YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Địa lý 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Hồ Thị Kỷ có đáp án

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Địa lý 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Hồ Thị Kỷ có đáp án do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÝ – Khối lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ 1

Phần I. Trắc nghiệm:

Câu 1. Hàn Quốc- Sin ga pore, Braxin, Ác hen ti na,.....được gọi là

A, các nước đang phát triển        B, các nước phát triển      C, Các nước kém phát triển

D, các nước công nghiệp mới hoặc là các nước đang phát triển

Câu 2. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là

A, ra đời hệ thống các ngành công nghệ điện- cơ khí

B, Chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp

C, Xuất hiện và phát triển các ngành công nghệ cao

D, Tự động hoá nền sản xuất công nông nghiệp

Câu 3. Nhân tố tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển nền kinh tế thế giới sang giai đoạn phát triển nền kinh tế trí thức là :

A, Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật                 

B, Cuộc cách mạng khoa học

C, Cuộc cách mạng công nghệ hiện đại

D, Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Câu 4. Mặt trái toàn cầu hoá kinh tế thể hiện ở

A, Sự phát triển kinh tế diễn ra nhanh chóng tập trung chủ yếu ở các nước phát triển

B, Khoảng cách giàu nghèo gia tăng giữa các nhóm nước

C, Thương mại toàn cầu sụt giảm

D, Các nước đang phát triển sẽ không được hưởng lợi ích nhiều

Câu 5. Toàn cầu hoá tạo cơ hội để các nước :

A, Thể hiện chủ trương đa phương hoá quan hệ quốc tế

B, Chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ

C, Tạo điều kiện chuyển giao các thành tựu mới               D, Tất cả các câu trên

Câu 6. Động lực cơ bản thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các tổ chức và các nước trong khu vực là :

A, Các nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh           B, Các tổ chức liên kết hỗ trợ cho nhau

C, Các tổ chức vừa liên kết vừa hợp tác, cạnh tranh với nhau

D, Xoá bỏ  triệt để đặc trưng riêng của từng nước

Câu 7. Tình trạng sa mạc hoá ở châu Phi chủ yếu là do

A, Cháy rừng     B, Khai thác rừng quá mức    C, Lượng mưa thấp    D, Chiến tranh

Câu 8. ý nào không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế một số nước châu Phi kém phát triển

A, Bị cạnh tranh bởi các khu vực khác                  B, Xung đột sắc tộc

C, Khả năng quản lý kém                                     D, Từng bị thực dân thống trị tàn bạo

Câu 9. Câu nào sau đây không chính xác

A, Tỷ lệ tăng trưởng GDP ở châu Phi tương đối cao trong thập niên vừa qua

B, Hậu quả thống trị nặng nệ của thực dân còn in dấu trên đường biên giới quốc gia

C, Một vài nước châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển

D, Nhà nước của nhiều quốc gia châu Phi còn non trẻ, thiếu khả năng quản lý

Câu 10. Hàng triệu người dân châu Phi đang sống rất khó khăn vì :

A, Đói nghèo bệnh tật                                                       B, Kinh tế tăng trưởng chậm

C, Học vấn kém, nhiều hủ tục, xung đột sắc tộc               D, Tất cả đều đúng

Câu 11. Các cuộc xung đột tại một số nước châu Phi đã để lại hậu quả

A, Biên giới các quốc gia này  được mở rộng

B, Làm gia tăng sức mạnh các lực lượng vũ trang

C, Làm hàng triệu người chết đói hoặc di cư khỏi quê hương

D, Làm gia tăng diện tích hoang mạc

Câu 12. Nguyên nhân khiến cho các nước Mỹ La Tinh phát triển không ổn định

A, Do nguồn tài nguyên phong phú nên người dân ít lao động

B, Nền kinh tế chỉ tập trung vào sản xuất nông sản nhiệt đới, ít quan tâm đến ngành công nghiệp

C, Do ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang diễn ra liên tục

D, Tình hình chính trị không ổn định, lại mắc nợ nhiều

Phần II. Tự luận

1. Nêu các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế. Toàn cầu hóa tác động đến Việt Nam như thế nào?

2. Phân tích tác động của những vấn đề dân cư và xã hội châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục này

Đáp án

I. Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

C

D

B

D

A

C

A

B

D

C

D

II. Tự luận

Câu 1. Nêu 4 biểu hiện có dẫn chứng

T/đ đến Việt Nam:

- Cơ hội: thị trường, vốn, công nghệ..

- Thách thức: bị cạnh tranh, lối sống, môi trường..

Câu 2.

- Dân số tăng nhanh,trẻ…    è

- Chiến tranh đe doạ đời sống nhiều người dân, mức sống thấp,đói nghèo        

- Trình độ dân trí thấp, năng lực quản lí kém

- Thực dân thống trị nhiều thế kỉ àkinh tế kém phát triển

2. ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1, Những chỉ tiêu như: GDP, GDP/người, HDI là những chỉ tiêu cơ bản dùng để :

A. Phân chia nhóm nước tư bản và nhóm nước đang phát triển.

B. Phân chia nhóm nước tư bản với các nước NICs

C. Phân chia nhóm nước tư bản phát triển và nhóm nước phát triển.

D. Phân chia nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.

Câu 2, Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:

A. Tiến hành vào cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.

B. Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.

C. Làm xuất hiện nhiều ngành mới trong nền kinh tế.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3, Tổ chức nào sau đây không phải là liên kết kinh tế khu vực:

A. Tổ chức thương mại thế giới (WTO )

B. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương(APEC).

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN).

D. Liên minh châu Âu(EU)

Câu 4, Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường biểu hiện ở:

A. Suy giảm đa dạng sinh vật

B. Khan hiếm nguồn nước sạch

C. Hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ôzôn.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 5, Châu Phi có đặc điểm nổi bật:

A. Châu lục nóng-dân số tăng nhanh-nghèo nhất thế giới.

B. Hoang mạc rộng lớn-tự nhiên khắc nghiệt- ghèo nhất thế giới.

C. Tự nhiên khắc nghiệt-Tuổi thọ trung bình thấp-kinh tế chậm phát triển.

D. Tài nguyên giàu có-dân cư phân bố không đều-kinh tế chậm phát triển.

Câu 6, Châu Mỹ-latinh có đặc điểm đặc trưng:

A. Tài nguyên giàu có-đa chủng tộc.

B. Tài nguyên giàu-chênh lệch quá lớn về thu nhập.

C. Tài nguyên giàu có-xã hội bất ổn định.

D. Tài nguyên giàu có-tốc độ phát triển không ổn định-nợ nước ngoài nhiều.

Phần II. Tự luận

I, Lý thuyết

Câu 1/ Nêu một số hành động được thực hiện trên toàn thế giới để bảo vệ môi trường.

Câu 2/ Theo em để phát triển vững chắc nền kinh tế ở các khu vực châu Phi, châu Mỹ-latinh, Tây Nam Á và Trung Á, cần phải khai thác, sử dụng tài nguyên và lao động như thế nào?

II, Thực hành

             Bảng tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm (Đơn vị: %)

 

                                   Năm

Nhóm nước

1960-

1965

1975-

1980

1985-

1990

1990-

2000

2001-

2005

Phát triển

1,2

0,8

0,6

0,2

0,1

Đang phát triển

2,3

1,9

1,9

1,7

1,5

Thế giới

1,9

1,6

1,6

1,4

1,2

           

1/ Hãy vẽ biểu đồ cột so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của 2 nhóm nước qua một số thời kì trên.

2/ Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của 2 nhóm nước.

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

d

d

a

d

a

d

Phần II. Tự luận:

I, Lý thuyết:

Câu

Nội dung kiến thức

Câu 1

 

*Hạn chế việc khai thác bừa bãi tài nguyên và gây suy thoái môi trường…

*Hướng tiến bộ KH-KT-CN vào việc khai thác-chế biến và thay thế tài nguyên, bảo vệ môi trường hiệu qủa hơn.

*Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và nâng cao ý thức của con người về vấn đề tài nguyên và môi trường.

*Đẩy mạnh sự hợp tác toàn cầu về bảo vệ môi trường.

Câu 2

 

*Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên: tiết kiệm, hợp lí, tăng cường chế biến trước khi xuất khẩu.

*Lao động:

-Nâng cao dân trí, đào tạo nghề.

-Phân bố dân cơ, lao động, phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động

II, Thực hành:

1. Vẽ biểu đồ

- Vẽ đúng biểu đồ cột nhóm, đầy đủ, chính xác và đẹp

- Thiếu mỗi thành phần như: tỉ lệ,tên biểu đồ, chú giải, trị số…trừ -0,25 đ

2. Nhận xét:

- Tỉ suất gia tăng dân số của 2 nhóm nước đều giảm

- Tỉ suất gia tăng dân số nhóm nước đang phát triển cao hơn

- Tỉ suất gia tăng dân số nhóm nước đang phát triển giảm chậm (dân số trẻ)

3. ĐỀ 3

Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.

B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.

C. khu vực I và III cao, khu vực II thấp.

D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.

Câu 2. Đặc điểm của các nước đang phát triển là

A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều

Câu 3. Dấu hiệu đặc trưng của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là

A. sản xuất công nghiệp được chuyên môn hóa.

B. khoa học được ứng dụng vào sản xuất.

C. xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.

D. quy trình sản xuất được tự động hóa.

Câu 4. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện nào sau đây?

A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

B. Đầu tư nước ngoài tăng chậm.

C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Câu 5. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về

A. thành phần chủng tộc.

B. mục tiêu và lợi ích phát triển.

C. lịch sử dựng nước, giữ nước.

D. trình độ văn hóa, giáo dục.

Câu 6: Tại sao giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét?

A. Bởi chúng đều nóng và có hướng gió khác nhau.

B. Bởi chúng khác nhau về nhiệt độ và có cùng một chế độ gió.

C. Bởi chúng đều nóng và nói chung có cùng một chế độ gió.

D. Bởi chúng đều lạnh và có cùng một chế độ gió.

Câu 7: Người ta quy định đường chuyển ngày quốc tế ở đâu?

A. Kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ 12 ở Đại Tây Dương.

B. Kinh tuyến 160° qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương.

C. Kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương.

D. Kinh tuyến 160° qua giữa múi giờ 12 ở Đại Tây Dương.

Câu 8: Hướng hoạt động của gió Tây ôn đới là

A. tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.

B. đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.

C. tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam.

D. đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.

Câu 9: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

A. 149,6 triệu km.               B. 164,9 triệu km.                  C. 194,6 triệu km.                D. 146,9 triệu km.

Câu 10: Nhận xét đúng về sự hoạt động của gió đất là

A. gió đất hình thành ở vùng ven biển, hoạt động vào ban ngày.

B. gió đất hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao biển vào áp thấp đất liền.

C. gió đất  hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao đất liền ra áp thấp biển.

D. gió đất hoạt động vào ban ngày, gió thổi từ đất liền ra biển.

Câu 11: Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là

A. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội.                     

B. trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

C. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế. 

D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội.

Câu 12: Nguyên nhân chính kìm hãm các nước châu Phi trong nghèo nàn, lạc hậu là

A. tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức.         B. sự khắc nghiệt của tự nhiên.

C. thiếu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế.          D. sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.

Câu 13: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vị trí địa lý mang tính chiến lược.

B. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.

C. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Câu 14: Xu hướng toàn cầu hóa không có biểu hiện nào sau đây?

A. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.                                     B. Thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.

C. Thương mại thế giới phát triển mạnh.                           D. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia.

Câu 15: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào:

A. Giữa thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.                                 B. Giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.            

C. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.                                 D. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Câu 16: Cho bảng số liệu:

Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển

                                                                                                                                        (Đơn vị: tỉ USD)

Năm

1990

1998

2000

2004

Tổng nợ

1310

2465

2498

2724

Nhận xét nào sau đây đúng

A. Tổng nợ của các nước đang phát triển tăng liện tục và tăng đều qua các năm.

B. Tổng nợ của các nước đang phát triển tăng liện tục và không đều qua các năm.

C. Tổng nợ của các nước đang phát triển tăng không liện tục và đều qua các năm.

D. Tổng nợ của các nước đang phát triển tăng không đều qua các năm.

Câu 17: Khu vực tiêu dùng lượng dầu thô nhiều nhất thế giới năm 2003 là

A. Đông Nam Á.              B. Đông Âu.                              C. Tây Nam Á.                       D. Bắc Mĩ.

Câu 18: Diện tích của khu vực Tây Nam Á rộng khoảng:

A. 8 triệu km2                             B. 5 triệu km2                          C. 6 triệu km2                        D. 7 triệu km2

Câu 19: So với toàn thế giới, trữ lượng dầu mỏ của Tây Nam Á chiếm khoảng

A. trên 55%.                     B. trên 40%.                              C. trên 45%.                        D. trên 50%.     

Câu 20: Năm 2005, tỉ suất tăng dân số tự nhiên của châu Phi so với trung bình của thế giới lớn gấp

A. hơn 2 lần.                     B. gần 2 lần.                              C. 1,7 lần.                               D. 1,5 lần. 

Phần II. Tự luận

Câu 1. Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA CÁC NƯỚC MĨ LA TINH, GIAI ĐOẠN 1985-2010

                                                                                                                                                (Đơn vị: %)

Năm

1985

1990

1995

2000

2004

2010

Tốc độ tăng trưởng GDP

2,3

0,5

0,4

2,9

6,0

5,9

 

a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La Tinh, giai đoạn 1985- 2010.

b) Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La Tinh, giai đoạn 1985-2010.

Câu 2. Đồng Nai là một địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, thu hút đông dân nhập cư, để giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường ở địa phương, theo em, cần chú ý những vấn đề gì?

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm

1

D

2

C

3

C

4

B

5

B

6

C

7

C

8

C

9

A

10

C

11

B

12

D

13

D

14

B

15

C

16

B

17

D

18

D

19

D

20

B

 

Phần II. Tự luận

CÂU

NỘI DUNG

1

a) Vẽ biểu đồ:

- Học sinh vẽ đúng biểu đồ cột, đúng tỉ lệ khoảng cách năm, đúng tỉ lệ %, điền đầy đủ thông tin (đơn vị, tên biểu đồ…) 

- Vẽ sai hoặc thiếu một trong những yêu cầu trên trừ  - 0,25đ

b)Nhận xét:

     Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh giai đoạn 1985 – 2010 khá cao nhưng thiếu ổn định (d/c).

2

Cần chú ý những vấn đề sau:

- Hs trình bày được việc phát triển mạnh về CN, tập trung đông dân sẽ dẫn đến những vấn đề môi trường như: ô nhiễm môi trường không khí; ô nhiễm môi trường nước…

- HS đưa ra được một số giải pháp để giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường địa phương như: cắt giảm lượng khí thải; trồng nhiều cây xanh; xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường;…

4. ĐỀ 4

Câu 1: Thế nào là nền kinh tế tri thức? Nêu đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ?

Câu 2: Em hãy cho biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Kể tên một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực?

Câu 3: Em hãy đề xuất giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu và nêu những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày của bản thân em và các bạn có ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu?

Câu 4: Trình bày một số vấn đề cần giải quyết của khu vực Trung Á và Tây Nam Á?

ĐÁP ÁN

Câu 1: Thế nào là nền kinh tế tri thức?  Nêu đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ 

- Nền kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao

- Đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ:

  Hiện nay sự bùng nổ công nghệ cao dựa vào các thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao; 4 công nghệ trụ cột là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.

Câu 2: Em hãy cho biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Kể tên một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực

- Lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực: Các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết thành tổ chức riêng để có thể cạnh tranh với các liên kết kinh tế khác (hoặc quốc gia lớn khác)

- Một số tổ chức liên kết khu vực: ASEAN, APEC, EU.

Câu 3: Đề xuất giải pháp và thói quen trong sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu

- Giải pháp:  giảm luợng CO2 , SO2;  NO2 , CH4 trong sản xuất và sinh hoạt

- Thói quen: Mở, đèn quạt trong lớp học suốt ngày, sử dụng phương tiên ô tô đi lại …

Câu 4: Trình bày một số vấn đề cần giải quyết của khu vực Trung Á và Tây Nam Á

* Vai trò cung cấp dầu mỏ.

- Tây Nam Á và Trung Á đều có nhiều tiềm năng về dầu mỏ. khí tự nhiên.

- Dầu mỏ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều thế lực khác nhau

* Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố

- Xung đột sắc tộc và, xung đột giữa các quốc gia (I- Xra - en với Pa- le -xtin và các nước Ả - Rập)

- Hoạt động của các tổ chức tôn giáo, chính trị cực đoan.

- Đánh bom khủng bố, ám sát.

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Địa lý 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Hồ Thị Kỷ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo các tài liệu khác:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON