏi từ những sai lầm để trưởng thành; yên tâm vì con đã vững vàng sau nhiều thử thách;...

Câu 4 . Điều gì khiến mẹ Dế Mèn thấy con đã lớn khôn và không còn phải lo lắng về con nữa chính là Dế Mèn đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai.

Câu 5 . Cảm nhận về Dế Mèn qua hai đoạn trích:

- Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên kiêu căng, ngạo mạn, bắt nạt, coi thường người khác, nghịch ranh gây ra hậu quả nặng nề,...

- Dế Mèn trong đoạn trích ở bài tập 4 đã trải qua nhiều hiểm nguy, thử thách và cả những sai lầm. Đặc biệt, Dế Mèn đã biết nhận ra những lỗi lầm, biết học hỏi để tự hoàn thiện bản thân, để trưởng thành: "rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai".

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 6 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Lê Anh Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON