YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD KNTT 6 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Hai Bà Trưng

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD KNTT 6 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Hai Bà Trưng nhằm giúp các em luyện tập và chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC CÓ ĐÁP ÁN

NĂM 2021-2022 TRƯỜNG THCS HAI BÀ TRƯNG

1. Đề số 1

Câu 1. Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Khoan dung.

B. Vô cảm

C. Nhỏ nhen.

D. Ích kỷ

Câu 2. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo ra và được

A. nhà nước ban hành và thực hiện.

B. mua bán, trao đổi trên thị trường.

C. truyền từ đời này sang đời khác.

D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.

Câu 3. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc

A. mưu cầu lợi ích cá nhân.

B. gặp khó khăn và hoạn nạn.

C. cần đánh bóng tên tuổi.

D. vì mục đích vụ lợi

Câu 4. Người có lòng yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người xa lánh.

B. Mọi người yêu quý và kính trọng.

C. Mọi người kính nể và yêu quý.

D. Mọi người coi thường.

Câu 5. Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

A. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.

B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.

C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực.

D. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.

Câu 6. Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?

A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần kỷ luật.

D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 7. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình khi

A. tích cực học tập rèn luyện.

B. tham gia giữ gìn an ninh thôn xóm.

C. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

D. tích cực lao động sản xuất.

Câu 8. Câu ca dao “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” là nói đến truyền thống gì của nơi đây?

A. Học tập

B. Nghề nghiêp

C. Lao động

D. Đạo đức

Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

A. Hà chê nghề gốm truyền thống của gia đình là nghề lao đông vất vả, tầm thường.

B. Thanh cho rằng gia đình mình không có truyền thống tốt đẹp nào.

C. Bích rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.

D. Thủy cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.

Câu 10. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống lao động sản xuất của gia đình, dòng họ khi

A. tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình.

B. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

C. tự hào thành tích học tập của gia đình.

D. tích cực giúp đỡ người nghèo.

Câu 11. Người có hành vi nào dưới đây là thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh.

B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội.

C. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.

D. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.

Câu 12. Hành động nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Quan tâm.

B. Vô cảm

C. Chia sẻ.

D. Giúp đỡ.

Câu 13. Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta không cần phải làm gì?

A. Sống trong sạch, lương thiện.

B. Đua đòi, ăn chơi.

C. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.

D. Chăm ngoan, học giỏi.

Câu 14. Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

A. Có đi có lại, mới toại lòng nhau

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

C. Cá không ăn muối cá ươn

D. Giấy rách phải giữ lấy lề

Câu 15. Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì ?

A. Không quan tâm.

B. Làm theo.

C. Lên án, tố cáo.

D. Nêu gương.

Câu 16. Gia đình Hoa luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Yêu thương con cháu.

B. Quan tâm con cháu.

C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

D. Giúp đỡ con cháu làm giàu.

Câu 17. Hành vi nào dưới đây không thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Quan tâm tới người khác.

B. Cảm thông với người khó khăn.

C. Hi sinh vì người khác.

D. Thờ ơ khi người khác gặp nạn

Câu 18. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái của gia đình và dòng họ?

A. Sống trong sạch và lương thiện.

B. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm.

C. Tích cực giúp đỡ người nghèo.

D. Quảng bá nghề truyền thống.

Câu 19. Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của

A. yêu thương con người.

B. tự nhận thức bản thân.

C. tự chủ, tự lập

D. siêng năng, kiên trì.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Không coi thường danh dự của gia đình.

B. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình.

C. Tự ti về thanh danh của gia đình mình.

D. Xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình.

Câu 21. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Tự ti, che dấu và từ bỏ mọi thứ.

B. Chê bai, che giấu và xấu hổ.

C. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ.

D. Xấu hổ, xóa bỏ và từ chối làm.

Câu 22. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình.

B. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình.

C. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình.

D. Chê bai nghề truyền thống gia đình.

Câu 23. Học sinh thể hiện lòng yêu thương con người khi thực hiện tốt hành vi nào sau đây?

A. Quyên góp tiền giúp đỡ trẻ mồ côi.

B. Quảng bá nghề truyền thống.

C. Cho bạn nhìn bài trong khi thi.

D. Hỗ trợ đối tượng trộm cướp tài sản

Câu 24. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Lòng yêu thương con người.

Câu 25. Việc làm nào dưới đây thể hiện học sinh thực hiện tốt lòng yêu thương con người?

A. Từ chối tố giác đối tượng phạm tội.

B. Chia sẻ hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng.

C. Che giấu việc bạn thân quay cóp bài.

D. Quyên góp sách ủng hộ học sinh vùng thiên tai lũ lụt.

Câu 26. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

B. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

C. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

D. Trêu tức bạn.

Câu 27. Ông Nguyễn Văn Nghệ, nghệ nhân làng Vác đã nổi tiếng với nghề sản xuất lồng chim, ông đã kế thừa truyền thống của gia đình mình và đưa lồng chim làng Vác ra nhiều nơi trên thế giới. Việc làm trên của ông thể hiện điều gì?

A. Làm mất đi truyền thống tốt đẹp của gia đình

B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình

C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình

D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình

Câu 28. Vào cuối năm học dòng họ D lại tổ chức buổi tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài. Trong buổi tổng kết, dòng họ đã tổ chức trao quà và thư động viên cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm này thể hiện việc

A. tạo hình ảnh để con cháu hãnh diện với các họ khác.

B. kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.

C. giải ngân tiền tài trợ của các nhà hảo tâm trong họ.

D. phô trương, hãnh diện cho mọi người trong làng biết .

Câu 29. Bố mẹ K đều là tiến sĩ và đảm đương những chức vụ quan trọng ở cơ quan. Vì vậy K rất hãnh diện với bạn bè. Cậu cho rằng bố mẹ mình thành đạt như vậy sau này thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả. Suy nghĩ của K thể hiện thái độ chưa đúng trong việc

A. biết hưởng thụ cuộc sống hiện tại.

B. phát huy truyền thống gia đình.

C. biết ỷ nại vào vị thế của bố mẹ.

D. phát huy lợi thế của bố mẹ.

Câu 30. Vào lúc rảnh rỗi Mai thường sang nhà Vân dạy bạn Vân học vì bạn Vân là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn Mai là người như thế nào?

A. Là người có lòng yêu thương mọi người.

B. Là người trung thực

C. Là người có lòng tự trọng.

D. Là người sống giản dị.

Câu 31. Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?

A. Lòng yêu thương mọi người.

B. Tinh thần đoàn kết.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Lòng trung thành.

Câu 32. Sinh ra trong một vùng quê nghèo khó trong tỉnh, bao đời nay, trong dòng họ của H chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Vì vậy khi được đề nghị giới thiệu về quê hương và dòng họ, bạn H cảm thấy rất tự ti và mặc cảm. Thái độ của H như trên là chưa thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?

A. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

B. Mặc cảm về truyến thống gia đình và dòng họ.

C. Xúc phạm truyền thống gia đình, dòng họ.

D. Tự ti về truyền thống gia đình và dòng họ.

ĐÁP ÁN

Câu

1A

2C

3D

4B

5A

6B

7A

8B

9C

10A

Câu

11A

12B

13B

14D

15C

16C

17D

18C

19A

20C

Câu

21C

22A

23A

24D

25D

26B

27B

28B

29B

30A

Câu

31A

32A


 

             

2. Đề số 2

Câu 1. Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

A. Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.

B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.

C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực.

D. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan.

Câu 2. Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Nhỏ nhen.

B. Vô cảm

C. Ích kỷ

D. Khoan dung.

Câu 3. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo ra và được

A. mua bán, trao đổi trên thị trường.

B. nhà nước ban hành và thực hiện.

C. đời sau bảo vệ nguyên trạng.

D. truyền từ đời này sang đời khác.

Câu 4. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc

A. cần đánh bóng tên tuổi.

B. vì mục đích vụ lợi

C. gặp khó khăn và hoạn nạn.

D. mưu cầu lợi ích cá nhân.

Câu 5. Người có lòng yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người xa lánh.

B. Mọi người coi thường.

C. Mọi người kính nể và yêu quý.

D. Mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu 6. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình khi

A. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

B. tích cực học tập rèn luyện.

C. tham gia giữ gìn an ninh thôn xóm.

D. tích cực lao động sản xuất.

Câu 7. Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?

A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần kỷ luật.

D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 8. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?

A. Đức tính tiết kiệm.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Tinh thần đoàn kết.

Câu 9. Người có hành vi nào dưới đây là thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.

B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội.

C. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.

D. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

A. Hà chê nghề gốm truyền thống của gia đình là nghề lao đông vất vả, tầm thường.

B. Thủy cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.

C. Thanh cho rằng gia đình mình không có truyền thống tốt đẹp nào.

D. Bích rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.

Câu 11. Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình.

B. Xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình.

C. Không coi thường danh dự của gia đình.

D. Tự ti về thanh danh của gia đình mình.

Câu 12. Hành vi nào dưới đây không thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Quan tâm tới người khác.

B. Thờ ơ khi người khác gặp nạn

C. Cảm thông với người khó khăn.

D. Hi sinh vì người khác.

Câu 13. Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống lao động sản xuất của gia đình, dòng họ khi

A. tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình.

B. tích cực giúp đỡ người nghèo.

C. tự hào thành tích học tập của gia đình.

D. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

Câu 14. Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

B. Giấy rách phải giữ lấy lề

C. Cá không ăn muối cá ươn

D. Có đi có lại, mới toại lòng nhau

Câu 15. Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì?

A. Lên án, tố cáo.

B. Không quan tâm.

C. Làm theo.

D. Nêu gương.

ĐÁP ÁN

Câu

1A

2D

3D

4C

5D

6B

7B

8B

9D

10D

Câu

11D

12D

13A

14B

15A

16C

17B

18B

19D

20D

Câu

21A

22B

23D

24A

25B

26B

27D

28D

29D

30A

Câu

31A

32D

       


 

     

3. Đề số 3

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào nói về sự biết ơn?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Cả A,B, C.

Câu 2:Câu tục ngữ: “Ăn cháo đá bát” , “Vong ơn bội nghĩa” nói về ?

A. Sự vô ơn.

B. Sự trung thành.

C. Sự đoàn kết.

D. Sự biết ơn.

Câu 3: Hành động nào thể hiện sự biết ơn ?

A. Chăm ngoan học giỏi, nghe lời bố mẹ.

B. Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ.

C. Thăm hỏi các thầy cô giáo.

D. Cả A,B, C.

Câu 4 : Biết ơn có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Tạo nên môi trường lành mạnh.

B. Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

C. Giúp mỗi người hoàn thiện mình hơn.

D. Giúp đất nước phát triển.

Câu 5: Vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại. Hành động đó thể hiện ?

A. Sự biết ơn tới đấng sinh thành.

B. Sự tiếc nuối tới đấng sinh thành.

C. Sự lo lắng tới đấng sinh thành.

D. Sự vô ơn với đấng sinh thành.

Câu 6: Biết ơn là...tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước. Điền vào dấu “…” đó là ?

A. sự bày tỏ lòng thành kính.

B. sự bày tỏ lòng biết ơn.

C. sự bày tỏ thái độ trân trọng.

D. sự bày tỏ tình yêu.

Câu 7: Đối với hành động mắng chửi cha mẹ, vô lễ với thầy cô giáo…Chúng ta cần phải làm gì?

A. Phê phán, lên án.

B. Động viên, khích lệ.

C. Nhắc nhở, khuyên răn.

D. Cả A và C.

Câu 8: Việc bày tỏ lòng tri ân và có những việc làm để đền đáp người đã giúp đỡ mình được gọi là ?

A. Biết ơn.

B. Biết nghĩ.

C. Biết điều.

D. Biết sống.

Câu 9: Khi gặp lại thầy giáo cũ M cho rằng không phải chào thầy vì thầy không còn dạy mình nữa. Hành động đó thể hiện ?

A. Sự trung thành..

B. Sự vô ơn.

C. Sự vô tâm.

D. Sự biết ơn.

Câu 10: Sắp đến ngày 20/11 em chăm ngoan, cố gắng học giỏi để dâng những bông hoa điểm 9,10. Hành động đó thể hiện điều gì ?

A. Lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo.

B. Lòng trung thành đối với các thầy cô giáo.

C. Tình đoàn kết đối với các thầy cô giáo.

D. Sự vô ơn đối với các thầy cô giáo.

Câu 11:Câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là:

A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

B. Tích tiểu thành đại.

C. Chịu khó mới có mà ăn.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 12: Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là:

A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.

B. Không học bài cũ.

C. Bỏ học chơi game.

D. Đua xe trái phép.

Câu 13: Kiên trì là :

A. Miệt mài làm việc.

B. Thường xuyên làm việc.

C. Quyết tâm làm đến cùng.

D. Tự giác làm việc.

Câu 14 :Câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim nói về ?

A. Đức tính khiêm nhường.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Đức tính trung thực.

D. Đức tính siêng năng.

Câu 15: Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách giáo khoa. Bạn A là người?

A. Siêng năng, chăm chỉ.

B. Lười biếng.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thực.

Câu 16: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta?

A. thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

B. sống có ích.

C. yêu đời hơn .

D. tự tin trong công việc.

Câu 17: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép. Hành động của N thể hiện đức tính ?

A. Kiên trì.

B. Lười biếng.

C. Chăm chỉ.

D. Vô tâm.

Câu 18: Trái với siêng năng, kiên trì là:

A. Lười biếng, chóng chán.

B. Trung thực, thẳng thắn.

C. Cẩu thả, hời hợt.

D. Cả A và C.

Câu 19: Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì?

A. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà.

B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.

C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt.

D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.

Câu 20: Trong giờ kiểm tra môn Toán em thấy bạn M đang chép tài liệu trong giờ. Trong trường hợp này em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo bộ môn để bạn bị đánh dấu bài.

B. Nhắc nhở bạn để bạn rút kinh nghiệm.

C. Mặc kệ.

D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

11

D

21

A

31

B

2

A

12

A

22

A

31

A

3

D

13

C

23

A

33

B

4

B

14

D

24

A

34

C

5

A

15

B

25

B

35

A

6

C

16

A

26

A

36

C

7

D

17

B

27

D

37

A

8

A

18

D

28

A

38

B

9

B

19

A

29

A

39

B

10

A

20

B

30

C

40

C

4. Đề số 4

Câu 1: Việc làm thể hiện việc không chăm sóc, sức khỏe là:

A. Hút thuốc lá.

B. Chơi cầu lông.

C. Đánh răng trước khi đi ngủ.

D. Chơi đá bóng.

Câu 2: Việc làm thể hiện việc chăm sóc, sức khỏe là:

A. Đi khám định kỳ.

B. Chơi game thâu đêm.

C. Hút ma túy đá.

D. Đua xe trái phép.

Câu 3 : Bạn A nói chuyện với em bạn bị ho ra máu nhiều lần và kéo dài, em sẽ khuyên bạn như thế nào ?

A. Khuyên bạn đi viện khám để kiểm tra sức khỏe.

B. Không quan tâm.

C. Lặng im.

D. Nói với bạn là không phải đi khám, không có gì nguy hiểm.

Câu 4 : Sức khỏe có ý nghĩa ?

A. Sức khoẻ là vốn quý của con người.

B. Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.

C. Sức khỏe giúp chúng ta lạc quan, vui tươi hạnh phúc.

D. Cả A và B.

Câu 5: Có người rủ em hút thuốc lá em sẽ làm gì?

A. Em sẽ hút thử vì em nghĩ hút thuốc lá 1 lần sẽ không sao.

B. Em sẽ không hút vì hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

C. Em sẽ hút vì hút thuốc lá không có hại gì cho sức khỏe.

D. Đáp án A và C.

Câu 6: Ngày thế giới vì sức khỏe là:

A. 7/4.

B. 4/7.

C. 7/5.

D. 5/7.

Câu 7: Ngày thế giới chống hút thuốc lá:

A. 30/5.

B. 31/5.

C. 29/5.

D. 28/5.

Câu 8: Ngày thế giới phòng chống ma túy là:

A. 24.6.

B. 25/6.

C. 26/6.

D. 27/6.

Câu 9: Câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là:

A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.

B. Tích tiểu thành đại.

C. Chịu khó mới có mà ăn.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 10: Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là:

A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.

B. Không học bài cũ.

C. Bỏ học chơi game.

D. Đua xe trái phép.

Câu 11: Kiên trì là

A. Miệt mài làm việc.

B. Thường xuyên làm việc.

C. Quyết tâm làm đến cùng.

D. Tự giác làm việc.

Câu 12: Câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim nói về ?

A. Đức tính khiêm nhường.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Đức tính trung thực.

D. Đức tính siêng năng.

Câu 13: Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách giáo khoa. Bạn A là người?

A. Siêng năng, chăm chỉ.

B. Lười biếng.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thực.

Câu 14: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Tiết kiệm tiền để mua sách.

B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

Câu 15: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?

A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.

C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

A

11

C

21

A

31

B

2

A

12

D

22

D

31

A

3

A

13

B

23

B

33

B

4

D

14

A

24

C

34

C

5

B

15

A

25

A

35

A

6

A

16

A

26

C

36

B

7

B

17

A

27

A

37

C

8

C

18

B

28

D

38

D

9

D

19

A

29

A

39

A

10

A

20

D

30

A

40

B

5. Đề số 5

Câu 1: Những hành vi trái với lễ độ là?

A. Nói tục, chửi bậy.

B. Cãi bố mẹ.

C. Không nghe lời ông bà.

D. Cả A,B, C.

Câu 2: Thành ngữ nói về lễ độ là ?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Đi thưa về gửi.

C. Vắt cổ chày ra nước.

D. Góp gió thành bão.

Câu 3: Khi gặp một cụ già đứng bên vỉa hè chờ đèn đỏ để sang đường em sẽ làm gì ?

A. Không làm gì cả.

B. Mặc kệ.

C. Đưa bà sang đường.

D. Nhờ người khác đưa bà sang đường.

Câu 4 : Biểu hiện của Lễ độ là ?

A. Tôn trọng, quý mến mọi người.

B. Quý trọng sức lao động.

C. Cần cù, tự giác.

D. Siêng năng, kiên trì.

Câu 5: Đối với xã hội, Lễ độ sẽ giúp xã hội ?

A. Hạnh phúc.

B. Tươi đẹp.

C. Văn minh.

D. Tốt đẹp.

Câu 6: Em sẽ lên án hành vi nào dưới đây ?

A. Đánh chửi cha mẹ.

B. Trả lại tiền cho người đã mất.

C. Chào hỏi người lớn tuổi.

D. nhường chỗ cho trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.

Câu 7: Các hành động thể hiện sự lễ độ trong gia đình là?

A. Nghe lời bố mẹ, anh chị.

B. Kính trọng ông bà.

C. Yêu thương, dạy dỗ em.

D. Cả A,B, C.

Câu 8: Đối với cá nhân, Lễ độ sẽ giúp cho ?

A. Quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn.

B. Quan hệ giữa con người với con người trở nên căng thẳng hơn.

C. Quan hệ giữa con người với con người tồi tệ hơn.

D. Quan hệ giữa con người với con người bình an hơn.

Câu 9: Trên mạng xuất hiện các bài báo, đoạn video clip học sinh đánh thầy giáo, con đánh cha mẹ…Em có suy nghĩ gì về những hành động đó?

A. Hành động đó vô lễ, hỗn láo, vi phạm pháp luật.

B. Hành động đó thể hiện là người có Lễ độ.

C. Hành động đó thể hiện là người trung thực, thẳng thắn.

D. Hành động đó là bình thường, không có gì đáng lên án.

Câu 10: Lễ độ là ?

A. Chỉ chào hỏi người lớn tuổi.

B. Biết cách cư xử đúng mực.

C. Cãi nhau với bạn bè.

D. Nói trống không.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

11

A

21

D

31

B

2

B

12

B

22

A

31

C

3

C

13

A

23

D

33

A

4

A

14

B

24

B

34

A

5

C

15

C

25

A

35

B

6

A

16

A

26

C

36

A

7

D

17

D

27

D

37

C

8

A

18

A

28

A

38

D

9

A

19

A

29

B

39

C

10

B

20

D

30

A

40

D

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn GDCD KNTT 6 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Hai Bà Trưng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF