YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Phủ Lý

Tải về
 
NONE

Cùng với việc ôn tập kiến thức trọng tâm thì việc rèn luyện kĩ năng giải đề là vô cùng quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Phủ Lý giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân để có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

PHỦ LÝ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

(Trích "Đất nước ở trong tim" - Chu Ngọc Thanh)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ nhất. Hiệu quả của biện pháp tu từ đó?

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Từ nội dung đó đã chạm vào miền cảm xúc nào trong em về đất nước?‌‌

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích nhận định: Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước; là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu người.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Thể thơ của đoạn thơ: tự do

Câu 2 (0,5 điểm):

Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Câu 3 (1,0 điểm):

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ nhất là biện pháp điệp từ.

Tác dụng: vừa nhấn mạnh, vừa gợi cho cảm xúc của người đọc vào lý do rằng trong con người Việt Nam vẫn luôn tồn tại "nhân văn", "đồng bào" nên dù nước ta có nhỏ bé thật đấy nhưng vẫn làm nên được những điều phi thường.

Câu 4 (1,0 điểm):

Nội dung chính của đoạn thơ: Ca ngợi, niềm tự hào, xúc động của tác giả trước sự đoàn kết của cả nước trước đại dịch.

(Các em tự nêu suy nghĩ và nêu cảm xúc của mình. Gợi ý: miền cảm xúc được chạm tới là sự tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, khí thế hừng hực trong việc phòng chống dịch bệnh).‌‌‌‌‌‌‌‌‌

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: quan điểm: văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng.

2. Thân bài

a. Giải thích

“Văn hóa ứng xử” là cách mỗi con người hành động, đối đãi, cư xử với người khác. Thông qua những hành động đó, người khác có thể hiểu, phán đoán và đánh giá được chúng ta là người như thế nào.

b. Phân tích

Mỗi con người có tính cách, suy nghĩ và tư duy khác nhau. Cách họ cư xử ra bên ngoài giúp chúng rút ra được bài học cho bản thân để hoàn thiện mình.

Nhân cách và cách ứng xử là thước đo chính xác nhất giá trị của mỗi con người.

Việc cư xử đúng mực với những người xung quanh không chỉ giúp cho ta được mọi người yêu thương, tôn trọng, học tập mà còn khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn.

c. Thực trạng

Hiện nay có nhiều bạn trẻ có những suy nghĩ, lời nói và hành động, cư xử với người khác chưa đúng với chuẩn mực đạo đức ở cộng đồng khiến cho dư luận lên án, tạo ra chiều hướng tiêu cực không đáng có ảnh hưởng đến nhân cách cũng như tác động xấu đến môi trường.

Cũng có nhiều bạn trẻ ứng xử chuẩn mực, đạo đức, lịch sự ở cộng đồng, biết nói lời hay, làm việc tốt, những bạn này xứng đáng được biểu dương cũng như là tấm gương để mọi người noi theo.

d. Liên hệ bản thân

Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về cách ứng xử của mình với từng đối tượng, ở từng thời điểm để có cách cư xử chuẩn mực nhất. Bên cạnh đó cần trau dồi bản thân theo chiều hướng tích cực để trở thành một công dân tốt có ích cho xã hội.

3. Kết bài

Khái quát và khẳng định lại vấn đề nghị luận: văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý phân tích nhận định: Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

2. Thân bài

a. Khổ thơ thứ nhất

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”: Câu hỏi làm sống dậy kỷ niệm về thôn Vĩ trong tâm hồn đằm thắm và thơ mộng của Hàn Mặc Tử.

Cảnh buổi sớm nơi thôn Vĩ: Nắng mới lên, chiếu sáng, lấp loáng những hàng cau vượt lên trên các mái nhà và những tán cây.

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”: những vườn cây tươi tốt, xum xuê của Vĩ Dạ bao bọc, gắn với ngôi nhà xinh xinh thành một cấu trúc thẩm mĩ chặt chẽ.

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Đã gọi là cách điệu hóa thì không nên hiểu theo nghĩa tả thực, tuy rằng cách điệu hoá cũng xuất phát từ sự thực: thấp thoáng đằng sau những hàng rào xinh xắn, những khóm trúc, có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng, phúc hậu.

b. Khổ thơ thứ hai

"Gió theo lối gió mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay": làn gió thổi rất nhẹ, không đủ cho mây bay, không đủ cho nước gợn, nhưng gió vẫn run lên nhè nhẹ cho hoa bắp lay.

"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay?": Phải ở trong mộng thì sông mới có thể là “sông trăng” và thuyền mới có thể “chở trăng về” như một du khách trên sông Hương... Hình ảnh thuyền chở trăng không gì mới, nhưng “sông trăng” thì có lẽ là của Hàn Mặc Tử.

c. Khổ thứ ba

"Mơ khách đường xa khách đường xa/Áo em trắng quá nhìn không ra": Mờ ảo vì “khách đường xa” và “nhìn không ra” nhưng có thực vì “áo em trắng quá”. Hình ảnh biết bao thân thiết nhưng cũng rất đỗi xa vời. Xa, không chỉ là khoảng cách không gian mà còn là khoảng cách của thời gian, và mối tình cũng xa vời – vì vốn xưa đã gắn bó, đã hứa hẹn gì đâu. Vì thế mà “ai biết tình ai có đậm đà?”

“Ai” là anh hay là em? Có lẽ là cả hai. Giữa hai người (Hàn Mặc Tử và cô gái mà nhà thơ đã từng thầm yêu trộm nhớ) là “sương khói” của không gian, của thời gian, của mối tình chưa có lời ước hẹn, làm sao biết được có đậm đà hay không? Lời thơ cứ bâng khuâng hư thực và gợi một nỗi buồn xót xa.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: "Tại sao...? Tại sao không...?" và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: "Tôi đã biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!". Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.

Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ "chạm đến một lần rồi bỏ xó". Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn.

(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, theo Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr17-18)

Câu 1 ‌‌(0,5‌ ‌điểm): Ở mỗi đoạn văn trên đây, tác giả đã sử dụng cách trình bày nào trong các cách sau: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành?

Câu 2 ‌‌(0,75‌ ‌điểm): Theo tác giả, chúng ta sẽ có được lợi ích gì khi "nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học"?

Câu 3 ‌‌(0,75‌ ‌điểm): Tại sao tác giả cho rằng "Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân"?

Câu 4 ‌‌(1,0‌ ‌điểm): Theo anh/chị, cần làm thế nào để niềm đam mê khám phá những điều kì diệu "trở thành một phần trong cá tính"?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Cách trình bày đoạn văn được tác giả sử dụng trong mỗi đoạn:

Đoạn (1): Tổng - phân - hợp;

Đoạn (2): Quy nạp.

Câu 2 (0,75 điểm):

Theo tác giả, chúng ta sẽ "bổ sung được nhiều kiến thức mới" khi "nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học".

Câu 3 (0,75 điểm):

Tác giả cho rằng "Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân", vì có tò mò hay thắc mắc thì mới có động lực mong muốn phát hiện ra những điều mới mẻ và khi tìm hiểu những điều mới mẻ, chúng ta mới có cơ hội để phát hiện ra điều mình thích, điều mình đam mê là gì.

Câu 4 (1,0 điểm):

Để niềm đam mê khám phá những điều kì diệu "trở thành một phần trong cá tính", cần:

Không ngừng khám phá thế giới bằng cách đọc (để thu nhận, khám phá tri thức), đi (để trải nghiệm), viết (để lưu giữ)... - thật nhiều và theo cách của riêng mình;

Nỗ lực hết mình để biến niềm đam mê khám phá thành bước ngoặt lớn mang đến hạnh phúc, thành công cho bản thân…‌‌

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước.

2. Thân bài

a. Giải thích

Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh,

b. Phân tích

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

d. Phản đề

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước.

Cây 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Phân tích 2 khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Huy Cận, bài thơ Tràng giang và hai khổ thơ cuối trong bài Tràng giang.

2. Thân bài

a. Khổ thơ thứ ba

“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”: Hình ảnh những đám bèo nối tiếp nhau lững thững trôi dạt trên dòng sông, “hàng nối hàng” gợi cảm giác trải dài miên man vô tận.

“Mênh mông không một chuyến đò ngang/Không cầu gợi chút niềm thân mật”: Cảnh mênh mông, buồn bã, trống vắng quạnh hiu càng được nhân lên bằng mấy lần phủ định: “Không đò… không cầu...”. Chiếc cầu, con đò bắc nối đôi bờ là biểu hiện của sự giao nối của con người và cuộc sống, thường gợi về cuộc sống tấp nập, gần gũi và gợi nhớ quê hương. Hai bờ sông cứ thế chạy dài vô tận như hai thế giới cô đơn, không chút “niềm thân mật” của những tâm hồn đồng điệu.

“Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”: Câu thơ đã vẽ lên được một bức tranh thật đẹp, tĩnh lặng nhưng đượm buồn. Đoạn thơ chỉ có khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, lặng lẽ mà không có một âm thanh dù chỉ là xơ xác. Trước không gian buồn man mác là một lòng người đau đáu trước cảnh đất nước đang bị xâm lược chìm trong đau khổ, tương lai của con người không biết sẽ đi đâu về đâu.

→ Đoạn thơ không chỉ lột tả vẻ đẹp buồn man mác, bâng khuâng của dòng sông mà còn khéo léo gửi gắm tâm tư, nỗi lòng của người nghệ sĩ trước cảnh đẹp bình dị đó.

b. Khổ thơ cuối cùng

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của hai khổ thơ đồng thời rút ra bài học.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ra. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bạo, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố! Trình độ giáo dục của một dân tộc có thể đánh giá qua thái độ của con người trên đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

(Theo Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Câu 1 ‌‌(0.5‌ ‌điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?

Câu 2 ‌‌(0.75‌ ‌điểm): Qua đoạn văn bản, hãy cho biết ý nghĩa của những tấm lòng trong cuộc sống?

Câu 3 ‌‌(0.75‌ ‌điểm): Tại sao người cha lại khuyên con rằng: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Câu 4 ‌‌(1,0‌ ‌điểm): Trong xã hội hiện nay, chúng ta phải làm như thế nào để tấm lòng không thành ra sắt đá?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về chữ “thất bại” và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về hai khổ thơ đầu bài Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1 ‌‌(0.5‌ ‌điểm):

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản: Nghị luận.

Câu 2 ‌‌(0.75‌ ‌điểm):

Tấm lòng là tình cảm yêu thương, quan tâm, chia sẻ, biết cảm thông, động lòng trước những cảnh ngộ khó khăn, éo le, bất hạnh.

Ý nghĩa: cuộc sống trở nên hạnh phúc, tươi đẹp khi mang đến sự ấm áp của tình người, động viên, nâng đỡ, cứu vớt con người và làm cho sự sống của mình ý nghĩa hơn…

Câu 3 ‌‌(0.75‌ ‌điểm):

Người cha khuyên con: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết, vì:

- Tuổi già: lớp người đi trước, tuổi cao mà sức yếu, cần được nâng đỡ, nhường bước cung kính.

- Tình mẹ con: tình cảm thiêng liêng, vĩ đại. Nếu không biết kính trọng, ta chỉ là kẻ vô nhân, không xứng đáng được gọi tiếng mẹ.

- Kẻ tật nguyền (một người què chống nạng): những người không được lành lặn, yếu ớt, gặp khó khăn, cần được giúp đỡ, tôn trọng và đối xử bình đẳng.

- Nỗi khổ và Sự vất vả: nghèo khó và vất vả là cảnh sống đáng thương, cần được quan tâm, nâng đỡ. Người nghèo khó và vất vả phải nỗ lực gồng mình trong cuộc mưu sinh mỗi ngày. Họ xứng đáng được tôn trọng và nâng đỡ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Cái chết: sự mất mát không thể bù đắp. Thái độ đúng đắn trước nỗi đau thương, mất mát là thái độ phải có, thể hiện lòng thương cảm, tình người.

Câu 4 ‌‌(1,0‌ ‌điểm):

Trong xã hội hiện nay, để tấm lòng không thành ra sắt đá, mỗi người cần:

- Biết yêu thương, quan tâm, nâng đỡ những cảnh đời bất hạnh, không vô cảm trước con người.

- Không làm ra những chuyện hung bạo, những hành xử thiếu văn hóa và tình người, những hành động vô nhân tính,…‌‌‌‌

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Trình bày suy nghĩ về chữ “thất bại” và rút ra bài học cho bản thân

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: “thất bại” và rút ra bài học cho bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thất bại: cảm giác buồn bã, thất vọng, đau khổ khi đã cố gắng nhưng chưa đạt được mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Không có thất bại sẽ không rút ra được bài học kinh nghiệm và không có được thành công.

b. Phân tích

Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, cũng như không phải ta cứ cố gắng thì sẽ đạt được thành quả như mong muốn.

Thất bại là điều sẽ luôn xảy ra với mọi người, thất bại chỉ nói lên rằng mình chưa đủ kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc chứ không có nghĩa là bản thân chúng ta yếu kém, không có khả năng.

Ông cha ta thường nói: thất bại là mẹ thành công, có thất bại mới rút ra được bài học, hoàn thiện bản thân và cẩn thận hơn rồi từng bước tiến đến thành công, chính vì thế, mỗi người hãy đối diện với thất bại một cách vững tâm nhất.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người gặp thất bại nhưng cố gắng vươn lên và có được thành công để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Liên hệ bản thân

Mỗi người học sinh cần có ý thức rèn luyện bản thân mình, không nên nản chí sau mỗi lần thất bại, hãy tự rút ra bài học cho mình, phấn đấu vươn lên và hướng về phía trước, hướng đến những điều tích cực, mọi sự cố gắng đều sẽ được đền đáp xứng đáng.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: “thất bại” và rút ra bài học cho bản thân.

Cây 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng Giang của Huy Cận

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang và dẫn dắt vào hai khổ thơ đầu bài.

2. Thân bài

a. Khổ thơ thứ nhất

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp: “gợn” gợi nỗi buồn của con sóng, giữa dòng sông rộng lớn, làn sóng buông trôi lững lờ từng gợn lăn tăn tạo cảm giác buồn. Nỗi buồn trùng điệp, man mác lòng người thi sĩ.

Con thuyền xuôi mái nước song song: hình ảnh một con thuyền trôi lững lờ rẽ nước thành hai đường thẳng song song như cố gắng xé tan cái tĩnh lặng, cái yên bình để trở nên nhộn nhịp hơn, có sức sống hơn nhưng trong khung cảnh tĩnh mịch này thì đó dường như là điều không thể.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả: Khi con thuyền trôi đi xa, đường thẳng song song bị tách lại trở về như cũ, nối lại thành một, mặt nước lại sầu thẳm, dù có chảy về trăm ngả vẫn mang trong mình nỗi buồn.

Củi một cành khô lạc mấy dòng: Đảo ngữ (đảo vị trí các thành phần chủ ngữ với nhau: một cành củi khô → củi một cành khô) nhấn mạnh vào hình ảnh cành củi đơn độc đang một mình lưu lạc trên dòng sông rộng lớn không biết đi đâu về đâu giống như tâm trạng của con người lúc bấy giờ khi đất nước đang bị quân giặc xâm chiếm.

→ Bốn câu thơ mở ra bức tranh dòng sông yên lặng, tĩnh mịch nhưng đượm buồn, nỗi buồn tuy man mác nhưng lại vô cùng dai dẳng.

b. Khổ thơ thứ 2

3. Kết bài

Nêu nhận xét, cảm nhận khái quát về hai khổ thơ đầu; mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Phủ Lý. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !      

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON