YOMEDIA

Bộ 4 Đề thi HK1 môn Địa lí 8 năm 2021 - 2022 Trường THCS Nguyễn Huệ có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu  giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 Đề thi HK1 môn Địa lí 8 năm 2021 - 2022 Trường THCS Nguyễn Huệ có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI HK I

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÍ 8

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (2.0 điểm)

Chứng minh rằng cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa rất đa dạng. Giải thích vì sao có sự phân hóa đó?

Câu 2. (1.5 điểm)

Tại sao cây lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á?

Câu 3. (3.5 điểm)

Nêu đặc điểm địa hình của khu vực Tây Nam Á.

Câu 4. (3.0 điểm)

Những khó khăn về kinh tế, xã hội của Nam Á khi phát triển kinh tế?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Điểm

 

 

 

1

* Cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa rất đa dạng: đài nguyên, rừng lá kim, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải, rừng cận nhiệt đới ẩm, xa van và cây bụi, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao.

* Nguyên nhân của sự phân hóa: do ảnh hưởng của kích thước lãnh thổ rộng lớn, địa hình và sự phân hóa của khí hậu.

1.0

 

 

 

1.0

 

2

* Cây lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á vì:

- Lúa gạo thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm.

- Lúa gạo được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ.

- Sản lượng lúa gạo châu Á chiếm 93% trên thế giới.

 

0.5

0.5

0.5

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

I : Trắc nghiệm:  (3,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Dân số Châu Á chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

         a. 55%                 b. 60%                             c. 69%                             d. 72%

Câu 2: Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào?

          a. Nê-grô-ít.       b. Ơ-rô-pê-ô-ít            c. Môn-gô-lô-ít          d. Ô-xtra-lô-ít

Câu 3: Nước nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Châu Á?

         a. Ấn Độ            b. Trung Quốc                c. A-rập-xê-út                 d. Pa-ki-xtan

Câu 4: Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới?

         a. Hàn Quốc                  b. Đài Loan                    c.Việt Nam           d. Xinh-ga-po.

Câu 5: Việt Nam nằm trong nhóm nước

         a. thu nhập cao.                                             b. có thu nhập thấp.

         c. thu nhập trung bình trên.               d. thu nhập trung bình dưới.

Câu 6: Hai quốc gia có sản lượng lúa gạo xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới là:

          a. Thái Lan và Việt Nam                       b. Trung Quốc và Ấn Độ

         c. Ấn Độ và Thái Lan                         d. Việt Nam và In đô nê xi a

Câu 7: Khu vực Nam Á có khí hậu

         a. xích đạo                                           b. nhiệt đới khô               

         c. cận nhiệt đới                                    d.nhiệt đới gió mùa.

Câu 8: Nền kinh tế các nước Nam Á đang trong giai đoạn

         a. phát triển.                                               b. rất phát triển.

         c. chậm phát triển       .                                   d. đang phát triển.         

Câu 9: Khu vực có mật đô dân số cao nhất trong các khu vực của châu Á:

         a. Đông Á                                                          b. Nam Á

         c. Đông Nam Á                                    d. Tây Nam Á                       

Câu 10: Mật độ dân cư tỉnh Đăk Lăk năm 2015 là :

        a. 141người/km2                                            b. 277 người/km2

        c. 312 người/km2                                                d. 357 người/km2

Câu 11: Quốc gia nào ở Tây Nam Á có nguồn dầu mỏ lớn nhất?

       a. I-Rắc.                                                  b. I-Ran.

       c. Cô-Oét.                                                         d. A-Rập-xê-út.        

Câu 12: Vào mùa hạ (Tháng 7) ở khu vực Đông Nam Á gió thổi theo hướng nào là chủ yếu?

      a. Gió Đông Nam                                             b. Gió mùa Tây Nam        

      c. Gió mùa Đông Bắc.                             d. Tín phong Đông Bắc        

II : Tự luận:  (7,0 điểm).

Câu 1:(3,5điểm) Hãy nêu đặc điểm về dân cư, kinh tế, chính trị của khu vực Tây Nam Á?

Câu 2: (3,5 điểm)  Cho bảng số liệu sau:

                           Dân số các châu lục năm 2013 (triệu người)

Châu lục

Số dân

Toàn thế giới

7 137

Châu Á

4 302

Châu Âu

740

Châu Đại Dương

38

Châu Mĩ

958

Châu Phi

1 100

a.     Tính tỉ lệ (%) dân số của các châu lục so với toàn thế giới (toàn thế giới là 100%)?

b.     Nhận xét số dân của châu Á so với các châu lục khác và thế giới?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) 

         Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Ý đúng

b

c

b

c

d

a

d

d

b

a

d

b

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc Nghiệm

Câu 1: Châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương.

B. Đại Tây Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Bắc Băng Dương.

Câu 2: Đại dương nào sau đây không tiếp giáp châu Á?

A. Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Thái Bình Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 3: Nguyên nhân hình thành gió mùa châu Á là

A. sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa các vĩ độ theo mùa.

B. sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

C. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa các lục địa ở hai bán cầu.

D. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa đại dương và lục địa theo mùa.

Câu 4: Nguyên nhân chính hình thành các đới khí hậu ở châu Á là

A. do sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục địa và đại dương.

B. do bức xạ mặt trời giảm dần từ xích đạo về cực.

C. do bức chắn địa hình của các dãy núi.

D. do hoạt động của các hoàn lưu khí quyển.

Câu 5: Các sông lớn ở Đông Á đổ vào biển và đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Các sông lớn ở Đông Á được bắt nguồn từ đâu?

A. Các vùng thung lũng.

B. Các sơn nguyên, cao nguyên ở phía Tây.

C. Các hoang mạc, sa mạc vùng trung tâm

D. Vùng đồng bằng thấp nhỏ hẹp phía Đông.

II. Tự Luận

Câu 7. a. Kể tên các đới khí hậu của châu Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam?

             b. Tại sao khí hậu Châu Á phân hóa đa dạng?

Câu 8. Cho bảng số liệu sau:

Năm

2002

2007

2012

2017

Số dân

(Triệu người )

3700

3900

4200

4500

 

  Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể  hiện sự gia tăng dân số của Châu Á và nêu nhận xét?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

Câu 1: 

Châu Á tiếp giáp 3 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Ấn Độ Tây Dương và Bắc Băng Dương, không giáp Đại Tây Dương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: 

Châu Á tiếp giáp 3 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Ấn Độ Tây Dương và Bắc Băng Dương, không giáp Đại Tây Dương.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: 

Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương.

- Mùa đông: ở lục địa không khí lạnh và khô (hình thành áp cao), còn trên đại dương không khí ấm và ẩm hơn trên lục địa (hình thành áp thấp). Gió từ áp cao lục địa thổi đến áp thấp trên biển và đại dương đem đến khí hậu lạnh và khô cho các vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông.

+ Vào mùa hạ: ở lục địa không khí nóng và khô hơn (hình thành áp thấp) còn trên đại dương không khí mát và ẩm hơn trên lục địa (hình thành áp cao). Gió thổi từ biển và đại dương vào trong lục địa đem lại khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4:

Bức xạ mặt trời giảm dần từ Xích đạo về cực, sự chênh lệch về nhiệt độ kéo theo sự khác nhau về các đặc điểm khí hậu khác:

+ Ở khu vực xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, lượng bốc hơi lớn cùng với lượng ẩm trong không khí cao nên khí hậu nóng ẩm và không có sự phân hóa theo mùa => hình thành đới khí hậu xích đạo.

+ Từ xích đạo đến chí tuyến Bắc nhận được lượng nhiệt lớn nhưng do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển nên có sự phân mùa, hình thành nên đới nhiệt đới.

+ Từ chí tuyến Bắc lên vĩ tuyến 60ᵒB, bức xạ mắt trời giảm dần, khí hậu lạnh hơn, nhiệt độ trung bình năm thấp, hình thành đới ôn đới.

+ Từ vòng cực về cực bức xạ mặt trời rất nhỏ, nhiệt độ trung bình năm thấp, lượng mưa nhỏ, hình thành đới khí hậu cực và cận cực.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: 

Các sông lớn ở Đông Á xuất phát từ sơn nguyên Tây Tạng, đổ vào Thái Bình Dương.

Ví dụ: sông Trường Giang, Hoàng Hà, A-mua.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: 

 Các sông lớn ở Đông Á bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía Tây.

Ví dụ: sông Hoàng Hà, Trường Giang.

Đáp án cần chọn là: B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

I. Trắc Nghiệm

Câu 1: Chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Đây là đặc điểm của sông ngòi thuộc khu vực

A. Bắc Á.

B. Tây Nam Á.

C. Đông Nam Á.

D. Trung Á.

Câu 2: Các nền văn hoá - văn minh phương Đông thường xuất hiện gắn liền với nhân tố nào sau đây?

A. Các con sông lớn.

B. Các vùng núi, cao nguyên đồ sộ.

C. Các vùng biển lớn.

D. Các mỏ khoáng sản lớn.

Câu 3: Sự ra đời các nền văn hoá - văn minh ở châu Á thường xuất hiện ở

A. lưu vực các sông lớn.

B. các vùng núi cao nguyên đồ sộ.

C. các vùng đồi trung du.

D. các dãy núi cao hiểm trở.

Câu 4: Các nhân tố tự nhiên nào sau đây ảnh hưởng chủ yếu đến bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á?

A. Địa hình, khí hậu.

B. Địa hình, khoáng sản.

C. Khí hậu, khoáng sản.

D. Nguồn nước, khoáng sản.

Câu 5: Các quốc gia châu Á có trình độ phát triển nhất thời Cổ đại là

A. Trung Quốc, Nhật Bản.

B. Hàn Quốc, Ấn Độ.

C. Hi Lạp, Ả-rập Xê- út.

D. Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 6: Các quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời ở châu Á là

A. Trung Quốc, Ấn Độ.

B. Ả-rập Xê-út, Hàn Quốc.

C. Ấn Độ, Nhật Bản.

D. Hàn Quốc, Nhật Bản.

II. Tự Luận

Câu 1: Trình bày đặc điểm sản xuất nông nghiệp châu Á?

Câu 2:

a.Trình bày đặc điểm khí hậu Nam Á , nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống?

b. Giải thích tại sao nói dãy núi Hi- ma -lay- a là hàng rào khí hậu ở Nam Á?

Câu 3: Hãy nêu đặc điểm kinh té Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

Câu 1

Khu vực Đông Nam Á có chế độ mưa theo mùa nên chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2

Bốn nền văn hoá - văn minh tiêu biểu của Phương Đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Sự ra đời các nền văn hoá - văn minh trên thường xuất hiện trên lưu vực những dòng sông lớn – nơi con người có thể bám vào đó đề sinh tồn.

Ví dụ:  Lưu vực sông Nin ở Ai Cập; lưu vực Lưỡng Hà tạo bởi sông Tigrơ và Ơphơrat ở khu vực Tây Nam Á; lưu vực đồng bằng bắc Ấn Độ tạo bởi sông Ấn và sông Hằng; lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang tạo ra vùng đồng bằng Hoa Bắc và Hoa Trung màu mỡ.

Ngoài 4 nền văn hóa – văn minh lớn trên, ở nước ta cũng xuất hiện nền văn hóa – văn minh sông Hồng gắn liền lưu vực đồng bằng châu thổ do phù sa sông Hồng bồi đắp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3

Sự ra đời các nền văn hoá - văn minh trên thường xuất hiện trên lưu vực các sông lớn – nơi con người có thể bám vào đó đề sinh tồn. Ví dụ: nền văn minh Ấn Độ (sông Ấn – Hằng)…, nền văn minh  Lưỡng Hà (sông Ti-grơ và Ơ-phờ -rát), văn minh Đông Nam á (sông Mê Công), văn minh Trung Quốc (sông Hoàng Hà, Trường Giang)….

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4

Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các khu vực có khí hậu mang tính chất gió mùa với lượng mưa lớn, tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, giáp biển, nguồn nước dồi dào (nhiều hệ thống sông) => thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á)

Ngược lại các khu vực có khí hậu khắc nghiệt hoặc địa hình núi cao hiểm trở, nguồn nước khan hiếm (Tây Nam Á, Bắc Á và vùng nội địa) dân cư phân bố thưa thớt hơn, mặc dù đây là nơi có nguồn khoáng sản giàu có (các mỏ kim loại, dầu mỏ).

=> Như vậy, nhân tố địa hình, khí hậu, nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư châu Á. Ngược lại nhân tố khoáng sản ít ảnh hưởng nhất đến sự phân bố dân cư.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5

Các quốc gia châu Á có trình độ phát triển nhất thời Cổ đại là Trung Quốc, Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6

Trung Quốc, Ấn Độ là các quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời ở châu Á.

Đáp án cần chọn là: A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 Đề thi HK1 môn Địa lí 8 năm 2021 - 2022 Trường THCS Nguyễn Huệ có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF