YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Nguyễn Hiền

Tải về
 
NONE

Cùng với việc ôn tập kiến thức trọng tâm thì việc rèn luyện kĩ năng giải đề là vô cùng quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Nguyễn Hiền, đề thi với đáp án đi kèm có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN HIỀN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trên phạm vi toàn cầu, chúng ta phải đối mặt với một thách thức đang tiếp diễn và thay đổi từng ngày. Chúng ta không thể chủ quan và loại trừ khả năng những làn sóng lây nhiễm mới sẽ diễn ra. Việt Nam, cùng với thế giới, đang đứng trước những quyết định khó khăn trong cân bằng lợi ích sức khỏe cộng đồng và tổn thất kinh tế. Nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp: làm thế nào để mở lại biên giới một cách an toàn, làm thế nào để điều trị cho những người bệnh một cách hiệu quả nhất, hay làm sao để đẩy nhanh quá trình phát triển và triển khai vắc-xin? Tuy nhiên, một điều chắc chắn là trừ khi đại dịch kết thúc ở mọi nơi, số người tử vong sẽ còn tiếp tục tăng; sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục bị trì hoãn, và nguy cơ lây nhiễm sẽ vẫn còn…

Tôi hy vọng rằng trong giai đoạn chúng ta đang dần xác lập một trạng thái bình thường mới, chúng ta sẽ ghi nhớ những bài học về sức khỏe cộng đồng, sự gắn kết xã hội, cũng như những gì ta có thể đạt được khi hợp tác cùng nhau. Đại dịch này đang tác động tới tất cả chúng ta, nhưng những cộng đồng nghèo khó và yếu thế sẽ là nhóm phải chịu ảnh hưởng lâu dài nhất từ những tác động về sức khoẻ cũng như kinh tế. Đây là cơ hội để chúng ta xây dựng lại những tổ chức hoà nhập và bền vững hơn.

(Chìa khóa chống đại dịch - báo vnexpreess.net, ngày 09/05/2020) 

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Chép vào bài thi câu có thành phần trạng ngữ và gạch chân thành phần trạng ngữ đó. (1,0 điểm)

Câu 3. Câu văn: “Chúng ta không thể chủ quan và loại trừ khả năng những làn sóng lây nhiễm mới sẽ diễn ra.” Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái của câu  (1,0 điểm)

Câu 4. Viết vào bài thi 04 từ thể hiện ý nghĩa bình luận (từ bình luận). (0,5 điểm)

Câu 5. Sức khỏe cộng đồng là sức khỏe toàn xã hội. Hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu về sự hợp tác cùng nhau để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.

Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

 

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có trở trăng về kịp tối nay?

 

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra…

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, khoa học, báo chính, chính luận, hành chính.

* Cách giải:

- Phương cách ngôn ngữ: báo chí

Câu 2.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

Trên phạm vi toàn cầu, chúng ta phải đối mặt với một thách thức đang tiếp diễn và thay đổi từng ngày

Câu 3.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Nghĩa sự việc: làn sóng lây nhiễm mới

- Nghĩa tình thái: không thể chủ quan và loại trừ khả năng

Câu 4.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Đối mặt, thách thức, không thể chủ quan, quyết định khó khăn,…

Câu 5.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Gợi ý:

Sức khỏe cộng đồng là sức khỏe toàn xã hội, sức khỏe của mọi người trong quan hệ và tác động với nhau trong môi trường xã hội rộng lớn. Sự hợp tác cùng nhau thể hiện trong quan điểm, thái độ và hành động của mọi người trong cả cộng đồng xã hội cùng vì nhau, cùng chăm sóc, chia sẻ và cùng chung sức phòng chống mọi bệnh tật.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

1. Giải thích

- Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác.

- Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra.

=> Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống.

2. Phân tích

- Con người phải luôn khiêm tốn vì: cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi.

- Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người:

+ Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn ra trông rộng, được mọi người yêu quý.

+ Khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người.

3. Bàn luận, mở rộng

- Khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin

4. Bài học và liên hệ bản thân

- Trân trọng những người khiêm tốn. Phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường người khác.

- Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử

- Giới thiệu chung về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (vị trí, hoàn cảnh sáng tác)

2. Phân tích

a. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”

- Hai cách hiểu:

+ Đó là lời của người con gái thôn Vĩ Dạ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng. Nhân vật “anh” chính là Hàn Mặc Tử.

+ Có thể hiểu đây là lời của Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử phân thân và tự hỏi chính mình.

=> Câu thơ mở đầu có chức năng như lời dẫn dắt, giới thiệu người đọc đến với thôn Vĩ của người con gái mà thi nhân thương nhớ.

“Nhìn nắng hang cau nắng mới lên”

“Nắng mới lên”: nắng đầu tiên của ngày mới, ấm áp, trong trẻo, tinh khiết.

“Nắng hàng cau”: cây cau là cây cao nhất trong vườn, được đón nhận ánh nắng đầu tiên

=> Nắng mới buổi sớm, trong trẻo, tinh khôi

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

- “Mướt”: ánh lên vẻ mượt mà, óng ả, tràn đầy nhựa sống

- “Xanh như ngọc”: màu xanh sáng ngời, long lanh

=> Cả vưỡn Vĩ như được tắm gội bởi sương đêm, đang chìm trong giấc ngủ thì được đánh thức và bừng lên trong ánh nắng hồng ban mai. Nắng mai rót vào khu vườn, cứ đầy dần lên theo từng đốt cau. Đến khi ngập tràn , thì nó biến cả khu vườn thành một đảo ngọc, vừa thanh khiết, vừa cao sang.

=> Bức tranh thôn Mĩ hiện lên thật đẹp, thơ mộng.

- Sự xuất hiện của con người thôn Vĩ:

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

“Mặt chữ điền”: Theo quan niệm người Huế, mặt chữ điền là khuôn mặt đẹp, phúc hậu.

- “Lá trúc che ngang”: gợi vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng của người con gái Huế.

=> Hình ảnh thơ được miêu tả theo hướng cách điệu hóa, chỉ gợi lên vẻ đẹp của con người, không chỉ rõ là ai cụ thể. Ở đây, thiên nhiên và con người hòa hợp trong vẻ đẹp kín đáo, trữ tình.

=> Niềm vui khi nhận được tín hiệu tình cảm của người thiếu nữ, hy vọng lóe sáng về tình yêu, hạnh phúc.

b. Khổ 2: Cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia lìa

“Gió theo lối gió, mây đường mây”

Nghệ thuật:

- Cách ngắt nhịp 4/3

- Tiểu đối

=> Thông thường, gió và mây là hai sự vật không thể tách rời, “gió thổi mây bay” nhưng tác giả lại miêu tả mây và gió có sự chia tách => Gợi tả một không gian chia lìa, đôi đường đôi ngả.

“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

- Nghệ thuật: nhân hóa

- “Lay”: Sự chuyển động nhẹ, khẽ

- Nhịp điệu thơ chậm rãi

=> Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, hắt hiu, thưa vắng, gợi tâm trạng buồn đau, nặng trĩu tâm tư của tác giả.

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

“Sông trăng” là hình ánh sáng tạo thẩm mĩ độc đáo, mới mẻ của Hàn Mặc Tử, một dòng sông lấp lánh đầy ánh trăng.

- Trong ca dao và thơ văn xưa nay, “thuyền” và “bến”, “trăng” là những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho người con trai, người con gái trong tình yêu.

- Câu hỏi tu từ kết hợp với đại từ phiếm chỉ “ai” gợi sự mơ hồ bất định, tâm trạng lo âu, khắc khoải, trăn trở của tác giả.

=> Thuyền chở trăng là thuyền chở tình yêu, hạnh phúc của thi nhân. Bến trăng là bến bờ hạnh phúc. Liệu con thuyền tình yêu có vượt thời gian để “kịp” cập bến bờ hạnh phúc hay không? Câu hỏi chất chứa bao niềm khắc khoải, sự chờ đợi mỏi mòn tình yêu, hạnh phúc của thi nhân, ẩn trong đó là sự hồ nghi, thất vọng.

c. Khổ 3: Sự tuyệt vọng của thi nhân

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra”

- “Khách đường xa”: Có thể hiểu là người ở thôn Vĩ Dạ, cũng có thể là chính nhà thơ. Điệp từ “khách đường xa” gợi sự xa xôi, cách trở

- “Áo em”: áo của người con gái xứ Huế

“Trắng quá nhìn không ra”: Thi nhân đang sống trong ảo giác, mộng tưởng, không phải nhìn bằng mắt thường

- “Sương khói mờ nhân ảnh”: Cảnh vật và con người mờ ảo

=> Hiện thực hư ảo, mờ nhòe, càng lúc càng chìm dần vào cõi mộng. Thi nhân cảm nhận rõ nét khoảng cách xa xôi, cái hư ảo càng ngày càng rõ của tình yêu, hạnh phúc.

3. Kết luận

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

     “Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.”

(Trích Viết bên bờ Loiret – Trịnh Công Sơn)

Câu 1: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích?

Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ phần đọc hiểu, viết đoạn văn (từ 7 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “ Im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác”.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh

Phiên âm:

Quyện điểu quy lầm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Dịch thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết lò than đã rực hồng.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

1.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

Đoạn trích là lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.

2.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Biện pháp so sánh: So sánh những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua đường phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận.

- Tác dụng:

+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh và gợi cảm.

+ Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Với ý kiến: “im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác” là hoàn toàn đúng. Im lặng trước cái sai không chỉ là chỉ mang tính cá nhân mà nó còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng. Im lặng trước cái sai chính là sự tàn nhẫn với sự thật, với điều đúng, khiến nó bị chôn vùi và có thể nó sẽ tiếp diễn thành những cái sai lớn khác nữa, và rồi nó không chỉnh ảnh hưởng với cả vận mệnh của chính bản thân, gia đình và thậm chí cả một dân tộc.

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh

- Giới thiệu chung về tác phẩm Chiều tối

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu

Phiên âm:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Dịch thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;

- Không gian: núi rừng rộng lớn

=> Làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người, cảnh vật

- Thời gian: Chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày

=> Mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi

- Điểm nhìn: Từ dưới lên cao

=> Phong thái ung dung, lạc quan của tác giả.

- Cảnh vật: Sự xuất hiện của hai hình ảnh mây và cánh chim. Hình ánh cánh chim và mây là hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển: “Chúng điểu cao phi tận/ Cô vân độc khứ nhàn” (Lý Bạch)

+ Chim mỏi: Biểu tượng cho buổi chiều tà → cảm nhận từ trạng thái bên trong của sự vật.

+ Chòm mây: Cô đơn, đang trôi chầm chậm giữa bầu trời bao la.

- So với bản phiên âm:

+ “Cô vân” dịch thành “chòm mây

=> Dịch chưa sát, bản dịch làm mất đi tính chất cô độc, lẻ loi của áng mây trên bầu trời.

+ “mạn mạn” dịch thành “trôi nhẹ

=> Chưa thấy được tư thế chậm chạp gợi vẻ uể oải, lững lờ không muốn trôi của áng mây.

* Nghệ thuật:

Nghệ thuật lấy động tả tĩnh (chim bay, mây trôi) làm nổi bật vẻ tĩnh lặng của bầu trời lúc chiều muộn

- Bút pháp chấm phá tinh tế tạo ra câu thơ nhiều tầng nghĩa, mở ra nhiều kiểu liên tưởng trong tâm tư người đọc.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, cảnh vật thiên nhiên dường như cũng cùng tâm trạng với người tù. Phác hoạ cánh chim mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn giờ đang về rừng tìm chốn đậu, hình ảnh đó gợi ta nhớ tới một người tù bị cùm xích, bị giải suốt một ngày ròng rã đương khao khát chốn nghỉ ngơi yên bình. Thêm nữa, chi tiết chòm mây cô đơn giữa một không gian vắng vẻ… rất tương ứng với cảnh ngộ của chủ thể trữ tình chưa biết dừng lại, hay tới nhà lao nào. Cánh chim, chòm mây vừa là đối tượng của niềm thương cảm vừa là biểu hiện bên ngoài của nỗi buồn trong lòng người tù trên con đường đày ải

=> Tiểu kết: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối thật đẹp và khoáng đãng mang đậm màu sắc cổ điển.

b. Hai câu thơ cuối

Phiên âm:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Dịch thơ:

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết lò than đã rực hồng

- Hai câu thơ cuối có sự chuyển đổi của tứ thơ:

+ Điểm nhìn: từ cao chuyển về thấp

+ Thời gian: chiều muộn sang tối. 

+ Không gian: rộng (núi rừng) sang hẹp (xóm núi).

+ Hình ảnh: thiên nhiên => con người lao động. 

=> Hình ảnh con người lao động xay ngô với vẻ đẹp mộc mạc, khỏe khoắn trở thành trung tâm của bức tranh.

- Điệp vòng: “ma bao túc” – “bao túc ma”:

=> Diễn tả vòng quay của chiếc cối xay ngô, nhịp điệu lao động hăng say, vòng quay của thời gian, không gian.

- So với bản phiên âm:

* Vẻ đẹp tâm hồn tác giả

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

         ''... Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả của những người quanh ta. Sự yên ổn ấy, đáng tiếc thay chắc chắn sẽ không kéo dài lâu. Nó sẽ mau chóng qua đi và trả lại cho ta những mất mát, tổn thương với cấp số nhân so với chút yên bình giả tạo.

         Phá vỡ thói quen im lặng là một quá trình đấu tranh dai dẳng và khắc nghiệt trong bản thân mỗi chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai. Hãy kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”. Hãy thử đặt câu hỏi liệu có một ngày nào đó, sự im lặng khiến chúng ta hay những người thân của chúng ta trở thành nạn nhân của một quyết định sai lầm nào đó được nuôi dưỡng bởi chính sự im lặng của chúng ta? Hãy thử mường tượng đáng nhẽ viễn cảnh đó sẽ không xảy ra nếu sự im lặng của chúng ta được thay thế bằng những góp ý, việc làm cụ thể.

         Hãy bắt đầu phá vỡ thói quen im lặng bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên. Hãy bắt đầu từ việc ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thế hệ. Hãy bắt đầu bằng việc lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Hãy đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử, góp phần đem lại sự công bằng, sự thừa nhận của cộng đồng.''

(Sự tàn nhẫn của im lặng, Nguyễn Công Thảo, http://dienngon.vn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản?

Câu 2: Theo em, nạn nhân của sự im lặng trước cái sai là ai?

Câu 3: Theo tác giả, để phá vỡ thói quen im lặng thì bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì?

Câu 4: Chỉ ra và nêu hiệu quả của các câu cầu khiến được sử dụng trong đoạn trích trên.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến trường kì chống lại dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

 

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(Trích Vội vàng – Xuân Diệu)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

2.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

Nạn nhân của sự im lặng trước cái sai là chính bản thân chúng ta và những người xung quanh ta.

3.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Để phá vỡ sự im lặng, chúng ta cần:

+ Lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai

+ Kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”

+ Bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên.

+ Ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện

+ Lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế

+ Đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử

4.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Câu cầu khiến: Hãy bắt đầu phá vỡ thói quen im lặng bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên. Hãy bắt đầu từ việc ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thế hệ. Hãy bắt đầu bằng việc lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Hãy đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử, góp phần đem lại sự công bằng, sự thừa nhận của cộng đồng.''

- Tác dụng: Việc tác giả nhiều lần sử dụng từ ngữ "Hãy bắt đầu" góp phần mang lại hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn để thể hiện rõ bản thân mỗi chúng ta cần làm gì để phá bỏ được thói quen im lặng.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

1. Giải thích

- Tinh thần đoàn kết: Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tình thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”…

2. Phân tích

- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc:

Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.

+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.

- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.

3. Bàn luận, mở rộng

- Phê phán, lên án những hành động xấu:

+ Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận.

+ Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

+ Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận…

4. Bài học và liên hệ bản thân

- Phát huy tinh thần đoàn kết.

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Giới thiệu tác giả Xuân Diệu: Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

2. Phân tích

Phân tích làm sáng tỏ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.

a. Phân tích bốn câu thơ đầu:

- Kết cấu hoàn toàn khác so với những câu còn lại

- Điệp ngữ "tôi muốn"

- Nắng và gió là những hiện tượng của tự nhiên mà vốn dĩ con người không thể nào kiểm soát.

- "tắt đi", "buộc lại": hành động cản lại sự vận hành theo quy luật của vũ trụ, là sự đoạt quyền của tạo hóa

- "Đừng nhạt mất", "đừng bay đi" : ước muốn lưu giữ cho những vẻ đẹp tinh tuý của cuộc đời không bị tàn phai

=> Ước muốn giữ lại những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của cuộc đời này.

b. Phân tích 5 câu tiếp:

c. 2 câu tiếp:

d. 2 câu cuối

3. Kết luận

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Nguyễn Hiền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !      

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF