YOMEDIA

Bộ 4 Đề thi HK1 môn Vật Lý 8 năm 2021 - 2022 Trường THCS Ngô Mây có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn cung cấp thêm tài liệu học tập giúp các em ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 Đề thi HK1 môn Vật Lý 8 năm 2021 - 2022 Trường THCS Ngô Mây có đáp án được HOC247 biên tập, tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo và học tập. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

NGÔ MÂY

ĐỀ THI HK I

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN VẬT LÝ 8

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

PHẦN I:   TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1. Khi thiết kế đập chắn nước, căn cứ các quy luật áp suất chất lỏng, yêu cầu đập kiên cố, an toàn và tiết kiệm vật liệu thì các phương án nào ở hình sau là hợp lí?

A. Hình a

B. Hình b

C. Hình c

D. Hình d

Câu 2. Khi đóng cọc xuống đất, muốn cọc cắm sâu vào đất cần phải tăng áp suất của cọc lên mặt đất, việc làm nào sau đây không có tác dụng làm tăng áp suất?

A. Vót nhọn đầu cọc.

B. Làm cho đầu cọc cắm xuống đất toè ra.    

C. Tăng lực đóng búa.

D. Vót nhọn đầu cọc và tăng lực đóng búa.

Câu 3. Một bình đựng chất lỏng như hình bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?

A. Tại M.

B. Tại N.

C. Tại P.

D. Tại Q.

Câu 4. Trong các phát biểu về vận tốc, câu nào dưới đây phát biểu sai?

A. Vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

B. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

C. Công thức tính vận tốc là v = S. t

D. Đơn vị của vận tốc là km/h

Câu 5. Lực đẩy Acsimet có phương và chiều như thế nào?

A. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

B. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

C. Phương nằm ngang, chiều từ dưới lên.

D. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống .

Câu 6. Trong hình bên, mực chất lỏng ở 3 bình ngang nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng thuỷ ngân. Gọi p1, p2 , p3 là áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Chọn phương án đúng:

A. p1 > p2  > p3

B. p2 > p3 > p1

C. p3 > p1 > p2

D. p2 > p1 > p3

Câu 7.Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc

A. Không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động.

B. Không đổi trong suốt quãng đường đi.

C. Luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Câu 8.Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?

A. Sự rơi của chiếc lá.

B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.

C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.

D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.

Câu 9.Một canô chuyển động đều từ bến A đến bến B với vận tốc 30km/h thì hết 45 phút. Quãng đường từ A đến B dài:

A. 22,5km.

B.45km.

C. 135km.

D. 15km.

Câu 10. Một vật có khối lượng m = 8 kg buộc vào một sợi dây. Cần phải giữ dây với một lực là bao nhiêu để vật cân bằng?

A. F > 80 N.

B. F = 8N.

C. F < 80 N.

D. F = 80 N

PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm) 

Bài 1:(1 điểm) Một vật nặng 4kg có khối lượng riêng bằng 2000 kg/m3. Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 800 kg/m3. Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng:

Bài 2. (2,5 điểm) Hãy cho biết một vật chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của mấy lực? Đó là những lực nào? Hãy tính trọng lượng của vật và biểu diễn các lực tác dụng lên vật trong trường hợp vật đang lơ lửng trong lòng chất lỏng. Biết vật nặng 3kg, tỉ lệ xích tùy ý.

Bài 3. (1 điểm) Một thùng cao 2m đựng đầy nước. Hỏi áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm A cách đáy thùng 0,8m là bao nhiêu? Biết dnước = 10 000N/m3.

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. 

Ta có, áp suất giảm khi áp lực giảm hoặc diện tích bị ép tăng

=> ta thấy đập ở hình c có móng trụ rộng nhất trong các hình => áp suất được giảm nhiều nhất => đạp kiên cố nhất.

Chọn phương án C

Câu 2.

Ta có:  P = F/S

=> Muốn tăng áp suất cần tăng áp lực hoặc giảm diện tích bị ép

Việc làm làm cho đầu cọc cắm xuống đất toè ra có tác dụng làm giảm áp suất.

Chọn đáp án B

Câu 3.

Áp suất gây ra tại các điểm M, N, P, Q trong cùng một chất lỏng lần lượt được tính theo công thức:

p= d.hM 

p= d.hN

pP = d.hP 

p= d.hQ  

=> áp suất nhỏ nhất khi độ sâu của điểm đó tới mặt chất lỏng nhỏ nhất.

Ta thấy, hQ > hP > hN > hM

Vậy pQ > pP > pN > hM

Chọn đáp án A

Câu 4.

Công thức tính vận tốc đúng là : v = S/t 

Chọn đáp án C

Câu 5.

Lực đẩy Acsimet có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

Chọn đáp án A

Câu 6.

Áp suất chất lỏng được tính theo công thức: p = d.h 

Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và độ sâu của điểm xét.

Theo đề bài cho chiều cao của cột chất lỏng như nhau

=> ta so sánh trọng lượng riêng của các chất lỏng

dthủy ngân = 136000 N/m3

drượu = 8000 N/m3

dnước = 10000 N/m3

=> p3 > p1 > p2

Chọn đáp án C

Câu 7.

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi. Vì thế phương án A, B, C đều đúng.

Chọn đáp án D

Câu 8.

Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước không phải là chuyển động cơ học.

Chọn đáp án C

Câu 9.

Thời gian 45 phút = 0,75h.

Quãng đường từ A đến B dài: s = v.t = 30.0,75 = 22,5km

Chọn đáp án A

Câu 10.

Cần phải giữ dây với một lực bằng trọng lượng của vật

P = 10 . m = 10. 8 = 80N

Chọn đáp án D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

PHẦN I:   TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì

A. Để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất.  

B. Để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất.

C. Để tăng áp suất lên mặt đất.

D. Để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

Câu 2. Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không liên quan đến áp suất khí quyển?

A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.

B. Con người có thể hít không khí vào phổi.

C. Hộp sữa bị bẹp về nhiều phía sau khi hút hết không khí bên trong.     

D. Rót đầy nước vào một chiếc cốc.

Câu 3. Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

A. Lực đẩy Acsimét.

B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát.

C. Trọng lực.

D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét.

Câu 4. Công thức tính áp suất chất lỏng là

A. p = d/h                 B. p = d.h                    C. p = d.V                   D. p = h/d

Câu 5. Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là sai?

A. Trong chiếc đồng hồ đang chạy, đầu kim đứng yên so với trục của nó.

B. Trong chiếc ô tô đang chuyển động, người lái xe đứng yên so với ô tô.

C. Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước, người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền.

D. Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn.

Câu 6. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.

B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.

C. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân

D. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

Câu 7. Một vật rắn nổi trên mặt chất lỏng khi

A. Khối lượng chất lỏng lởn hơn khối lượng của vật.

B. Khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật.

C. Khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng chất lỏng.

D. Khối lượng của vật lớn hơn khối lượng của chất lỏng.

Câu 8. Công thức tính vận tốc là:

A. v = t/s

B. v = s/t 

C. v = s.t

D. v = m/s

Câu 9. Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. Lực ma sát lăn.

B. Lực ma sát nghỉ.

C. Lực ma sát trượt.

D. Lực quán tính.

Câu 10. Một xe đạp đi với vận tốc 12km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Thời gian đi của xe đạp

B. Quãng đường đi của xe đạp

C. Xe đạp đi 1 giờ được 12km

D. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km

PHẦN II:  TỰ LUẬN (5 điểm) 

Bài 1: (1,5 điểm) So sánh áp suất gây ra tại các điểm A ,B ,C ,D ,E

Bài 2: (1,5 điểm) Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người và xe đi lại?

Bài 3: (2 điểm) Một học sinh chạy xe đạp đến trường đi trên đoạn đường bằng 2,5km hết 12 phút, đoạn đường dốc hết 2 phút biết vận tốc của xe đạp lúc đó bằng 18km/h. 

a. Tính vận tốc trung bình của xe đạp đi trên quãng đường bằng.

b. Tính vận tốc trung bình của xe đạp trên cả hai quãng đường.

 

ĐÁP ÁN

PHẦN I:  TRẮC NGHIỆM 

Câu 1.

Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

Chọn đáp án D

Câu 2. 

Hiện tượng nào không liên quan đến áp suất khí quyển là rót đầy nước vào một chiếc cốc.

Chọn đáp án D

Câu 3.

Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực: trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét.

Chọn đáp án D

Câu 4.

Công thức tính áp suất chất lỏng là p = d.h

Trong đó:

+ d là trọng lượng riêng của chất lỏng

+ h là độ cao cột chất lỏng

Câu 5.

Trong chiếc đồng hồ đang chạy, đầu kim chuyển động so với trục của nó vì có thời điểm đầu kim ở bên trái trục, có thời điểm đầu kim ở bên phải trục.

Chọn đáp án A

Câu 6.

A – hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất khí

B – hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất khí

C – hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

D - Vì khi bơm khí vào quả bóng bên trong quả bóng có không khí nên tạo áp suất lên quả bóng áp suất này bằng hoặc lớn hơn áp suất ở môi trường trong điều kiện thường nên quả bóng căng phồng.

Chọn đáp án D

Câu 7.

Một vật rắn nổi trên mặt chất lỏng khi khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng chất lỏng.

Chọn đáp án C

Câu 8.

Công thức tính vận tốc là: v = s/t 

Chọn đáp án B

Câu 9.

Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực ma sát lăn.

Chọn đáp án A

Câu 10.

Một xe đạp đi với vận tốc 12km/h. Con số đó cho ta biết mỗi giờ xe đạp đi được 12km.

Chọn đáp án D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc Nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý trả lời đúng và đầy đủ nhất mà em chọn. (3,0 điểm – mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)

Câu 1: Một ôtô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ôtô xem là chuyển động? Chọn câu trả lời đúng.

A. Bến xe

B. Một ôtô khác đang rời bến

C. Cột điện trước bến xe

D. Một ôtô khác đang đậu trong bến

Câu 2: 18km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng

A. 5 m/s           B. 15 m/s

C. 18 m/s           D. 1,8 m/s

Câu 3: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi?

A. Khi có một lực tác dụng lên vật

B. Khi không có lực nào tác dụng lên vật

C. Khi có hai lực tác dụng lên vật cân bằng nhau

D. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng

Câu 4: Một vật có khối lượng m = 8 kg buộc vào một sợi dây. Cần phải giữ dây với một lực là bao nhiêu để vật cân bằng?

A. F > 80 N           B. F = 8N

C. F < 80 N           D. F = 80 N

Câu 5: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học?

A. Một học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không dịch chuyển.

B. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

C. Một khán giả đang ngồi xem phim trong rạp.

D. Một em bé đang búng cho hòn bi lăn trên mặt bàn.

Câu 6: Một bình hình trụ cao 25cm đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:

A. 25Pa           B. 250Pa

C. 2500Pa           D. 25000Pa.

II. Tự Luận

Câu 7: (2,5 điểm) Một ôtô chuyển động thẳng đều, lực kéo của động cơ ôtô là 4000N. Trong 10 phút xe đã thực hiện được một công là 32 000 000J.

a) Tính quãng đường chuyển động của xe

b) Tính vận tốc chuyển động của xe.

Câu 8: (2,5 điểm) Một vật đặc khi ở ngoài không khí có trọng lượng là P = 25N. Khi treo vật vào lực kế rồi nhúng chìm vật trong nước, thì lực kế chỉ giá trị là F = 13N. (biết dn = 10000N/m3)

a) Tính lực đẩy Acsimet lên vật

b) Tính thể tích của vật.

Câu 9: (2,0 điểm) Tính áp suất mà nước biển gây ra tại một điểm nằm sâu 0,02km dưới mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3.

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

B

A

A

D

A, C

C

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. Trắc Nghiệm

Hãy chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Chuyển động cơ học là:

A. Sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác

B. Sự thay đổi phương chiều của vật.

C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác.

D. Sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác.

Câu 2: Công thức tính vận tốc là:

A. v = t/s           B. v = s/t

C. v = s.t           D. v = m/s

Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có thể được xem là chuyển động đều?

A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ đang hoạt động bình thường.

B. Nam đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường.

C. Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ.

D. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi rời ga.

Câu 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. Lực ma sát lăn.

B. Lực ma sát nghỉ.

C. Lực ma sát trượt.

D. Lực quán tính.

Câu 5: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang phải, chứng tỏ xe:

A. Đột ngột giảm vận tốc

B. Đột ngột tăng vận tốc.

C. Đột ngột rẽ sang phải

D. Đột ngột rẽ sang trái.

Câu 6: Đơn vị tính áp suất là:

A. Pa.           B. N/m2

C. N/m3           D. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Muốn giảm áp suất thì:

A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.

B. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

C. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

D. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

Câu 8: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 20N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

A. Tăng lên.

B. Giảm đi.

C. Không thay đổi.

D. Chỉ số 0.

II. Tự Luận

Câu 7: (1,5 điểm) Một học sinh chạy xe đạp với tốc độ trung bình 4m/s. Biết nhà cách trường học 1,2km.

a/ Hỏi chuyển động của học sinh từ nhà đến trường là chuyển động đều hay chuyển động không đều? Tại sao?

b/ Tính thời gian học sinh đó đi từ nhà đến trường.

Câu 8: (1,0 điểm) Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ácsimét lớn hơn? Vì sao?

Câu 9: (3,5 điểm) Một vật có khối lượng 4200g và khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước.

a) Tìm thể tích của vật.

b) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3.

c) Nếu thả vật đó vào thủy ngân thì vật đó chìm hay nổi? Tại sao? Cho trọng lượng riêng của thủy ngân là 130000N/m3.

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

C

B

A

A

D

D

C

B

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 Đề thi HK1 môn Vật Lý 8 năm 2021 - 2022 Trường THCS Ngô Mây có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF