YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn CTST GDCD 6 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lê Đại Hành

Tải về
 
NONE

Nhằm mục đích giúp các em học sinh lớp 6 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới, Hoc247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn CTST GDCD 6 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lê Đại Hành với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

ADSENSE

BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN GDCD 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CÓ ĐÁP ÁN

NĂM 2021-2022 TRƯỜNG THCS LÊ ĐẠI HÀNH

1. Đề số 1

Câu 1: (3 điểm)

Mọi người biết siêng năng, kiên trì thì họ sẽ thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Em hãy cho biết:

Siêng năng là gì? Kiên trì là gì? Em thể hiện sự siêng năng kiên trì trong học tập như thế nào?

Câu 2: (2 điểm)

Câu ca dao “Kính trên nhường dưới” nói lên phẩm chất đạo đức nào đã học phẩm chất đạo đức đó biểu hiện như thế nào ?

Câu 3: (2 điểm)

Câu ca dao “Tích tiểu thành đại” nói lên phẩm chất đạo đức nào đã học. Hãy nêu phẩm chất đạo đức đó? Theo em chúng ta cần tiết kiệm những gì?

Câu 4: (3 điểm)

Trời mua rất lớn, bạn Bình cứ dầm mưa suốt cả buổi chiều để rong chơi cùng các bạn. Chiều về Bình bị cảm sốt, ngày sau không đi học được phải nghỉ học.

Em có nhận xét gì về bạn Bình? Để có sức khỏe tốt mọi người cần phải làm gì. Em hãy cho bạn Bình lời khuyên về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể .

ĐÁP ÁN

Câu 1: (3 điểm)

- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, (0,5 điểm) miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn. (0,5 điểm)

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ. (0,5 điểm)

*Siêng năng kiên trì trong học tập là: Đi học chuyên cần, bài khó không nản chí,

(0,5 điểm) quyết tâm làm cho được, tự giác học, không chơi la cà, (0,5 điểm) vào lớp thuộc bài, lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài cẩn thận (0,5 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

Câu ca dao “Kính trên nhường dưới” nói lên phẩm chất đạo đức lễ độ (0,5 điểm)

Lễ độ biểu hiện là sự tôn trọng và quí mến (0,5 điểm) thể hiện qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ, thái độ như biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi (0,5 điểm) Nói năng nhẹ nhàng.Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác. (0,5 điểm)

Câu 3: (2 điểm)

Câu ca dao “Tích tiểu thành đại” nói lên phẩm chất đạo đức Tiết kiệm (0,5 điểm)

Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất,thời gian, sức lực của mình và của người khác. (0,5 điểm)

* Chúng ta cần tiết kiệm: Tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu (0,5 điểm), điện, nước, sức lực, tiền của, thời gian. (0,5 điểm)

Câu 4: (3 điểm)

Bạn Bình không biết tự bảo vệ sức khỏe của mình (0,5 điểm)

Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể cụ thể là (0,5 điểm)

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, (0,25)

+ Ăn uống điều độ, độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm). (0,25)

+ Thường xuyên luyện tập TDTT (0,25)

+ Tích cực phòng và chữa bệnh, (0,25)

+ Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác có hại cho sức khỏe (0,25)

+ Trời nắng phải đội nón, trời mưa mặc áo mưa, trời lạnh phải mặc áo ấm... (0,25)

*Khuyên bạn Bình: Biết bảo vệ sức khỏe của mình, trời mưa không nên dằm mưa vì sẽ dễ bị cảm. (0,5 điểm)

2. Đề số 2

Câu 1: Đến nay, Công ước về quyền trẻ em có bao nhiêu thành viên ?

A. 194.

B. 195.

C. 196.

D. 197.

Câu 2: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?

A. 1989.

B. 1998.

C. 1986

D. 1987.

Câu 3 : Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.

B. Nhóm quyền : sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.

C. Nhóm quyền : sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.

D. Nhóm quyền : sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.

Câu 4 : Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

A. Bảo vệ và bảo đảm.

B. Bảo vệ và duy trì.

C. Duy trì và phát triển.

D. Duy trì và bảo đảm.

Câu 5: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

A. Luật Quốc tịch Việt Nam.

B. Luật hôn nhân và gia đình.

C. Luật đất đai.

D. Luật trẻ em.

Câu 6: Luật Quốc tịch Việt Nam được ban hành vào năm nào?

A. 1985.

B. 1986.

C. 1987.

D. 1988.

Câu 7: Theo luật hiện hành, người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ mà không cài quai đúng quy cách bị phạt bao nhiêu tiền?

A. 100.000đ - 300.000đ.

B. 100.000đ - 150.000đ.

C. 100.000đ - 200.000đ.

D. 100.000đ - 250.000đ.

Câu 8: Khi tắc đường, nhiều người đi xe máy có thói quen đi lên vỉa hè. Theo luật hiện hành, hành vi này bị xử phạt bao nhiêu ?

A. 30.000đ - 400.000đ.

B. 50.000đ - 400.000đ.

C. 60.000đ - 400.000đ.

D. 70.000đ - 400.000đ.

Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là ?

A. Uống rượu bia khi tham gia giao thông.

B. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

C. Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.

D. Cả A,B, C.

Câu 10: Theo luật hiện hành, người đang lái xe máy mà sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh sẽ bị phạt bao nhiêu?

A. 100.000đ - 150.000đ.

B. 100.000đ - 200.000đ.

C. 200.000đ - 300.000đ.

D. 200.000đ - 400.000đ.

Câu 11 : Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền bảo vệ.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền phát triển.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 12: Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền bảo vệ.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 13: Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm : 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm quyền nào ?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền bảo vệ.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 14: Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.

B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.

C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.

D. Cả A,B, C.

Câu 15: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

A. Trẻ em bị bỏ rơi.

B. Trẻ em bị mất cha.

C. Người bị phạt tù chung thân.

D. Trẻ em là con nuôi.

Câu 16 : Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?

A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.

B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.

D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

Câu 17 : Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu xanh lam thuộc loại biển báo nào ?

A. Biển báo cấm.

B. Biển báo nguy hiểm.

C. Biển hiệu lệnh.

D. Biển chỉ dẫn.

Câu 18: Trẻ em bao nhiêu tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50cm3?

A. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

B. Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

D. Từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Câu 19: Cần đảm bảo an toàn giao thông ở các loại hệ thống đường nào?

A. Đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ.

B. Đường hàng không, đường bộ.

C. Đường thủy, đường hàng không.

D. Cả A và B.

Câu 20: Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về quyền học tập?

A. Luật giáo dục và đào tạo.

B. Luật trẻ em.

C. Luật giáo dục nghề nghiệp.

D. Luật giáo dục.

Câu 21: Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm?

A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên .

B. Giáo dục tại chức và giáo dục từ xa.

C. Giáo dục chính quy và giáo dục tại chức.

D. Giáo dục từ xa và giáo dục thường xuyên.

Câu 22 : Công bằng trong giáo dục được thể hiện ở nội dung nào sau đây ?

A. Học sinh dân tộc Tày được đi học.

B. 40 tuổi vẫn được đi học.

C. Nam và nữ đều được đi học như nhau.

D. Cả A,B, C.

Câu 23 : An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập, Khoa nói: Tớ chẳng thích học ở lớp này tí nào cả vì toàn các bạn nghèo. Lẽ ra các bạn ấy không được đi học mới đúng. Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của bạn Khoa ?

A. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo thì chỉ được đi làm không được đi học.

B. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo không có tiền để trả tiền đi học.

C. Khoa hiểu như vậy là sai vì người nghèo và người giàu đều bình đẳng trước pháp luật.

D. Khoa hiểu như vậy là đúng vì có tiền mới được đi học.

Câu 24: Việc nào thể hiện sự không bình đẳng trong giáo dục?

A. Tuyển thẳng học sinh giỏi vào trường Chuyên.

B. Không cho học sinh dân tộc thiểu số đi học.

C. Cộng điểm cho con thương binh liệt sỹ.

D. Tuyển thẳng học sinh đạt giải cao vào Đại học.

Câu 25: Miễn học phí cho học sinh nghèo thể hiện tính chất gì của giáo dục?

A. Bình đẳng.

B. Không bình đẳng.

C. Dân chủ.

D. Công khai.

Câu 26: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền bảo vệ.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 27: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có bao nhiêu điều và bao nhiêu quyền?

A. 54 điều, 29 quyền.

B. 53 điều, 25 quyền.

C. 52 điều, 27 quyền.

D. 51 điều, 23 quyền.

Câu 28: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện điều gì?

A. Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với trẻ em.

B. Thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ đối với trẻ em.

C. Thể hiện sự chăm sóc và bảo vệ đối với trẻ em.

D. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với trẻ em.

Câu 29: Đối với Châu Á, Việt Nam là nước thứ mấy ký Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 30: Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.

B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.

C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.

D. Cả A,B, C.

Câu 31: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

A. Trẻ em bị bỏ rơi.

B. Trẻ em bị mất cha.

C. Người bị phạt tù chung thân.

D. Trẻ em là con nuôi.

Câu 32 : Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?

A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.

B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.

D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

Câu 33 : Công dân bị bắt khi có quyết định hoặc phê chuẩn của cơ quan nhà nước nào?

A. Tòa án.

B. Viện Kiểm sát.

C. Công an tỉnh.

D. Cả A, B.

Câu 34 : Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?

A. Công an.

B. Những người mà pháp luật cho phép.

C. Bất kỳ người nào.

D. Viện Kiểm sát.

Câu 35: Nam và Sơn là HS lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua.Tìm mãi ko thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Nam đã vi phạm quyền nào ?

A. Nam vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Nam không vi phạm quyền nào.

C. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

D. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 36: Ông C là Chủ tịch huyện X, do bị tố cáo trong việc sai phạm sử dụn đất nên ông C đã bị đi tù. Điều đó nói đến điều gì của pháp luật?

A. Tính bình đẳng.

B. Không bình đẳng.

C. Tính dân chủ.

D. Tính công khai.

Câu 37: Quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền bầu cử và ứng cử.

D. Cả A và B.

Câu 38: Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?

A. Bố mẹ phê bình khi con mắc lỗi.

B. Bắt giữ tên trộm khi lẻn vào nhà.

C. Bắt người theo quy định của Tòa án.

D. Đánh người gây thương tích vì bất đồng quan điểm.

Câu 39: Nghi ngờ anh V là người lấy cắp xe máy của mình nên ông N đã tung tin nói xấu anh V trên facebook. Việc làm này của ông N đã vi phạm quyền nào?

A. Ông N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Ông N không vi phạm quyền nào.

C. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

D. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 40: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được ghi nhận tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013?

A. Điều 20.

B. Điều 21.

C. Điều 22.

D. Điều 23.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

11

B

21

A

31

C

2

A

12

C

22

D

31

D

3

A

13

A

23

C

33

D

4

A

14

D

24

B

34

C

5

A

15

C

25

A

35

D

6

D

16

D

26

D

36

A

7

C

17

D

27

A

37

D

8

A

18

A

28

D

38

D

9

D

19

D

29

A

39

D

10

B

20

D

30

D

40

A

3. Đề số 3

Câu 1: Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về quyền học tập?

A. Luật giáo dục và đào tạo.

B. Luật trẻ em.

C. Luật giáo dục nghề nghiệp.

D. Luật giáo dục.

Câu 2: Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm?

A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên .

B. Giáo dục tại chức và giáo dục từ xa.

C. Giáo dục chính quy và giáo dục tại chức.

D. Giáo dục từ xa và giáo dục thường xuyên.

Câu 3 : Công bằng trong giáo dục được thể hiện ở nội dung nào sau đây ?

A. Học sinh dân tộc Tày được đi học.

B. 40 tuổi vẫn được đi học.

C. Nam và nữ đều được đi học như nhau.

D. Cả A,B, C.

Câu 4 : An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập, Khoa nói: Tớ chẳng thích học ở lớp này tí nào cả vì toàn các bạn nghèo. Lẽ ra các bạn ấy không được đi học mới đúng. Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của bạn Khoa ?

A. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo thì chỉ được đi làm không được đi học.

B. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo không có tiền để trả tiền đi học.

C. Khoa hiểu như vậy là sai vì người nghèo và người giàu đều bình đẳng trước pháp luật.

D. Khoa hiểu như vậy là đúng vì có tiền mới được đi học.

Câu 5: Việc nào thể hiện sự không bình đẳng trong giáo dục?

A. Tuyển thẳng học sinh giỏi vào trường Chuyên.

B. Không cho học sinh dân tộc thiểu số đi học.

C. Cộng điểm cho con thương binh liệt sỹ.

D. Tuyển thẳng học sinh đạt giải cao vào Đại học.

Câu 6: Cần đảm bảo an toàn giao thông ở các loại hệ thống đường nào?

A. Đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ.

B. Đường hàng không, đường bộ.

C. Đường thủy, đường hàng không.

D. Cả A và B.

Câu 7: Theo luật hiện hành, người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ mà không cài quai đúng quy cách bị phạt bao nhiêu tiền?

A. 100.000đ - 300.000đ.

B. 100.000đ - 150.000đ.

C. 100.000đ - 200.000đ.

D. 100.000đ - 250.000đ.

Câu 8: Khi tắc đường, nhiều người đi xe máy có thói quen đi lên vỉa hè. Theo luật hiện hành, hành vi này bị xử phạt bao nhiêu ?

A. 30.000đ - 400.000đ.

B. 50.000đ - 400.000đ.

C. 60.000đ - 400.000đ.

D. 70.000đ - 400.000đ.

Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là ?

A. Uống rượu bia khi tham gia giao thông.

B. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

C. Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.

D. Cả A,B, C.

Câu 10: Theo luật hiện hành, người đang lái xe máy mà sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh sẽ bị phạt bao nhiêu?

A. 100.000đ - 150.000đ.

B. 100.000đ - 200.000đ.

C. 200.000đ - 300.000đ.

D. 200.000đ - 400.000đ.

Câu 11: Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.

B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.

C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.

D. Cả A,B, C.

Câu 12: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

A. Trẻ em bị bỏ rơi.

B. Trẻ em bị mất cha.

C. Người bị phạt tù chung thân.

D. Trẻ em là con nuôi.

Câu 13 : Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?

A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.

B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.

D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

Câu 14 : Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

A. Bảo vệ và bảo đảm.

B. Bảo vệ và duy trì.

C. Duy trì và phát triển.

D. Duy trì và bảo đảm.

Câu 15: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

A. Luật Quốc tịch Việt Nam.

B. Luật hôn nhân và gia đình.

C. Luật đất đai.

D. Luật trẻ em.

Câu 16: Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm : 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm quyền nào ?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền bảo vệ.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 17: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền phát triển.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền bảo vệ.

D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 18: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có bao nhiêu điều và bao nhiêu quyền?

A. 54 điều, 29 quyền.

B. 53 điều, 25 quyền.

C. 52 điều, 27 quyền.

D. 51 điều, 23 quyền.

Câu 19: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện điều gì?

A. Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với trẻ em.

B. Thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ đối với trẻ em.

C. Thể hiện sự chăm sóc và bảo vệ đối với trẻ em.

D. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với trẻ em.

Câu 20: Đối với Châu Á, Việt Nam là nước thứ mấy ký Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 22: Miễn học phí cho học sinh nghèo thể hiện tính chất gì của giáo dục?

A. Bình đẳng.

B. Không bình đẳng.

C. Dân chủ.

D. Công khai.

Câu 23: Thành ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói đến điều gì?

A. Vai trò của tự học.

B. Vai trò của tự nhận thức.

C. Vai trò của việc học.

D. Vai trò của cá nhân.

Câu 24: Luật giáo dục do cơ quan nào ban hành?

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục.

D. Tổng Bí thư.

Câu 25: Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục thể hiện tính chất gì?

A. Tính nhân đạo.

B. Tính nhân văn.

C. Tính bình đẳng.

D. Cả A và B.

Câu 26: Nhà nước phổ cập giáo dục ở các cấp học nào ?

A. Giáo dục mầm non.

B. Giáo dục tiểu học.

C. Giáo dục THCS.

D. Cả A,B, C.

Câu 27: Hình tròn viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen thuộc loại biển báo nào?

A. Biển báo cấm.

B. Biển báo nguy hiểm.

C. Biển hiệu lệnh.

D. Biển chỉ dẫn.

Câu 28: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên nền có hình vẽ màu đen thuộc loại biển báo nào?

A. Biển báo cấm.

B. Biển báo nguy hiểm.

C. Biển hiệu lệnh.

D. Biển chỉ dẫn.

Câu 29 : Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thuộc loại biển báo nào ?

A. Biển báo cấm.

B. Biển báo nguy hiểm.

C. Biển hiệu lệnh.

D. Biển chỉ dẫn.

Câu 30 : Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu xanh lam thuộc loại biển báo nào ?

A. Biển báo cấm.

B. Biển báo nguy hiểm.

C. Biển hiệu lệnh.

D. Biển chỉ dẫn.

Câu 31: Trẻ em bao nhiêu tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50cm3?

A. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

B. Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

D. Từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Câu 32: Luật Quốc tịch Việt Nam được ban hành vào năm nào?

A. 1985.

B. 1986.

C. 1987.

D. 1988.

Câu 33: Người công dân Việt Nam tối đa được mang mấy quốc tịch?

A. Nhiều quốc tịch.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 34: Điều 19, Luật Quốc tịch 2008 quy định những người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài trừ trường hợp nào?

A. Chủ tịch nước cho phép.

B. Có lợi cho nhà nước CHXHCN Việt Nam.

C. Có công lao đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

D. Cả A,B, C.

Câu 35: Loại giấy tờ nào đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

A. Giấy khai sinh.

B. Hộ chiếu.

C. Chứng minh thư.

D. Cả A,B, C.

Câu 36: Các tội liên quan tới xâm phạm an ninh quốc gia như: gián điệp, phản bội tổ quốc, khủng bố…bị tước quyền công dân bao nhiêu lâu?

A. 1 - 5 năm.

B. 2 - 3 năm .

C. 3 - 4 năm.

D. Cả đời.

Câu 37: Đến nay, Công ước về quyền trẻ em có bao nhiêu thành viên ?

A. 194.

B. 195.

C. 196.

D. 197.

Câu 38: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?

A. 1989.

B. 1998.

C. 1986

D. 1987.

Câu 39 : Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.

B. Nhóm quyền : sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.

C. Nhóm quyền : sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.

D. Nhóm quyền : sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.

Câu 40 : Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền bảo vệ.

B. Nhóm quyền sống còn.

C. Nhóm quyền phát triển.

D. Nhóm quyền tham gia.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

11

D

21

A

31

A

2

A

12

C

22

A

31

D

3

D

13

D

23

C

33

A

4

C

14

A

24

A

34

D

5

B

15

A

25

A

35

D

6

D

16

A

26

D

36

A

7

C

17

D

27

A

37

D

8

A

18

A

28

B

38

A

9

D

19

D

29

C

39

A

10

B

20

A

30

D

40

B

4. Đề số 4

I/ Trắc nghiệm: (3,0 điểm).

Chọn những câu đúng nhất rồi ghi vào biểu ở phần bài làm dưới đây.

Câu 1: Những việc làm nào biểu hiện việc biết tự chăm sóc sức khỏe.

A. Mỗi buổi sáng, Bi đều tập thể dục.

B. Đã 4 ngày, Nam không thay quần áo.

C. Bạn thường không ăn cơm buổi sáng.

D. Trời rất lạnh nhưng Lan mặc chiếc áo rất mỏng.

Câu 2: Siêng năng biểu hiện qua sự:

A. Cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.

B. Chưa làm xong bài tập, Nam đã đi chơi.

C. Đến phiên trực nhật lớp, Hồng toàn nhờ bạn làm hộ.

D. Sáng nào cũng dậy muộn.

Câu 3: Thế nào là tiết kiệm?

A. Sử dụng của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác một cách hợp lý.

B. Vung tay quá trán.

C. Kiếm củi 3 năm thiếu 1 giờ.

D. Cơm thừa, gạo thiếu.

Câu 4: Đức tính nào là biểu hiện của sự lễ độ ?

A. Cư xử đúng mực của mỗi người trong giao tiếp.

B. Nói leo trong giờ học.

C. Ngắt lời người khác.

D. Nói trống không.

Câu 5: Biểu hiện nào thể hiện sống chan hòa với mọi người?

A. Biết chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh.

B. Không giúp đỡ ai,vì sợ thiệt cho mình.

C. Không tham gia các hoạt động từ thiện.

D. Không góp ý cho ai vì sợ mất lòng.

Câu 6: Dưới đây, câu nói nào là biểu hiện của sự biết ơn.

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

B. Vô ơn.

C. Bội nghĩa.

D. Bạc tình.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7: Thế nào là Tự chăm sóc rèn luyện thân thể? (1,0đ)

Câu 8: Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao? (3,0đ)

Câu 9: Cho tình huống sau: Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể nước, liền nhắc bạn khóa vòi nước, nhưng Hải bảo: Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt !

Em có đồng ý với suy nghĩ và việc làm của bạn Hải không? Vì sao? (3,0đ)

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

CÂU

1

2

3

4

5

6

ĐÁP ÁN

A

A

A

A

A

A

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7:

- Mỗi người phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, tập thể dục hàng ngày, chơi TDTT, phòng bệnh và chữa bệnh.

Câu 8:

- Biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Vì họ là người sinh thành và nuôi dưỡng ta.

- Biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Vì họ đã mang đến cho ta những điều tốt đẹp.

- Biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ ta. Vì thầy cô giáo cho ta kiến thức, dạy cho ta kỹ năng sống.

- Biết ơn Đảng, Bác Hồ, các anh hùng, liệt sĩ. Vì đã đem lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc.

Câu 9:

- Yêu cầu HS có thể giải quyết tình huống bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được:

- Không đồng ý với suy nghĩ và hành động của bạn Hải.

- Lí do: + Tuy giá cả chi phí cho nước sinh hoạt rẻ thật nhưng giá phải trả là bằng tiền mồ hôi công sức của cha mẹ bỏ ra, chứ không phải là của trên trời rơi xuống;

+ Chúng ta phải biết tiết kiệm, không được lãng phí tiền của, công sức của cha mẹ, của gia đình và của xã hội.

5. Đề số 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM; (3 đ)

Câu 1; Hành vi nào sau đây thể hiện biết tôn trọng lẽ phải ?

A, Nghe theo ý kiến của số đông.

B, Luôn bảo vệ đến cùng ý kiến của mình.

C, Cân nhắc suy nghĩ kĩ ý kiến nào hợp lí thì theo.

D, Không đưa ra ý kiến của riêng mình .

Câu 2, Em hứa với bạn sẽ chiều nay sẽ cho bạn đi nhờ xe đến trường vì xe của bạn bị hỏng chưa sửa kịp. Nhưng chiều nay vì nhà có việc đột xuất nên em phải xin nghỉ học. Trong trường hợp này em nên xử sự thế nào?

A, Hôm sau gặp bạn sẽ xin lỗi bạn.

B, Không cần nói gì vì mình có lí do chính đáng.

C, Bằng mọi cách phải bạn chở bạn đến trường.

D, Tìm cách báo trước cho bạn biết để bạn có cách giải quyết kịp thời.

Câu 3. Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta cần phải biết coi trọng

A. người khác.

B. lời hứa của mình.

C. bản thân mình.

D. công việc.

Câu 4; Hành vi nào sau đây là vi phạm kỉ luật ?

A, Nói chuyện làm mất trật tự trong giờ học.

B, Mượn xe đạp của người khác rồi đem cầm cố để lấy tiền tiêu xài.

C, Đá bóng dưới lòng đường.

D, Tổ chức cá độ bóng đá.

Câu 5; Đầu giờ học các bạn tổ trưởng phải báo cáo cô giáo về việc chuẩn bị bài của các bạn trong tổ. Ở tổ 1, bạn H thường xuyên làm thiếu bài tập nhưng bạn N – tổ trưởng vẫn báo cáo các bạn trong tổ làm bài đầy đủ. Em hãy nhận xét về việc làm của ban N.

A, Bạn N làm như vậy là muốn tổ mình không bị hạ loại thi đua.

B, Bạn N làm như vậy là để xây dựng tình cảm bạn bè tốt đẹp với ban H.

C, Bạn N làm như vậy là vì muốn giúp đỡ bạn H.

D, Bạn N làm như vậy là không tôn trọng lẽ phải.

Câu 6; Để thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác chúng ta cần

A, học tất cả những gì mới lạ của nước khác.

B, chọn lọc những gì phù hợp thì ta học tập, tiếp thu

C, thấy người nước ngoài đi ngoài đường thì chạy theo xem.

D,.ăn mặc theo thời trang của người nước ngoài.

II. PHẦN TỰ LUẬN; (7 đ)

Câu 1: (2,5 đ); Thế nào là liêm khiết ? Nêu ví dụ. Muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì ?

Câu 2: (2,5 đ). Thế nào là tôn trọng người khác ? Nêu một số ví dụ.. Có ý kiến cho rằng: ”Tôn trọng người khác là phải luôn nhường nhịn và cố gắng làm vừa lòng họ bằng mọi cách ”. Em có đồng ý với ý kiến đó không. Vì sao?

Câu 3; (2 đ) Tình huống:

Lan và Hiền tranh luận với nhau. Lan nói: Đã là bạn bè thì phải bỏ qua, che dấu cho nhau mọi sai lầm, khuyết điểm thì mới giữ được tình bạn bền lâu. Trái lại, Hiền lại cho rằng: Bỏ qua, che giấu khuyết điểm cho bạn là không làm tròn bổn phận của mình với bạn và đó chính là hại bạn.

a., Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao ?

b, Hãy nêu suy nghĩ của em về bổn phận của mình đối với bạn bè .

ĐÁP ÁN

I, PHẦN TRẮC NGHIỆM; 3 đ ( Mỗi cấu trả lời đúng cho 0,5 đ)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

C

D

B

A

D

B

II, PHẦN TỰ LUẬN; (7 đ)

Câu 1; (2,5 đ)

-Trình bày được thế nào là liêm khiết .(0,5 đ)

-Nêu được ví dụ thể hiện tính liêm khiết .(1 đ)

- Rèn luyện tính liêm khiết:

Luôn thật thà ngay thẳng, không tham lam ích kỉ vụ lợi, kiên trì phấn đấu vươn lên bằng chính sức lực và tài năng của mình, đồng tình ủng hộ, qui trọng người liêm khiết, đấu tranh chống lại những hành vi vụ lợi cá nhân…(1 đ)

Câu 2; (2,5 đ)

- Trình bày được thế nào là tôn trọng người khác (0,5 đ)

- Nêu được một số biểu hiện: Biết lắng nghe, biết cư xử lễ phép, tôn trọng những sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác, không châm chọc chê bai người khác…(1 đ)

- Không đồng ý với ý kiến trên. Vì: Tôn trọng người khác không là phải luôn nhún nhường và làm vừa lòng họ bằng một cách mà phải biết nhìn nhận, đánh giá đúng về họ. Nếu họ đúng thì ủng hộ nhưng nếu sai thì phải thẳng thắn đấu tranh để cùng nhau tìm ra chân lí thí mới là thực sự tôn trọng người khác. (1 đ)

Câu 3; (2 đ)

a, Tán thành với ý kiến của bạn Hiền. (0,5 đ)

Vì: Là bạn bè của nhau thì phải biết quan tâm, giúp đõ, chia sẻ niềm vui nổi buồn và có trách nhiệm với nhau. Người bạn chân tình nhất, đáng quí nhất là người bạn dám góp ý thẳng thắn, chân tình và kiên quyết đấu tranh với những sai lầm, khuyết điểm của bạn bè để giúp bạn bè sữa chữa mà tiến bộ. Còn nếu bỏ qua hoặc tìm cách che dấu khuyết điểm của bạn bè thì thực sự là không làm tròn bổn phận của mình với bạn và chính là hại bạn. (1 đ)

b, Bổn phận của mình đối với bạn bè là: Phải tôn trọng, chân thành, tin cậy, quan tâm, chia sẻ, có trách nhiệm với bạn, sẵn sàng giúp đõ bạn trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống đẻ cùng nhau tiến bộ...(0,5 đ)

---

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn CTST GDCD 6 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lê Đại Hành. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF