Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lý 11 năm 2021-2022 do HOC247 biên soạn nhằm giúp cho các bạn học sinh khối lớp 11 trong quá trình ôn thi để bạn có thể học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học.
1. Tóm tắt lý thuyết
- Phân biệt được thế nào là nước phát triển, nước đang phát triển, nước công nghiêp ṃới? Đăc điểm và ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghê ̣hiện đại. Em biết gìvề Cuôc cách mạng 4.0?
- Nguyên nhân, biểu hiên ṿ à hê ̣quả của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Kể tên một số tổ chức liên kết khu vưc kinh t ̣ ế lớn trên thế giới.
- Đăc điểm của tình hình dân số thế giới. Những ảnh hưởng của bùng nổ dân số và già hóa dân số?
- Trình bày đươc những nguyên nhân, hậu quả và giải pháp của biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dang sinh học.
- Biết được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với những nước đang phát triển.
- Chứng minh rằng điều kiện tự nhiên của châu Phi không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của châu lục này.
- Hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Mĩ La Tinh có những thuận lợi và khó khăn nào đối với sự phát triển kinh tế?
- Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiên thu ận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lê ̣người nghèo ở khu vưc này vẫn cao?
- Trình bày đươc đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế của các nước Mỹ La Tinh.
- Vì sao Tây Nam Á được coi là “điểm nóng” của thế giới?
*Kĩ năng:
- Xử lí số liệu
- Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích biểu đồ, bảng số liệu
2. Luyện tập
Bài 1
Câu 1/ Các quốc gia trên TG được chia thành hai nhóm: đang phát triển và phát triển dựa trên cơ sở:
A. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên.
B. Sự khác nhau về quy mô dân số và thu nhâp ḅ inh quân của mỗi nước.
C. Sự khác nhau về trình độ kinh tế- xã hội
D. Sự khác nhau về tổng thu nhập bình quân đầu người.
Câu 2/ Hàn Quốc, Singapore, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,... được gọi là:
A. Các nước đang phát triển
B. Các nước phát triển
C. Các nước kém phát triển
D. Các nước công nghiệp mới hoặc là các nước đang phát triển.
Câu 3/ Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:
A. Ra đời hệ thống các ngành công nghệ hiện điện – cơ khí
B. Chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp
C. Xuất hiện và phát triển các ngành công nghệ cao
D. Tự động hóa nền sản xuất công nông nghiệp
Câu 4/ Kinh tế tri thức là loại hình KT dựa trên:
A. Chất xám, KT, công nghệ cao
B. Vốn, KT cao, lao động dồi dào
C. Máy móc hiện đại, lao động rẻ
D. Máy móc nhiều, lao động rẻ
Câu 5/ Nước công nghiệp mới (NICs) là nước:
A. Đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đâị hóa, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
B. Đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong GDP.
C. Đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ nhất định về công nghiệp.
D. Có tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu kinh tế cân đối giữa công nghiệp và dịch vụ.
Câu 6/ Sự phân chia thành các nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển chủ yếu dựa vào tiêu chí nào?
A. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên.
B. Đặc điểm tự nhiên - dân cư và xã hội.
C. Đặc điểm dân cư - xã hội.
D. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 7/ Nền kinh tế tri thức ra đời do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp nào?
A. Cách mạng công nghiệp.
B. Cách mạng khoa học và kĩ thuật.
C. Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
D. Cách mạng công nghiệp 4.0.
Câu 8/ Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, có một số trụ cột công nghệ là:
A. Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
B. Công nghệ khai khoáng, công nghệ chế biến.
C. Công nghệ phần mềm, công nghệ chế biến.
D. Công nghệ vật liệu, công nghệ vi sinh.
Câu 9/ Nền kinh tế dựa trên tri thức, chất xám, kĩ thuật và công nghệ cao gọi là
A. Kinh tế hiện đại.
B. Kinh tế công nghệ.
C. Kinh tế tri thức.
D. Kinh tế công nghiệp.
Câu 10/ Trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối và dữ liệu lớn là những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp nào?
A. Cách mạng công nghiệp lần thứ 2.
B. Cách mạng công nghiệp lần thứ 3.
C. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
D. Cách mạng công nghiệp lần thứ 5.
Bài 2
Câu 1/ Toàn cầu hóa :
A. Là quá trình liên kết một số quốc gia trên TG về nhiều mặt.
B. Là quá trình liên kết các nước phát triển trên TG về KT, văn hóa, KH.
C. Tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền KT – XH các nước đang phát triển.
D. Là quá trình liên kết các quốc gia trên TG về nhiều măt. ̣
Câu 2/ Mặt trái tòan cầu hóa kinh tế thể hiện ở:
A/ Sự phát triển kinh tế diễn ra nhanh chóng tập trung chủ yếu ở các nước phát
triển
B/ Khỏang cách giàu nghèo gia tăng giữa các nhóm nước
C/ Thương mại tòan cầu sụt giảm
D/ Các nước đang phát triển sẽ không được hưởng lợi ích nhiều
Câu 3/ Các quốc gia có những nét tương đồng về văn hóa, địa lí, xã hội, có chung mục tiêu phát triển đã liên kết thành các tổ chức kinh tế khu vực, chủ yếu để:
A. Tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vưc và của các nước trong khu vưc so với thế giới.
B. Làm cho đời sống văn hóa, XH của các nước thêm phong phú.
C. Trao đổi nguồn lao động và nguồn vốn giữa các nước.
D. Trao đổi hàng hóa giữa các nước nhằm phát triển ngoại thương.
Câu 4/ Toàn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội để các nước:
A. Thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế.
B. Chủ động chuyển giao, khai thác các thành tựu KH và công nghệ.
C. Nguy cơ chảy máu chất xám.
D. Tiếp thu những tinh hoa của văn hóa thế giới.
Câu 5/ Năm 1998, Viêt Nam là thành viên chính thức của tổ chức:
A. APEC.
B. ASEAN.
C. WTO.
D. TPP.
Câu 6/ Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?
A. NAFTA, ASEAN.
B. ASEAN, APEC.
C. ASEAN, EU.
D. ASEAN, MERCOSUR.
Câu 7/ Hậu quả lớn nhất của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế là
A. Thất nghiệp tăng.
B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
C. Nghèo đói.
D. Mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 8/ Đây không phải là biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế:
A. Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia.
B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
C. Thương mại quốc tế phát triển mạnh.
D. Có nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi phải giải quyết.
Bài 3
Câu 1/ DS TG hiện nay:
A. Đang tăng
B. Đang giảm
C. Không tăng không giảm
D. Đang ổn định
Câu 2/ Bùng nổ DS trong mọi thời kỳ đều bắt nguồn từ:
A. Các nước phát triền
B. Các nước đang phát triển
C. Đồng thời ở các nước phát triển và đang phát triển
D. Ở các nước phát triển và đang phát triển nhưng không đồng thời
Câu 3/ Trái đất nóng dần lên là do:
A. Mưa axít ở nhiều nơi trên thế giới.
B. Lượng CO2 tăng nhiều trong khí quyển.
C. Tầng ô dôn bị thủng.
D. Băng tan ở hai cực.
Câu 4/ Phần lớn dân số thiếu nước sạch trên thế giới tập trung ở các nước đang phát triển là do:
A. Không có nguồn nước để khai thác.
B. Người dân không có thói quen dùng nước sạch.
C. Nhà nước không chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng nước sạch.
D. Nguồn nuớc bị ô nhiễm do chất thải không được xử lí đổ trực tiếp vào.
Câu 5/ Ô nhiễm MT biển và đại dương chủ yếu là do:
A. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt
B. Các sự cố đắm tàu
C. Việc rửa các tàu dầu
D. Các sự cố tràn dầu
Câu 6/ Sự suy gỉam đa dạng sinh học tạo ra hậu quả:
A. Mất nhiều loài sinh vật, các gen di truyền
B. Mất đi nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh
C. Mất đi nguồn nguyên liệu của nhiều ngành SX
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 7/ Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ô dôn là:
A. Hoạt động sản xuất Nông-lâm-ngư nghiệp.
B. Gia tăng lượng khí thải CO2 và CFCs.
C. Chất thải do sinh hoạt.
D. Tất các các ý trên.
Câu 8/ Ý nào không phải là đặc điểm của dân số thế giới hiện nay?
A. Dân số thế giới ngày càng tăng.
B. Phần lớn dân cư tập trung ở các nước đang phát triển.
C. Do gia tăng tự nhiên cao nên dân số thế giới ngày càng trẻ.
D. Dân số thế giới có xu hướng già đi.
Câu 9/ Để bảo vệ môi trường, nhiều nước phát triển đã:
A. Cắt giảm lượng khí thải trong sản xuất công nghiệp.
B. Xử lí khí thải trước khi đưa vào môi trường.
C. Chuyển giao các cơ sở gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
D. Ý A và B đúng.
Câu 10/ Những vấn đề mang tính toàn cầu như: ô nhiễm và suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ô dôn, đói nghèo, gia tăng dân số đang diễn ra mạnh mẽ ở đâu?
A. Các nước đang phát triển.
B. Các nước phát triển.
C. Các nền kinh tế mới nổi.
D. Toàn thế giới.
Câu 11/ Năm 2015: Dân số Việt Nam là 91,7 triệu người, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là 1,0% và không thay đổi thì đến năm 2020 dân số Việt Nam là bao nhiêu triệu người?
A. 92,1.
B. 94,5.
C. 95,4.
D. 96,3.
Câu 12/ Đây là một trong những hậu quả của già hóa dân số
A. Dịch bệnh ngày càng tăng.
B. Kinh tế chậm phát triển, chất lượng cuộc sống thấp.
C. Thiếu nhân lực thay thế, chi phí phúc lợi xã hội tăng cao.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 13/ Các trung tâm phát thải khí thải lớn của thế giới là
A. Anh, Pháp, Hoa Kì.
B. Anh, Đức, Hoa Kì.
C. EU, Nhật Bản, Hoa Kì.
D. Trung Quốc, Hoa Kì, Đức.
Câu 14/ Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật là
A. Do biến đổi khí hậu toàn cầu.
B. Do mất rừng.
C. Do khai thác thiên nhiên quá mức.
D. Do ô nhiễm môi trường.
Bài 5
Câu 1/ Tình trạng sa mạc hóa ở châu Phi chủ yếu là do:
A. Cháy rừng.
B. Lượng mưa thấp.
C. Khai thác rừng quá mức.
D. Chiến tranh.
Câu 2/ Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế một số nước châu Phi kém phát triển:
A. Bị cạnh tranh bởi các khu vực khác.
B. Xung đột sắc tộc.
C. Khả năng quản lí kém của nhà nước.
D. Từng bị thực dân thống trị tàn bạo.
Câu 3/ Hàng triệu người dân châu Phi đang sống rất khó khăn vì:
A. Đói nghèo, bệnh tật
B. Kinh tế tăng trưởng chậm
C. Học vấn kém, nhiều hủ tục, xung đột sắc tộc
D. Tất cả đều đúng
Câu 4/ Các cuộc xung đột tại một số nước Châu Phi đã để lại hậu quả:
A. Biên giới các quốc gia này được mở rộng.
B. Làm gia tăng sức mạnh các lực lượng vũ trang.
C. Làm hàng triệu người chết đói hoặc di cư khỏi quê hương.
D. Làm gia tăng diện tích hoang mạc.
Câu 5/ Khu vực Tây Á thiếu ổn định là do:
A. Vị trí địa lí quan trọng của KV
B. Sự can thiệp của các thế lực bên ngòai
C. Thế lực chính trị, tôn giáo cực đoan nổi lên
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 6/ Khu vực Tây Á và Trung Á có vai trò quan trọng là do:
A. Trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm 50% thế giới.
B. Nền kinh tế khu vưc phát triển nhanh và ổn định.
C. Có nhiều tổ chức kinh tế lớn.
D. Vị trí địa lí quan trọng về kinh tế, giao thông, quân sư. ̣
Câu 7/ Dân số của khu vưc Tây Nam ̣ Á từ năm 2005 đến năm 2015 có xu hướng:
A. Tăng khá nhanh. B. Tăng nhanh.
C. Giảm. D. Không tăng, không giảm.
Câu 8/ Nước nào không thuộc khu vực Trung ̣ Á?
A. Ca-dắc-tan. B. Cư-rư-gư-xtan.
C. Áp-ga-nit-xtan. D. Mông Cổ.
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lý 11 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!