Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Ngô Gia Tự được Học247 biên tập, tổng hợp với phần đề và đáp án có lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 11 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi từng nói “Tôi tin là mọi thứ sẽ thay đổi”. Sau đó tôi học được rằng, mọi thứ sẽ thay đổi khi chính tôi thay đổi.
Đừng nói: “Nếu có thể thì tôi đã làm rồi” mà hãy hỏi: “Nếu có thể thì tôi sẽ làm”. Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định.
Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lý do, niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng. Nếu không thích hiện tại thì hãy thay đổi nó. Bạn đâu phải là một cái cây.
Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cú điều gì ở danh sách “Tôi nên làm” trong tâm trí bạn.
Mọi dạng thức sống đều nỗ lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người. Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào? Cao đến hết mức có thể. Trong khi đó con người lại được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn.
Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức và xem mình có thể làm được gì?
Đôi khi quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm.
Đích đến thì không thể thay đổi sau một đêm nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy!
Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội.
(Thay đổi - lựa chọn - quyết định, Jim Rohn, Triết lý cuộc đời, NXB Lao động)
Câu 1: Theo tác giả, một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là gì?
Câu 2: Vì sao tác giả lại cho rằng chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức?
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi không? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm):
Câu 1: Từ văn bản thuộc phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự nỗ lực của con người trong hành trình đến thành công.
Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
-----------HẾT-----------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU
Câu 1:
- Một trong những cách tốt nhất để thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện trong danh sách “Tôi nên làm”
Câu 2:
- Chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức vì con người chúng ta được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn.
Câu 3:
- Quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm vì có những lựa chọn rất dễ đưa ra quyết định nhưng cũng có những lựa chọn không dễ đưa ra quyết định; để đưa ra được quyết định của mình, chúng ta phải nghiền ngẫm thật kĩ vấn đề, cân nhắc kết quả có thể đạt được khi quyết định được thực hiện.
Câu 4:
- Đồng tình với ý kiến “Mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi”.
- Vì: Nếu chúng ta không thay đổi trong (cảm xúc, nhận thức, hành động) thì mọi thứ khác có thay đổi cũng chẳng khiến ta thay đổi được.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
* Giải thích
- Sự nỗ lực: ý chí, bản lĩnh, lòng quyết tâm, ý chí vươn lên trong cuộc sống
- Người có ý chí, nỗ lực là người có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách, kiên trì quyết tâm vượt khó để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh để đi đến thành công.
* Phân tích:
- Sự nỗ lực xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống.
- Biểu hiện của sự nỗ lực:
+ Người nỗ lực sẽ không khuất phục trước số phận
+ Luôn biết khắc phục hoàn cảnh bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đi đến tương lai tốt đẹp.
+ Những người bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết thân thể: cố gắng tự chăm sóc bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích,…
- Vai trò, ý nghĩa của sự nỗ lực trong cuộc sống:
+ Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
+ Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi mục đích, lý tưởng sống.
+ Thay đổi hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn.
+ Người có nỗ lực, ý chí sẽ là tấm gương, đồng thời tạo được niềm tin ở mọi người.
- Bàn luận, mở rộng:
+ Phê phán lối sống tiêu cực
- Liên hệ bản thân
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh
- Giới thiệu chung về tác phẩm Chiều tối
2. Thân bài
a. Hai câu thơ đầu
Phiên âm:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
Dịch thơ:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
- Không gian: núi rừng rộng lớn
=> Làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người, cảnh vật
- Thời gian: Chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày
=> Mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi
- Điểm nhìn: Từ dưới lên cao
=> Phong thái ung dung, lạc quan của tác giả.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoan trích sau và thực hiện các yêu câu dưới đây:
Bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, để đạt được những gì bạn thật sự mong ước, tất cả đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích cực nhất.
Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại, một thái độ sống tiêu cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dễ dàng dẫn đến thất bại, bất hạnh.
Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm.
Chúng ta ai cũng ít nhất một đôi lần mắc phải sai lầm, gặp thất bại, hay ở một trạng thái tinh thần chán nản tồi tệ – nhưng không vì thế mà chúng ta mãi bị ám ảnh, day dứt mà không bao giờ dám tin mình sẽ khác đi hay không dám làm một điều gì cả. Chính thái độ sống của chúng ta sau những va vấp ấy sẽ quyết định: Liệu chúng ta có cho phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ hội, một bài học, một trải nghiệm quý báu để chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện mình hơn?
(Nhập đề - Thay đổi thái độ cuộc đời)
Câu 1: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với ý kiến cho rằng “Thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi quyết định của cuộc sống và quyết định kết quả mọi việc bạn làm” Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
“Tôi muốn tắt nắng đi
…
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
(Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11 tập 2)
-------------HẾT-------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
Câu 2:
Nội dung chính: Thái độ sống của mỗi người
Câu 3:
- Đồng ý
- Lý giải:
+ Thái độ sống sẽ quyết định con đường, cách xử lý trước những khó khăn, khủng hoảng.
+ Thái độ sống tích cực sẽ đem đến cho bạn cách giải quyết vấn đề tích cực
+ Thái độ sống tiêu cực sẽ khiến bạn lâm vào trạng thái bi quan, chán nản, tuyệt vọng…
II. PHẦN LÀM VĂN
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu tác giả Xuân Diệu: Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
- Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
2. Phân tích
Phân tích làm sáng tỏ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
a. Phân tích bốn câu thơ đầu:
- Kết cấu hoàn toàn khác so với những câu còn lại
- Điệp ngữ "tôi muốn"
- Nắng và gió là những hiện tượng của tự nhiên mà vốn dĩ con người không thể nào kiểm soát.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số.
F.A (Forever Alone) là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình.
Bởi vì rất dễ hiểu, tự thoả hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ hơn thoả hiệp với những người khác. Biểu hiện của những người F.A là luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình nhưng lại luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo” internet, bất kể ngày hay đêm, bất kể ngày thường hay lễ tết.
Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube… chúng ta đang tự cô lập mình với thế giới thực, chúng ta đang tự biến mình thành F.A.
Trung bình, hằng ngày mỗi người Việt Nam tiêu tốn 2h đồng hồ vào mạng xã hội, nhưng có lẽ phải nhiều hơn như vậy. Tôi đã từng tự thách thức mình không sử dụng điện thoại, máy tính, internet trong một tuần, và tôi thất bại ở ngày thứ năm. Dường như tôi đã bị phụ thuộc quá nhiều vào những tin nhắn, vào những cuộc gọi, vào những cập nhật về bạn bè, xã hội xung quanh tôi. Tôi “phát điên” khi không biết mọi việc đang diễn ra xung quanh mình như thế nào, ai cần đang cần liên lạc với mình và hơn hết, tôi có cảm giác mình đang bị ‘lãng quên’ khi tôi tách mình ra khỏi thế giới số. Còn bạn thì sao?
Một người bạn Nhật Bản nói với tôi: “Ở Nhật Bản, hầu hết mọi người giao tiếp qua smartphone, từ văn phòng xuống tàu điện ngầm, và thậm chí là ở trong nhà”. Việc này có vẻ như không chỉ xảy ra ở riêng Nhật Bản.
Ở Việt Nam hiện nay, vợ gọi chồng xuống ăn cơm qua Facebook, hai người hẹn nhau đi ăn tối, mỗi người dán mắt vào một cái smartphone, bạn bè hội họp, lại mỗi người ôm khư khư một cái smartphone.
Chúng ta mất dần nhu cầu giao tiếp thực tế. Nếu trẻ con lớn lên trong một môi trường mà nơi đó người ta không có nhu cầu giao tiếp thực tế, chúng sẽ trở thành những người lớn không còn khả năng giao tiếp thực tế.
Điều này đang xảy ra. Càng ngày chúng ta càng giấu mình đằng sau bàn phím và tự đánh mất khả năng giao tiếp của mình. Hằng ngày, thiên hạ kết bạn, tán chuyện với nhau qua các trang mạng xã hội, nhưng lại không thể nói chuyện khi gặp mặt nhau. […]
Khái niệm F.A đã dịch chuyển từ những người cô đơn sang cả những người có đôi, có cặp. Với tình trạng hai người hẹn hò nhau mà mỗi người tự nói chuyện với cái smartphone của mình thì thực ra cũng chẳng khác nào F.A
Nguy hiểm hơn nữa là khi chính người lớn chúng ta làm lây lan tình trạng này sang cho trẻ em. Khi các bậc phụ huynh còn đang mải mê với thế giới riêng của mình và bỏ mặc con cái với những chiếc máy tính bảng thì hoàn toàn dễ hiểu khi con trẻ cũng tự thu mình vào thế giới riêng của chúng. Và điều sau đây hoàn toàn có thể xảy ra: Một thế hệ F.A mới sẽ ra đời thừa kế lại chính hội chứng F.A của cha mẹ chúng.
Vì vậy, các thanh niên hãy thôi phàn nàn hay đề cập đến tình trạng F.A của mình. Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A.
(Dẫn theo http://www.vnexpress.net)
- Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì trong xã hội hiện đại? Đặt tên cho văn bản.
- Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản?
- Người viết cho rằng: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A”. Ý kiến của anh chị?
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm):
Cái mới của thơ Xuân Diệu qua đoạn trích:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
(Trích Vội Vàng - Xuân Diệu)
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
- Văn bản trên đề cập đến vấn đề:
- Trong xã hội hiện đại, tình trạng lạm dụng công nghệ khiến con người ngày càng trở nên cô đơn, mất đi nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống thực.
- Có thể đặt tên cho văn bản dựa trên nội dung được trình bày:
- Công nghệ số và tình trạng F.A của con người
- Những vấn đề nảy sinh trong thời đại công nghệ
Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản: (0,5 điểm)
- Thuyết minh
- Nghị luận
Câu 3. Người viết cho rằng: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F.A”. HS có thể có các ý kiến khác nhau: (1,5 điểm)
- Đồng ý vì: cuộc sống thực sinh động, hấp dẫn hơn thế giới ảo
- Phản đối vì: xã hội hiện đại không thể thiếu công nghệ. Phát minh công nghệ nâng cao chất lượng sống
- Phân tích lí giải cụ thể hơn, cuộc sống hiện đại cần công nghệ nhưng không nên lạm dụng mà cần có thời gian và cách thức sử dụng hợp lí, hài hòa.
Khi học sinh đưa ý kiến và bảo vệ được ý kiến thì vẫn cho điểm kĩ năng (0,5đ) nhưng chỉ ý kiến 3 mới cho điểm tối đa.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Mở bài:
- Giới thiệu về Xuân Diệu, bài thơ Vội Vàng và vấn đề cần nghị luận: (0,5 điểm)
- Cái mới của thơ Xuân Diệu qua đoạn thơ thứ hai trong Vội Vàng
Thân bài:
+Giải thích sơ lược: “Cái mới trong thơ”: Những cách tân trong thơ trên hai phương diện nội dung và hình thức (0,5 điểm)
+Cái nhìn mới về thế giới: (1,5 điểm)
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt!