Nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Thuận Thành có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về Sinh học đã học. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH |
ĐỀ THI GIỮA HK1 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ 1
Câu 1 . Điểm bão hòa ánh sáng là
A. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại
B. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu.
C. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
D. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình.
Câu 2. Các chất hữu cơ của thực vật được hình thành từ chất nào ?
A. Nitơ B. Mn
C. Cácbônic. D. Các chất khoáng.
Câu 3. Lông hút có vai trò chủ yếu là
A. Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
B. Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.
C. Lách vào kẽ hở của đất giúp cho rễ lấy được ôxi để hô hấp.
D. Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.
Câu 4. Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang ?
A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước.
B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước.
C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiểu với dòng nước.
D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước.
Câu 5. Động mạch là
A. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
B. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điểu hoà lượng máu đến các cơ quan.
C. Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
D. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi các sản phẩm bài tiết của các cơ quan.
Câu 6. Vì, sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước ?
A. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
B. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm,
C. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
Câu 7. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích luỹ năng lượng.
B. Cân bằng nhiệt độ của môi trường,
C. Điều hòa không khí.
D. Tạo chất hữu cơ.
Câu 8. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep tạo ra
A. CO2+ATP+NADH
B. CO2+ATP+NADH+FADH2
C. CO2+ATP+FADH2
D. CO2+NADH+FADH2
Câu 9. Chu kỳ Crep diễn ra ở trong
A. Tế bào chất. B. Nhân
C. Ti thể. D. Lục lạp.
Câu 10. Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ
A. Sự va đẩy của các tế bào máu.
B. Năng lượng co tim
C. Dòng máu chảy liên tục.
D. Co bóp của mạch.
Câu 11. Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp ?
A. Ở màng ngoài.
B. Ở màng trong,
C. Ở chất nền.
D. Ở tilacôit.
Câu 12. Điều nào sau đây không đúng với dạng nước tự do?
A. Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.
B. Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.
C. Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào
D. Là dạng nước bị hút bởi các phần tử tích điện.
Câu 13. Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng
A. 30 - 35°C. B. 40 - 45°C
C. 45 - 50°C D. 35 - 40°C.
Câu 14. Xem hình dưới và cho biết chú thích nào đúng ?
Hệ tuần hoàn kép
A. 1 .Vòng tuần hoàn nhỏ; 2. Vòng tuần hoàn lớn; 3. Động mạch chủ; 4.Tĩnh mạch phổi; 5. Động mạch phổi; 6. Tĩnh mạch chủ.
B. 1. Vòng tuần hoàn nhỏ; 2. Vòng tuần hoàn lớn; 3. Động mạch chủ; 5.Tĩnh mạch phổi; 4. Động mạch phổi; 6. Tĩnh mạch chủ.
C. 1. Vòng tuần hoàn nhỏ; 2. Vòng tuần hoàn lớn; 5. Động mạch chủ; 4. Tĩnh mạch phổi; 6. Động mạch phổi; 3. Tĩnh mạch chủ.
D. 3. Vòng tuần hoàn nhỏ; 2. Vòng tuần hoàn lớn; 1. Động mạch chủ; 4. Tĩnh mạch phổi; 5. Động mạch phổi; 6. Tĩnh mạch chủ.
Câu 15. Vai trò của canxi đối với thực vật là
A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
B. Thành phần của axit nucleic, ATP, phôtpholipit, coenzim cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
C. Thành phần của prôtêin, axit nuclêic.
D. Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.
Câu 16. Cân bằng nội môi là
A. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.
B. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể
C. Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.
D. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.
Câu 17. Ý nào dưới đây không đúng với sự đóng mở khí khổng?
A. Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng.
B. Nếu chuyển cây từ trong tối ra ngoài sáng thì khí khổng mở và ngược lại.
C. Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày
D. Một số cây khi thiếu nước, khi ở ngoài sáng khí khổng đóng lại.
Câu 18. Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan
A. Lục lạp, lizôxôm, ti thể.
B. Lục lạp, perôxixôm, ti thể.
C. Lục lạp, bộ máy gôngi, ti thể.
D. Lục lạp, ribôxôm, ti thể.
Câu 19. Tuỵ tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào ?
A. Điều hoà hấp thụ nước ở thận.
B. Điều hoà pH máu.
C. Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu.
D. Điều hoà hâp thụ Na+ ở thận.
Câu 20. Ý nào dưới đây không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất ?
A. Quá trình khuếch tán và qua da do có sự chênh lệch về phân áp và .
B. Quá trình khuếch tán và qua da do có sự cân bằng về phân áp và
C. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ làm cho phân áp trong tê bào thấp hơn bên ngoài cơ thể.
D. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thê luôn sinh ra CO2 làm cho phân áp CO2 trong tế bào cao hơn bên ngoài cơ thể.
ĐÁP ÁN
1.A |
2.C |
3.D |
4.C |
5.B |
6.A |
7.B |
8.B |
9.C |
10.B |
11.D |
12.D |
13.B |
14.A |
15.D |
16.B |
17.A |
18.B |
19.C |
20.B |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
2. ĐỀ 2
Câu 1. Ở cá xương, mang có diện tích trao đổi khí lớn vì:
(1) Mang có nhiều cung mang.
(2) Mỗi cung mang có nhiều phiến mang.
(3) Mang có khả năng mở rộng.
(4) Mang có diềm nắp mang.
Phương áp trả lời đúng là:
A. (2) và (3) B. (1) và (4)
C. (2) và (4) D. (1) và (2).
Câu 2. Ghép nội dung cột 1 với cột 2 sao cho hợp lí
A. I: 5, 1; II: 3, 7, 8; III: 4, 2
B. I: 3, 1, 7; II: 5, 8; III: 4, 2.
C. I: 3, 1; II: 5, 7, 8; III: 4, 2.
D. I: 5, 1, 7; II: 3, 8; III: 4, 2.
Câu 3. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào?
A. Khi mới bón phân, cây dễ hút nước do sự sinh trưởng của rễ tăng, sau đó sự hút nước giảm dần.
B. Khi mới bón phân, cây khó hút nước do nồng độ dịch đất tăng, sau đó cây dễ hút nước hơn do hút khoáng làm tăng dịch bào.
C. Khi mới bón phân, hàm lượng H+ giảm, cây tăng cường hút nước để bù lại, sau đó hàm lượng H+ cân bằng, quá trình hút nước trở lại bình thường.
D. Khi mới bón phân, hàm lượng OH- tăng, cây giảm hút nước, sau đó hàm lượng OH- cân bằng quá trình hút nước trở lại bình thường.
Câu 4. Các tia sáng xanh tím kích thích quá trình:
A. Tổng hợp cacbohiđrat.
B. Tổng hợp lipit.
C. Tổng hợp prôtêin.
D. Tổng hợp ADN.
Câu 5. Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?
A. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê
B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
C. Ngựa, thỏ, chuột.
D. Trâu, bò, cừu, dê.
Câu 6. Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.
B. Qua thành mao mạch.
C. Qua thành động mạch và mao mạch.
D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.
Câu 7. Hệ sắc tố quang hợp là
A. diệp lục và carôtennôit.
B. diệp lục a và carôten.
C. diệp lục b và carôten.
D. diệp lục và carôten.
Câu 8. Giả sử nồng độ ion Ca2+ ở trong tế bào lông hút của cây A là 0,001 cM. Theo lí thuyết, cây A sống ở môi trường có nồng độ Ca2+ nào sau đây thì cần phải tiêu tốn năng lượng cho việc hấp thụ ion Ca2+?
A. 0,012 B. 0,065
C. 0,008 D. 0,0008
Câu 9. Trong các thành phần sau, thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào ?
(1) Lông hút
(2) mạch gỗ
(3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ
(4) tế bào nội bì (5) trung trụ
A. (1)→(3) → (4) → (5) → (2)
B. (1) → (3) → (5) → (4) → (2)
C. (1) → (3) → (4) → (2) → (5)
D. (1) → (4) → (3) → (5) → (2)
Câu 10. Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm?
A. Vì ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho hoạt động của nhóm thực vật này.
B. Vì ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2.
C. Vì ban đêm, khí khổng mới mở ra, ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.
D. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm.
Câu 11. Có bao nhiều biện pháp sau đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng?
I. Bón phân, tưới nước hợp lí.
II. Chọn giống có cường độ quang hợp cao.
III. Trồng cây với mật độ thích hợp.
IV, Trồng cây đúng mùa vụ.
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 12. Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí?
A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v)khá lớn.
Câu 13. Câu nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?
A. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
B. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào.
C. Tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
D. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống.
Câu 14. Ở động vật có ống tiêu hóa
A. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. Thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. Một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 15. Cho các phát biểu sau đây về quá trình cố định đạm sinh học:
(1). Chỉ được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh với các dạng thực vật bậc cao.
(2). Chỉ do các vi sinh vật nhân sơ có hệ thống enzyme nitrogenase thực hiện.
(3). Trồng các thực vật cộng sinh với vi sinh vật cố định đạm làm tiết kiệm phân bón.
(4). Có thể dùng bèo hoa dâu làm phân bón hữu cơ và cung cấp đạm cho cây trồng.
Số phát biểu chính xác là:
A. 1 B. 4
C. 3 D. 2
Câu 16. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về quá trình chuyển hóa nitơ thành các dạng mà cây hấp thụ được?
I. Sự phóng điện trong cơn giông đã ôxy hoá N2 thành nitơ dạng nitrat.
II. Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.
III. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
IV. Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun.
A. 1 B. 3
C. 4 D. 2
Câu 17. Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình quang hợp?
A. CO2 B. H2O
C. N2 D. O2
Câu 18. Động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hoá dạng túi?
A. Gà B. Bò
C. Thủy tức. D. Ngựa
Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cân bằng nội môi ở động vật?
A. Trong cơ thể, chỉ có các hệ đệm mới có vai trò trong điều hoà cân bằng pH nội môi.
B. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong.
C. Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan trong máu như glucôzơ,...
D. Gan tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất
Câu 20. Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là
A. lực hút của lá (quá trình thoát hơi nước)
B. lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).
C. lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
ĐÁP ÁN
1.D |
2.D |
3.B |
4.C |
5.C |
6.B |
7.A |
8.D |
9.A |
10.C |
11.D |
12.A |
13.A |
14.A |
15.C |
16.B |
17.D |
18.C |
19.B |
20.A |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
3. ĐỀ 3
Câu 1. Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở tất cả động vật không xương sống, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở ống khí.
B. Ở tất cả động vật sống trong nước, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở mang.
C. Ở tất cả động vật sống trên cạn, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.
D. Ở tất cả các loài thú, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi
Câu 2. Những nội dung nào sau đây là đúng khi nói về tiêu hoá ngoại bào ở động vật?
(1) Sự tiêu hoá xảy ra bên ngoài tế bào.
(2) Sự tiêu hoá ở bên ngoài cơ thể động vật.
(3) Sự tiêu hoá ở khoang miệng các loài động vật.
(4) Sự tiêu hoá bên ngoài dạ dày và ruột.
A. (1) và (3). B. (1), (2) và (3).
C. (1) và (2). D. (1), (2), (3) và (4).
Câu 3. Loại sắc tố quang hợp nào sau đây ở thực vật có khả năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng?
A. Diệp lục a B. Carôten.
C. Diệp lục D. Xantôphin
Câu 4. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn không tham gia vào sự vận chuyển khí?
A. Cá chép B. Ếch đồng
C. Châu chấu D. Giun đất.
Câu 5. Hoạt động nào sau đây của con người nhằm ngăn chặn sự mất nitơ từ đất vào không khí?
A. Trồng cây với mật độ cao
B. Cày xới, làm đất tơi xốp
C. Trồng xen cây họ đậu
D. Bón phân đạm cho đất
Câu 6. Cấu tạo ngoài của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng là:
A. có diện tích bề mặt lớn
B. có cuống lá.
C. phiến lá mỏng
D. các khí khổng tập trung ở mặt dưới.
Câu 7. Tế bào mạch gỗ của cây gồm:
A. quản bào và tế bào biểu bì
B. quản bào và tế bào lông hút.
C. quản bào và mạch ống.
D. quản bào và tế bào nội bì.
Câu 8. Khi cho que diêm đang cháy vào bình chứa hạt nảy mầm thì ngọn lửa sẽ tắt ngay, hiện tượng này là do:
A. hô hấp tạo ra nhiệt.
B. hô hấp tạo ra nước.
C. hô hấp tạo ra năng lượng ATP.
D. hô hấp tạo ra khí CO2.
Câu 9. Hình thức hô hấp ở các loài côn trùng là
A. hô hấp bằng mang
B. hô hấp bằng hệ thống ống khí.
C. hô hấp qua bề mặt cơ thể.
D. hô hấp bằng phổi.
Câu 10. Để tưới nước hợp li cho cây trồng, cần dựa vào bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Đặc điểm của loài cây.
II Đặc điểm của đất
III. Đặc điểm của thời tiết.
IV. Đặc điểm pha sinh trưởng và phát triển của cây.
A. 2 B. 1
C. 3 D. 4
Câu 11. Điểm bão hòa quang hợp là giá trị mà tại đó
A. quá trình quang hợp ở đó đạt cực đại và không tăng lên nữa
B. quá trình quang hợp không thể xảy ra được.
C. cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.
D. quá trình quang hợp cân bằng với quá trình trao đổi nước và muối khoáng.
Câu 12. Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp là:
A. ATP, NADPH, O2, CO2
B. NADPH và O2
C. ATP, NADPH, O2
D. ATP và CO2.
Câu 13. Nitơ hữu cơ trong các sinh vật có thể được chuyển hóa thành NH4+ nhờ hoạt động của nhóm vi sinh vật nào sau đây?
A. Vi khuẩn phản nitrat hóa
B. Vi khuẩn cố định nitơ
C. Vi khuẩn nitrit hóa
D. Vi khuẩn amôn hóa
Câu 14. Thứ tự nào sau đây đúng với chu kì hoạt động của tim?
A. Pha co tâm nhĩ → pha giãn chung → pha tâm thất.
B. Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất →pha giãn chung.
C. Pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha giãn chung.
D. Pha giãn chung → pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ.
Câu 15. Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối của quang hợp là:
A. ATP, NADPH và O2
B. NADPH và O2
C. ATP và CO2
D. ATP và NADPH
Câu 16. Ở động vật nhai lại, ngăn nào của dạ dày có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp?
A. Dạ lá sách B. Dạ múi khế
C. Dạ tổ ong D. Dạ cỏ
Câu 17. Trong các nguyên nhân sau:
(1) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.
(2) Thế năng nước của đất là quá thấp.
(3) Các ion khoáng độc hại đối với cây.
(4) Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường.
(5) Lông hút bị chết.
Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân:
A. (1), (2) và (5) B. (1), (4) và (5)
C. (3), (4) và (5) D. (1), (3) và (4)
Câu 18. Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?
A. Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học
B. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.
C. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học
D. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.
Câu 19. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân cho cây là căn cứ vào:
A. dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.
B. dấu hiệu bên ngoài của thân cây.
C. dấu hiệu bên ngoài của lá cây.
D. dấu hiệu bên ngoài của hoa.
Câu 20. Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp là:
A. Tăng diện tích lá.
B. Tăng cường độ quang hợp
C. Tăng hệ số kinh tế
D. Tăng diện tích lá, tăng cường độ quang hợp, tăng hệ số kinh tế
ĐÁP ÁN
1.D |
2.A |
3.A |
4.C |
5.B |
6.A |
7.C |
8.D |
9.B |
10.D |
11.A |
12.C |
13.D |
14.B |
15.D |
16.B |
17.B |
18.A |
19.C |
20.D |
-----Còn tiếp-----
4. ĐỀ 4
Câu 1. Tiêu chí nào là tiên quyết khi xây dựng chế độ bón phân hợp lí cho cây trồng?
A. Thỏa mãn nhu cầu sinh lí của cây
B. Đầy đủ nguyên tố khoáng.
C. Đúng giai đoạn sinh trưởng.
D. Tỉ lệ các nguyên tố thích hợp.
Câu 2. Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể thực hiện quá trình
A. chuyển NO3- thành N2
B. chuyển N2 thành NH4+
C. Chuyển từ NH4+ thành NO3-.
D. Chuyển chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
Câu 3. Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào mạch rây của rễ.
B. Tế bào mạch gỗ của rễ
C. Tế bào nội bộ của rễ
D. Tế bào biểu bì của rễ.
Câu 4. Khi nói về quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Quá trình quang hợp của thực vật C3 diễn ra ở lục lạp của tế bào mô dậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch.
II. Ở thực vật C4, pha sáng diễn ra ở lục lạp tế bào bao bó mạch, pha tối diễn ra ở lục lạp của tế bào mô giậu.
III. Ở thực vật CAM, chỉ có chu trình C4 chứ không có chu trình Canvin.
IV. Khi môi trường không có ánh sáng, thực vật CAM vẫn diễn ra pha tối.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 5. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:
A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh.
C. Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.
D. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái ổn định.
Câu 6. Vì sao khi trồng cây người ta lại thường xuyên xới đất ở gốc cây ?
A. Tạo điều kiện cho sinh vật đất làm việc.
B. Giúp phân giải chất hữu cơ dễ dàng hơn.
C. Giảm sự xói mòn và rửa trôi đất.
D. Tạo độ thoáng giúp rễ cây hô hấp tốt.
Câu 7. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Phổi của bò sát.
B. Phổi của chim.
C. Phổi và da của ếch nhái
D. Da của giun đất.
Câu 8. Sự biến đổi thức ăn ở giai đoạn nào là quan trọng nhất?
A. Ruột non. B. Khoang miệng
C. Dạ dày D. Ruột già.
Câu 9. Phân tử ôxi (O2) được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
A. H2O B. CO2
C. APG D. C6H12O6
Câu 10. Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua
A. Chóp rễ
B. Khí khổng
C. Lông hút của rễ
D. Toàn bộ bề mặt cơ thể.
Câu 11. Nói về quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật, nội dung nào sau đây là sai?
A. Xảy ra quá trình amin hóa trực tiếp các axit xêtô, chuyển vị amin để hình thành axit amin.
B. Cần có quá trình chuyển hóa NO3- thành NH4+
C. Khi NH3 dư thì sẽ có quá trình hình thành amit để khử độc NH3 và dự trữ NH3
D. Cần có quá trình cố định nitơ để hình thành NH3
Câu 12. Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng:
A. giúp tiêu hóa cơ học thức ăn
B. hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa.
C. kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch
D. tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất rễ
A. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
B. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch gỗ lên cao.
C. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch rây lên cao.
D. Động lực của dòng mạch rây.
Câu 14. Bào quan nào của tế bào thực vật thực hiện chức năng quang hợp?
A. Ribôxôm. B. Ti thể.
C. Lục lạp. D. Không bào.
Câu 15. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về hô hấp hiếu khí và lên men.
I. Hô hấp hiếu khí cần oxi, còn lên men không cần ôxi.
II. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi chuyền điện tử còn lên men thì không
III. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O còn của lên men là etanol hoặc axitlactic.
IV. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể.
V. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp (2ATP) so với lên men (36-38ATP)
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 16. Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây?
A. ti thể. B. lá cây. C. lục lạp. D. ribôxôm.
Câu 17. Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu:
A. Các ion khoáng
B. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
C. Nhiệt độ
D. Ánh sáng
Câu 18. Năng suất kinh tế là:
A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây
B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
D. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
Câu 19. Những đặc điểm nào sau đây là đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt?
I. Dạ dày đơn to chứa được nhiều thức ăn.
II. Dạ dày có 4 ngăn.
III. Răng cửa và răng nanh khác nhau, thích nghi với các chức năng khác nhau.
IV. Răng cửa và răng nanh giống nhau.
A. II, IV. B. I, III.
C. I, IV. D. II. III.
Câu 20. Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp của thực vật là
A. xanh lục và vàng
B. vàng và xanh tím
C. da cam và đỏ
D. đỏ và xanh tím
ĐÁP ÁN
1.C |
2.A |
3.D |
4.D |
5.A |
6.D |
7.B |
8.A |
9.A |
10.C |
11.D |
12.A |
13.B |
14.C |
15.A |
16.B |
17.B |
18.D |
19.B |
20.D |
-----Còn tiếp-----
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Thuận Thành có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!
Các em có thể tham khảo các tài liệu khác: