YOMEDIA

Bộ 2 đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2018-2019 có lời giải chi tiết

Tải về
 
NONE

Bộ 2 đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2018-2019 đã được Học247 tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước. Hi vọng với bộ đề thi này, các em sẽ có thêm tư liệu để tham khảo cho kì thi tới. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả cao!

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ 1:

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Câu 1 (1.0 điểm):  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân,  huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm sinh năm 1708 mất 1775 và mẹ là Trần Thị Tần 1740- 1778, quê Bắc Ninh.”

                                                                      (Theo sách Ngữ văn 10, tập hai, trang 92)

a. Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?

b. Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 2 (1,0 điểm):  Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng:

Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn.   

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó:                         

Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

(Chinh phụ ngâm - bản diễn Nôm, Đoàn Thị Điểm)

Câu 4 (2,0 điểm):

Nêu khái niệm phép điệp? Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau:

...Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh...”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm): 

Anh/chị hãy phân tích những câu thơ sau trong đoạn trích  Trao duyên  (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Từ việc phân tích đoạn thơ anh/chị hãy liên hệ với chữ “hiếu” thời hiện đại.

“Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ, vật này của chung.”

(Trích Trao duyên, theo Sách Ngữ văn 10, tập hai - NXB Giáo dục)

ĐỀ 2:

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)

1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách nào? (0,5 điểm)

2. Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích? (0,5 điểm)

3. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao? (1,0 điểm)

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện qua đoạn trích sau:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Song hào kiệt thời nào cũng có.

(Trích Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)

-------HẾT-------

Học sinh không được sử dụng tài liệu; Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐÁP ÁN:

ĐỀ 1:

PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1:

a. Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt thuyết minh

b. Nội dung chính của văn bản: Đoạn trích viết về thân thế và quê quán nhà thơ Nguyễn Du.

Câu 2:

  • Câu sai về ngữ pháp (Hoặc: Lỗi trong câu là lỗi ngữ pháp)
  • Có thể chọn một trong các phương án sau:
    • Bỏ cụm từ: “đã làm cho” → Có được quyển sách hay, Nam càng say mê đọc sách hơn.
    • Hoặc bỏ cụm từ “Có được”   Quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn.

Câu 3:

  • Biện pháp tu từ chính được sử dụng là so sánh: “Khắc giờ” như niên / “Mối sầu”...tựa “miền biển xa”
  • Hiệu quả nghệ thuật: Hình tượng thời gian và không gian dài rộng, kì vĩ (như niên/ tựa ...biển xa) đã cụ thể hóa nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người chinh phụ: một khắc giờ trôi qua trong thương nhớ dài như cả năm chầy, nỗi sầu thì mênh mông như biển cả. 

Câu 4:

  • Học sinh nêu khái niệm phép điệp: Là phép tu từ điệp lại một yếu tố âm, vần, từ, cụm từ, câu nhằm nhấn mạnh ý, tăng sức gơị hình gợi cảm cho diễn đạt.
  • Học sinh chỉ ra phép điệp trong đoạn thơ điệp từ “buồn trông”.
  • Tác dụng nhấn mạnh tâm trạng buồn, cô đơn của Thúy Kiều khi ở lầu xanh.

PHẦN LÀM VĂN 7,0 điểm)

  • Yêu cầu về kĩ năng:
    • Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
    • Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…
  • Yêu cầu về kiến thức:
    • HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau:
      • Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
      • Thân bài:
        • Phân tích đoạn thơ:
          • Hai câu thơ mở đầu: “Cậy em, em có chịu lời/ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
            • Cách sử dụng từ: Cậy, chịu
            • Hành động: Lạy, thưa
            • Hoàn cảnh đặc biệt khác thường
          • Lí lẽ trao duyên của Kiều
            • Mối duyên Kim - Kiều dở dang do hoàn cảnh
            • Kiều vừa có ý mong muốn, vừa ép buộc em thay mình nối duyên cùng Kim Trọng
          • Lí lẽ thuyết phục Vân của Kiều:
            • Vân còn trẻ
            • Vì tình chị em ruột thịt
            • Được vậy thì Kiều có chết cùng mãn nguyện
            • → Phẩm chất của Kiều: khôn ngoan, sắc sảo, thông minh, thủy chung, luôn nghĩ đến người khác hơn cả bản thân mình
          • Nghệ thuật : Cách sử dụng từ ngữ, cách miêu tả nội tâm nhân vật
          • Liên hệ với chữ hiếu của thời nay
      • Kết bài:  Khái quát vấn đề đã nghị luận, liên hệ bản thân
      • Đây chỉ là những gợi ý cho đề theo hướng mở, HS có thể đề xuất những ý kiến khác miễn sao lập luận thuyết phục.
  • Lưu ý: 
    • Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
    • Nếu thí sinh có những cảm nhận riêng mà thuyết phục thì vẫn chấp nhận.

ĐỀ 2:

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

1. Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong văn bản

  • Học sinh xác định được cặp hình tượng: Người đàn bà - đứa bé.
  • Học sinh xác định được cặp hình tượng: Bà cụ - người chiến sĩ.

2. Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích

  • Lặp cấu trúc (điệp ngữ).
  • Đối lập (tương phản).
  • Lưu ý: học sinh chỉ cần chỉ ra hai biện pháp tu từ, mà không cần nêu cụ thể vẫn cho điểm tuyệt đối. (Trong trường hợp học sinh chỉ ra được một trong hai biện pháp tu từ trên và biện pháp tu từ ẩn dụ, giáo viên chấm linh động vẫn cho điểm tuyệt đối)

3. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?

  • Học sinh trả lời là sai cho điểm, trả lời là đúng không cho điểm.
  • Học sinh giải thích ngắn gọn: nơi dựa được hiểu là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất; từ đó giúp cho chúng ta có thêm sức mạnh, niềm tin, động lực để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. Còn sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác; dễ làm cho chúng ta ỷ lại, thiếu niềm tin, tinh thần phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống.
  • Lưu ý: Trong trường hợp học sinh trả lời ý 1 là đúng thì có giải thích ý 2 đúng cũng không cho điểm. Nếu ý 1 học sinh trả lời là sai, thì ý 2 chỉ cần giải thích: nơi dựa là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất và sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác, thì vẫn cho điểm tuyệt đối.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

  • Bài Bình Ngô đại cáo mở đầu với cảm hứng về chính nghĩa. Nguyễn Trãi nêu lập trường chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
  • Lập trường chính nghĩa của Nguyễn Trãi có hai nội dung chính: nguyên lí nhân nghĩa, một nguyên lí có tính chất chung của các dân tộc, của nhiều thời đại và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt đã dược chứng minh bằng thực chất lịch sử.
  • Cho nên, thân bài có thể được triển khai theo hai yêu cầu nội dung.
  • Nguyên lí nhân nghĩa
    • Nguyên lí nhân nghĩa là một nguyên lí có tính chất phổ biến được thừa nhận: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
  • Nguyên lí nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nêu ở đây là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo: Khổng Tứ nói tới chữ “nhân”, Mạnh Tử nói tới chữ “nghĩa”.
    • Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí; “nhân nghĩa” là “yên dân trừ bạo”, là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn của dân. Là một trí thức Nho giáo, “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi cũng bao hàm lẽ đó. Tuy nhiên Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái hạt nhân cơ bản, tích cực: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
    • Trong câu mở đầu, Nguyễn Trãi đã xác định mục đích, nội dung của việc làm nhân nghĩa: chủ yếu để yên dân, trước nhất là trừ bạo.
    • Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới cho tư tưởng nhân nghĩa, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để dưa vào tiền đề: nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược. Chống xâm lược để an dân, tức thực hiện nhân nghĩa, có như vậy mới bóc trần luận điệu nhân nghĩa xảo trá cùa địch, mới phân định rạch ròi ta là chính nghĩa, giặc xâm lược là phi nghĩa: “Nước mày nhân việc nhà Hồ trái đạo, mượn cái tiếng thương dân đánh kẻ có tội, thật ra là việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta... Nhân nghĩa mà như thế ư?” (Thư gửi Phương Chinh).
      • Dân ta chiến đấu chống xâm lược là thực hiện nhân nghĩa, phù hợp với nguyên lí chính nghĩa.
  • Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập chủ quyền của Đại Việt.
    • Sau khi nêu nguyên lí chính nghĩa, tác giả nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của đất nước Đại Việt.
      • Nếu nhân nghĩa là tiền đề tiên nghiệm thì chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử: Như nước Đại Việt ta từ trước,/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu./ Núi sông bờ cõi đã chia,/ Phong tục Bắc Nam cũng khác.
    • Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời và thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng với hào kiệt đời nào cũng có:Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương./ Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,/ Song hào kiệt đời nào cũng có.
    • Những thực tế khách quan mà tác giả đưa ra là chân lí không thể phủ nhận. Nêu chân lí khách quan, đồng thời Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm của mình về quốc gia, dân tộc. Người đời sau vẫn thường xem đoạn văn trên tiêu biểu và kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi. Trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước Nam) thì chính lại là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan. Đến nay, học thuyết đó rất gần gũi và vẫn còn giá trị thời sự.
    • Nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt để tăng thêm sức thuyết phục, Nguyễn Trãi đã dùng biện pháp so sánh: so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức, chế độ, quản lí quốc gia (Triệu, Đinh, Lí, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống Nguyên).
    • Nêu nguyên lí nhân nghĩa, chân lí khách quan, Nguyễn Trãi đưa ra những chứng minh đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa: Lưu Cung bị thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã, kẻ bị giết, người bị bắt. Tác giả lấy chứng cứ còn ghi để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF