Cùng HOC247 tham khảo nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022 do HOC247 biên soạn nhằm giúp cho các bạn học sinh khối lớp 11 trong quá trình ôn thi để bạn có thể học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học.
Phần I. Kiến thức cần nhớ
Từ bài 1 đến hết bài 14 SGK sinh học 11
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
- Sự hấp thụ và vận chuyển các chất trong cây
- Sự thoát hơi nước ở lá
- Dinh dưỡng Nito ở thực vật
- Quang hợp ở thực vật
- Hô hấp ở thực vật
Phần II. Một số câu hỏi minh họa
1. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoảng ở rễ cây.
Câu 2: Có bao nhiêu con đường hấp thụnước từ đất vào mach gỗ? Mô tả mỗi con đường.
Câu 3: So sánh 2 con đường thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin? Tại sao thoát hơi nước là “tai hoạ tất yếu” của cây? Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che ở vật liệu xây dựng?
Câu 4: Hãy mô tả con đường vân chuyển nước, chất khoáng hòa tan và chất hữu cơ trong cây? So sánh 2 dòng vận này?
Câu 5: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là gì? Tại sao các nguyên tố vi lượng chỉ cần 1 lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu đối với sự sinh trưởng- phát triển của thực vật? Tai sao khi cây thiếu nguyên tố Mg thì lá cây mất màu xanh?
Câu 6: Trình bày quá trình cố định đạm và quá trình chuyển hóa nito trong đất? Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng của thực vật.
Câu 7: Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát. Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất ?
Câu 8: So sánh quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM. Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? Những hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat?
Câu 9: Hãy so sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí và lên men?
Câu 10: Dựa vào kiến thức về hô hấp hãy nêu:
1. Vai trò của ôxi đối với hố hấp của cây.
2. Một số biện pháp bảo quản nông phẩm dưa trên m ̣ ối quan hê ̣giữa hô hấp vàmôi trường.
2. Một số câu hỏi trắc nghiệm minh họa
Câu 1: Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào?
1) Giai đoạn nước từ đất vào lông hút
2) Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
3) Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.
4) Giai đoạn nước từ mạch gỗ của thân lên lá.
Tổ hợp đúng là:
A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4
Câu 2: Các ion khoáng được rễ hấp thụ bằng cách
A. hấp thụ chủ động. B. hấp thụ bị động.
C. hấp thụ bị động và chủ động. D. hấp thụ không mang tính chọn lọc.
Câu 3: Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. thẩm tách. B. chủ động. C. nhập bào. D. thẩm thấu.
Câu 4: Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do
A. các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.
B. nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch tế bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.
C. thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lý hoá của chất keo.
D. làm cho cây nóng và héo lá.
Câu 5: Nước và muối khoáng được vận chuyển trong cây theo con đường nào?
A. Nước, muối khoáng hoà tan từ rễ lên lá theo mạch rây.
B. Nước, muối khoáng hoà tan từ rễ lên lá theo mạch gỗ.
C. Nước, muối khoáng được vận chuyển cả ở mạch gỗ và mạch rây.
D. Nước, muối khoáng hoà tan từ rễ lên lá theo mạch rây và theo mạch gỗ.
Câu 6: Chất hữu cơ trong cây được vận chuyển theo con đường nào?
A. Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ theo mạch rây.
B. Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ theo mạch gỗ.
C. Các chất hữu cơ được vận chuyển ở cả mạch gỗ và mạch rây.
D. Các chất hữu cơ từ lá xuống rễ theo mạch rây và mạch gỗ.
Câu 7: Động lực của dòng mạch gỗ là
A. áp suất rễ, áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ) lực đẩy từ rễ đến thân.
B. áp suất rễ, áp suất thẩm thấu, lực hút cho thoát hơi nước của lá.
C. áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách tế bào mạch gốc.
D. áp suất rễ, lực hút do thoát nước ở lá.
Câu 8: Cắt cây thân thảo (bầu, bí, ngô...) đến gần gốc, sau vài phút thấy những giọt nhựa rỉ ra ở phần thân cây bị cắt. Những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do
A. nước được rễ đẩy lên phần trên bị tràn ra.
B. nhựa rỉ ra từ các tế bào bị dập nát.
C. nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ ở thân.
D. nước từ khoảng gian bào tràn ra.
Câu 9: Đặc điểm của sự thoát hơi nước qua khí khổng là
A. vận tốc không được điều chỉnh qua đóng mở khí khổng.
B. vận tốc nhỏ không được điều chỉnh qua đóng mở khí khổng.
C. vận tốc lớn được điều chỉnh qua đóng, mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ được điều chỉnh qua đóng, mở khí khổng.
Câu 10: Cho các nguyên tố. nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại lượng là
A. nitơ, kali, photpho và kẽm.
B. nitơ, photpho, kali, canxi và đồng.
C. nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi.
D. nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt.
Câu 11: Ở cây xương rồng sống trong sa mạc, khí khổng
A. đóng ban ngày và ban đêm. B. đóng ban ngày, mở ban đêm.
C. mở ban ngày, đóng ban đêm. D. mở cả ngày lẫn đêm.
Câu 12: Hiện tượng thiếu các nguyên tố khoáng ở thực vật được biểu hiện rõ nhất ở
A. lá cây. B. rễ cây. C. ngọn cây. D. thân cây.
Câu 13: Xác động vật và thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới có thể sử dụng được nguồn nitơ?
A. Quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá.
B. Quá trình amôn hoá và hình thành axit amin.
C. Quá trình cố định đạm.
D. Quá trình amôn hóa và quá trình nitrat hoá
Câu 14: Một đặc trưng rất quan trọng ở thực vật C4 là
A. có quá trình quang hô hấp nên cường độ quang hợp cao hơn thực vật C3.
B. có quá trình quang hô hấp nên cường độ quang hợp thấp hơn thực vật C3.
C. không có quá trình quang hô hấp nên cường độ quang hợp cao hơn thực vật C3.
D. không có quá trình quang hô hấp nên cường độ quang hợp thấp hơn thực vật C3.
Câu 15: Tại sao sau cơn mưa giông cây lá xanh tươi hơn trước?
A. Vì cây được cung cấp đủ lượng nước.
B. Vì rễ hút được nhiều nước kèm theo khoáng.
C. Vì tia lửa điện phá vỡ liên kết của N≡N tạo nitơ tự do, cây sử dụng để tổng hợp diệp lục.
D. Vì mưa giông đã tạo điều kiện cho vi khuẩn cố định nitơ khí quyển hoạt động mạnh.
Câu 16: Tại sao thiếu nitơ lá cây lại có màu vàng?
A. Vì thiếu nitơ diệp lục không được hình thành.
B. Vì thiếu nitơ carôtein được tổng hợp mạnh.
C. Vì thiếu nitơ thành tế bào không được tổng hợp.
D. Vì thiếu nitơ cây không hấp thụ được ánh sáng để quang hợp.
Câu 17: Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng nào?
A. Lục lam và đỏ B. Xanh và lục
C. Xanh tím và đỏ D. Lục và tím
Câu 18: Quang hợp không có vai trò
A. tổng hợp chất hữu cơ bổ sung cho các hoạt động của sinh vật dị dưỡng.
B. biến đổi quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ.
C. biến đổi hợp chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động trên trái đất.
D. làm trong sạch bầu khí quyển.
Câu 19: Carôtenoit được xem là sắc tố phụ vì
A. chúng không hấp thụ được năng lượng ánh sáng mặt trời mà chỉ nhận từ clorophyl.
B. chúng hấp thụ được năng lượng ánh sáng, sau đó chuyển sang cho clorophyl.
C. chúng chỉ hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn.
D. năng lượng mặt trời mà chúng hấp thụ được, chủ yếu bị biến đổi thành nhiệt năng.
Câu 20: Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền vào diệp lục trung tâm phản ứng theo sơ đồ
A. diệp lục a → diệp lục b → carôtenôit → diệp lục b ở trung tâm phản ứng.
B. diệp lục b → carôtenôit → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
C. carôtenôit → diệp lục a → diệp lục b → diệp lục b ở trung tâm phản ứng.
D. carôtenôit → diệp lục b → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!