Học247 mời các em học sinh lớp 11 cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Vĩnh Hòa dưới đây. Tài liệu này nhằm giúp các em ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới đạt điểm thật cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THPT VĨNH HÒA |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 11 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự… nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng.
Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta… Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo”.
(Trích thư của PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - gửi đến các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới 2013, Nguồn https://tuoitre.vn, 5/9/2013)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Những từ ngữ nào nói lên sự gắn bó giữa con cái với cha mẹ trong lời tâm sự của PGS Văn Như Cương ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 cho đến 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ biện pháp khắc phục hiện tượng “quá mê say với thế giới ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay được gợi ra từ phần đọc hiểu.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận của anh chị về khổ thơ:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá, nhìn không ra.
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?”
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Từ đó bình luận quan niệm về tình yêu của nhà thơ Hàn Mặc Tử .
-------------HẾT-------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Câu 2. Những từ ngữ nói lên sự gắn bó giữa con cái với cha mẹ trong lời tâm sự của PGS Văn Như Cương: nói chuyện, trao đổi, tâm sự, quan tâm
Câu 3.
- Biện pháp tu từ: hoán dụ (đắm mình)
- Tác dụng: tạo nên cách diễn đạt giàu hình ảnh mang ý nghĩa tâm sự chân th nh để cảnh báo tác hại của sống ảo đối với con cái của các vị phụ huynh.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 cho đến 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ biện pháp khắc phục hiện tượng “quá mê say với thế giới ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay được gợi ra từ phần đọc hiểu.
1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận. Cần đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nói được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một hiện tượng đời sống xấu: biện pháp khắc phục hiện tượng quá mê say với thế giới ảo”
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; tập trung suy nghĩ biện pháp khắc phục hiện tượng quá mê say với thế giới ảo” . Cụ thể:
- Nêu cách hiểu mê say với thế giới ảo
- Tìm ược những nguyên nhân, tác hại của thế giới ảo
- Biện pháp khắc phục:
+ Bản thân tuổi trẻ cần sống thật với cuộc đời đam m học tập , sáng tạo.
+ Nhà trường gia đình cần quan tâm hơn nữa đến các bạn trẻ.
+ Xã hội cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn bởi hiện nay chúng ta chưa có những biện pháp thực sự hữu dụng và không theo kịp được với trào lưu của giới trẻ…
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.
II. LÀM VĂN
1. Mở bài:
– Giới thiệu Hàn Mặc Tử bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
– Nêu vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp đoạn thơ quan niệm về tình yêu của Hàn Mặc Tử
2. Thân bài :
a. Khái quát về bài thơ đoạn thơ:
(Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nội dung, nghệ thuật, vị trí đoạn thơ…)
b. Cảm nhận đoạn thơ:
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: Về tình yêu trong đoạn cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ:
- Hàn Mặc Tử rơi vào thế giới ảo mộng:
+ Hình ảnh "khách đường xa" có thể người đang sống ở thôn Vĩ cũng có thể chính Hàn đang tưởng tượng mình là khách về chơi thôn Vĩ. Nhưng dù hiểu thế nào thì điệp ngữ "khách đường xa" cũng khơi gợi nên khoảng cách xa xôi, mờ mịt giữa người với người.
+ Hình ảnh "áo em trắng quá" là hình ảnh đậm nét nhất, rực rỡ nhất, tinh khiết nhất nhưng cũng gây tuyệt vọng nhất.
+ Cụm từ "nhìn không ra" là một cách cực tả sắc trắng, trắng một cách kì lạ, bất ngờ (giống như cách viết Vườn ai mướt quá xanh như ngọc).
+ Không gian thực hư ảo bởi trí tưởng tượng của thi nhân. Nhén lên trong lòng thi nhân một thứ tình cảm rất khó xác định, khó nắm bắt: ― Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/Ai biết tình ai có đậm đà?. Cảnh vật và con người chìm sâu vào không gian hư ảo, ma mị như đang ở một thế giới rất khác… cõi chết.
=> Ranh giới giữa sống và chết, giữa thực và hư quá đỗi mong manh. Thi nhân cảm nhận rõ nét khoảng cách xa xôi cái hư ảo ngày càng rõ của tình yêu, hạnh phúc.
- Một tình yêu tuyệt vọng của thi nhân.
+ Ẩn chứa sâu trong khung cảnh sương khói mờ ảo ấy là sự bất lực, nỗi tuyệt vọng của thi nhân.
+ Cảnh vật từ khổ một đến khổ ba biến đổi rõ rệt: từ tươi sáng tràn đầy sức sống đến hiu hắt đượm buồn với cảnh sông nước rồi hư ảo mờ nhòe ở khổ thơ cuối cùng. Tâm trạng thi nhân cũng thay đổi theo cảnh: từ hi vọng đến dự cảm chia tay hoài nghi đến tuyệt vọng.
+ Đại từ phiếm chỉ "ai" xuất hiện trong câu hỏi tu từ "Ai biết tình ai có đậm đà?" mang nét nghĩa mơ hồ. Câu hỏi tu từ không chỉ thể hiện sự hồ nghi về tình yêu mà còn là sự hồ nghi về tình đời tình người. Trong hoàn cảnh của bản thân hiện tại, chỉ có tình người tình đời mới níu nhà thơ lại với trần gian. Thế mà cái tình kia sao quá đỗi mong manh.
- Bình luận quan niệm về tình yêu của tác giả
Thí sinh cần bình luận hợp lí, thuyết phục. Có thể theo huớng sau:
+ Với Hàn Mặc Tử, tình yêu nhuộm màu bi kịch nhưng vẫn trong sáng, thánh thiện. Bởi tình yêu đơn phương vô vọng của một thi sĩ lãng mạn 1930- 1945. Nhà thơ khao khát sống để yêu và được yêu nhưng không thành và bệnh tật nan y đã dày vò thân xác. Tình yêu của thi sĩ còn gắn với tình đời, tình quê.
+Thông qua hình tượng thơ độc đáo sáng tạo, nhà thơ gửi gắm thông điệp gần gũi mới mẻ về tình yêu; góp phần định hướng cho tuổi trẻ có tình yêu đẹp.
3. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề.
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn có nhu cầu đó nữa thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi và cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc, mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy, nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công việc lớn.
(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, Tạp chí điện tử tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2 (0,75 điểm): Vì sao tác giả cho rằng: "Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa"?
Câu 3 (0,75 điểm): Theo anh/chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập trong đoạn văn là gì?
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích?
II. LÀM VĂN (7điểm)
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương.
Câu 2 (5đ): Phân tích đoạn thơ thứ hai bài Vội vàng.
-------------HẾT-------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0,5 điểm):
Phương biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Nghị luận.
Câu 2 (0,75 điểm):
Tác giả cho rằng: "Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa" vì: sách là nơi lưu trữ tri thức khổng lồ của con người; là kho tàng kiến thức không giới hạn mà con người có và là một cách cung cấp tri thức phổ biến nhất của con người. Không đọc sách chúng ta đang tự triệt tiêu đi kiến thức, mở mang trí tuệ của bản thân.
Câu 3 (1,0 điểm):
Việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập trong đoạn văn là:
- Việc nhỏ: đọc mỗi ngày 20 dòng sách hoặc 1 cuốn sách 1 năm.
- Việc lớn: có thêm nhiều kiến thức quý báu, trở thành một người tài giỏi, giàu tri thức, cống hiến cho xã hội.
Câu 4 (1,0 điểm):
Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích: vai trò, giá trị, tầm quan trọng của việc đọc sách đối với mỗi con người.
Học sinh tự lựa chọn và lí giải thông điệp theo ý hiểu của mình.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của lòng yêu thương.
2. Thân bài
a. Giải thích
b. Phân tích
Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.
d. Phản đề
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2 (5đ):
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Diệu, bài thơ Vội vàng và dẫn dắt vào đoạn thơ thứ hai.
2. Thân bài
Dấu chấm giữa câu thơ: "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa." dấu chấm đã chặn đứng niềm sung sướng của nhân vật trữ tình. Điều đó thể hiện sự nhạy cảm của nhân vật trữ tình hay cũng chính của nhà thơ Xuân Diệu khi ngay trong sung sướng đã thấy tiếc mùa xuân.
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ xuân còn non nghĩa là xuân đã già". Đó là lối nói đa nghĩa đầy mới mẻ rằng thời gian luôn chảy trôi, không đứng đợi. Thời gian trôi, mùa xuân đi cũng là lúc tuổi trẻ đã qua. Con người quý nhất là mùa xuân, quý nhất là tuổi trẻ.
Một loạt động từ: "rớm, than, hờn, sợ" như là một sự nhân hóa để thể hiện nỗi buồn tiếc trong tâm hồn con người đã tràn sang vạn vật, thấm vào từng cảnh, từng giác quan của con người. Bởi vậy mà con người và vũ trụ đều buồn thê thiết.
Còn đang trong mùa xuân mà nhà thơ đã hình dung ra sự chia li của vũ trụ, sự rời xa của mùa xuân. Nỗi niềm nuối tiếc đã bật lên thành lời than và qua đó nhà thơ cũng gửi gắm lời nhắn nhủ tới muôn người muôn thế hệ rằng hãy sống hết mình vì tuổi trẻ, thời gian đời người là hữu hạn, một đi không trở lại.
3. Kết bài
Khẳng định lại nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc văn bản dưới đây:
(1) Một khi đã phân biệt chuyện nào đúng, chuyện nào sai, người nào đúng, người nào sai, khi đó bạn đã tự mặc định việc lựa chọn phe cho mình. Khi phân định rạch ròi đúng – sai, chúng ta có xu hướng tốn công thuyết phục những người xung quanh để họ có cùng niềm tin như mình, thậm chí còn ghét bỏ, không thể đứng cùng một chỗ với người có tư tưởng đối lập. Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, ghét bỏ đối phương vào lúc đó chưa? Vì họ có quan điểm trái ngược? Hay vì họ không chịu lắng nghe bạn, không tin bạn, không tuân theo bạn, không thừa nhận rằng bạn đúng? (…)
(2) Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận? Đến cuối cùng, chiến thắng đó liệu sẽ đem lại cho bạn điều gì? Bạn có thực sự chiến thắng không hay đó đơn thuần là chiến thắng của “cái Tôi” bên trong bạn?
(3) Một “cái Tôi” luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy. Một “cái Tôi” khắc khoải mong được thừa nhận. Một “cái Tôi” thích chiến đấu hơn là nhún nhường. Một “cái Tôi” nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai, vì không chịu lắng nghe nên chưa thể hiểu, chưa thể thương một người có lựa chọn khác biệt. Một “cái Tôi” vẫn còn cầm tù mình trong những vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi nên khi đứng trước sự đối lập mới vội vàng nóng giận, vội vàng tức tối, cảm thấy bị đe doạ và lo lắng về tương lai. Khi “cái Tôi” tù túng thì sẽ rất khó để nó thực sự tôn trọng sự tự do của kẻ khác.
(Trích Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình – Dương Thùy, Nxb. Hà Nội, 2016, tr.118 – 119)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, một “cái Tôi” tù túng thường có những biểu hiện như thế nào?
Câu 3. Có những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn (3). Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
Câu 4. Theo anh/chị, việc đề cao “cái Tôi” cá nhân sẽ tác động như thế nào đến lối sống của thế hệ trẻ hiện nay? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về niềm vui lớn và lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản trong đoạn thơ dưới đây:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
(Trích Từ ấy, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD 2011, trang 44)
---------------------HẾT-------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU
1.
Phương thức biểu đạt: Nghị luận/ phương thức nghị luận
2.
Một "cái Tôi" tù túng có biểu hiện:
- Luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy
- Khắc khoải mong được thừa nhận;
- Thích chiến đấu hơn là nhún nhường;
- Nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai;
- Cầm tù mình, ẩn giấu những lo toan, sợ hãi, ...
3.
- Biện pháp tu từ: liệt kê; điệp từ, điệp ngữ.
- Tác dụng:
+ Diễn tả đầy đủ những biểu hiện của cái tôi tù túng để mọi người biết rõ hơn sự phong phú phức tạp của nó.
+ Nhấn mạnh, phê phán cái tôi tù túng, định hướng cách sống đúng đắn tích cực.
4.
- Việc đề cao cái tôi cá nhân có sự tác động đến nhiều chiều, đến lối sống của thế hệ trẻ hôm nay.
+ Chiều tích cực: là nhu cầu chính đáng giúp mỗi người, khẳng định được giá trị và năng lực của bản thân, dám làm những điều mình muốn, tự tin, năng động trong cuộc sống, độc lập hơn trong suy nghĩ.
+ Chiếu hướng tiêu cực: sự thái quá, tôn sùng đến mức cực đoan, dẫn đến hàng loạt hệ lụy: nảy sinh bệnh ích kỉ, vô cảm, vô trách nhiệm
- Cần đặt cái tôi trong mối quan hệ với cái ta, với cộng đồng; Cái tôi cần tuân theo những chuẩn mực đạo lí, văn hóa, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
II. LÀM VĂN
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
Thân bài:
Khổ 1: Niềm vui lớn
- Hai câu đầu: là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
+ Các tính từ chỉ mức độ như “bừng, chói, rất, đậm, rộn” cho thấy sự say mê, ngây ngất của người chiến sĩ cộng sản khi bước theo ánh sáng lí tưởng đời mình.
+ Tất cả những âm vang của cuộc sống được nhà thơ chắt lọc để nuôi dưỡng sức sống của tâm hồn con người.
Khổ 2: Lẽ sống lớn
- Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp dân tộc. Từ đó, khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân.
Nghệ thuật
Đánh giá, bình luận: dân tộc truyền thống được thể hiện bằng một giọng thơ rất riêng của Tố Hữu: trữ tình – chính trị.
Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Vĩnh Hòa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt!