Với mong muốn giúp các em học sinh đạt kết quả cao trong học tập, Học247 đã sưu tầm và chọn lọc để gửi đến các em Bộ 2 đề kiểm tra HK2 môn Công nghệ 10 trường THPT Trưng Vương- Bình Định. Hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập, nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG |
ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN THI: CÔNG NGHỆ 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) |
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
1. ĐỀ 1
Câu 1: Các loại mầm bệnh thường gặp ở vật nuôi:
A. Vi khuẩn, virut, nấm, các loại giun, sán.
B. Vi khuẩn, virut, nấm, các loại giun, sán trong cơ thể.
C. Vi khuẩn, virut, nấm, kí sinh trùng.
D. Vi khuẩn, virut, nấm, các loại côn trùng kí sinh.
Câu 2: Tạo khả năng miễn dịch cho vật nuôi bằng cách tiêm văcxin có tác dụng:
A. Hạn chế tổn thất trong chăn nuôi. B. Trị bệnh truyền nhiễm.
C. Ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. D. Phòng bệnh truyền nhiễm.
Câu 3: Sinh trưởng là:
A. Sự thay đổi chất lượng, kích thước của cơ thể.
B. Sự thay đổi khối lượng, thể tích của cơ thể.
C. Sự thay đổi khối lượng, kích thước của cơ thể.
D. Sự thay đổi số lượng, kích thước của cơ thể.
Câu 4: Cơ sở khoa học của ứng dung công nghệ sinh học trong sản xuất văcxin thế hệ mới:
A. Vận dụng đặc điểm của phagơ.
B. Vận dụng công nghệ nuôi cấy vi sinh.
C. Vận dụng khả năng sinh sản nhanh của virut.
D. Vận dụng công nghệ ADN tái tổ hợp.
Câu 5: Nhân giống thuần chủng là gì?
A. Ghép đôi giao phối giữa hai cá thể đực, cái thuần chủng để đời con mang đặc tính di truyền của giống đó.
B. Ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực, cái cùng giống để đời con mang đặc tính di truyền mới, tốt hơn bố mẹ.
C. Ghép đôi giao phối giữa hai cá thể đực, cái cùng giống để đời con mang đặc tính di truyền của bố mẹ.
D. Ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực, cái khác giống để đời con mang đặc tính di truyền mới, tốt hơn bố mẹ.
Câu 6: Bột sắn được chế biến khi ứng dụng công nghệ vi sinh:
A. Hàm lượng prôtêin tăng từ 1,7% → 35%. B. Hàm lượng prôtêin tăng từ 1,7% → 25%.
C. Hàm lượng prôtêin tăng từ 1,7% → 45%. D. Hàm lượng prôtêin tăng từ 1,7% → 15%.
Câu 7: Khi sử dụng kháng sinh cần lưu ý:
A. Đúng thuốc, đủ liều.
B. Dùng liều cao ngay từ đầu.
C. Phối hợp với văcxin để tăng hiệu quả.
D. Sử dụng liều thấp, phối hợp các loại thuốc khác.
Câu 8: Để vật nuôi và cá sinh trưởng, phát dục tốt cần tác động vào:
A. Chế độ khẩu phần thức ăn. B. Chế độ chăm sóc.
C. Giống và yếu tố ngoại cảnh. D. Môi trường sống của vật nuôi.
Câu 9: Đối với lợn thịt giai đoạn 60kg đến 90kg cần: 1,7kg gạo; 0,3kg khô lạc; 2,8kg rau xanh; 54g bột vỏ sò và 40g NaCl. Đây là:
A. Khẩu phần ăn. B. Nhu cầu dinh dưỡng.
C. Các chỉ tiêu dinh dưỡng. D. Tiêu chuẩn ăn.
Câu 10: Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản:
A. Duy trì, nâng cao số lượng sản phẩm.
B. Nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm.
C. Duy trì những đặc tính ban đầu của sản phẩm.
D. Hạn chế tổn thất về chất lượng.
Câu 11: Ứng dụng trong thực tế của quy trình chế biến thức ăn có sử dụng công nghệ vi sinh:
A. Cấy chủng VSV lên bã mía tạo sinh khối.
B. Sản xuất cơm rượu.
C. Xử lí nước thải công nghiệp.
D. Tận dụng nguồn paraphin tạo thức ăn vật nuôi.
Câu 12: Đối với lợn thịt giai đoạn 60kg đến 90kg cần: 7000Kcal năng lượng; 224g prôtein; 16g Ca; 13g P và 40g NaCl. Đây là:
A. Tiêu chuẩn ăn. B. Nhu cầu dinh dưỡng.
C. Khẩu phần ăn. D. Các chỉ tiêu dinh dưỡng.
Câu 13: Để hạn chế tổn thất do dịch bệnh gây ra cần:
A. Chủ động tiêm phòng cho vật nuôi.
B. Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật.
C. Hệ thống xử lí chất thải đúng kỹ thuật.
D. Phát hiện bệnh kịp thời, chủ động tiêm phòng cho vật nuôi.
Câu 14: Vai trò của thức ăn nhân tạo đối với cá:
A. Bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên. B. Làm khả năng đồng hóa thức ăn của cá tốt.
C. Cung cấp nguồn thức ăn phong phú. D. Hiệu quả kinh tế cao.
Câu 15: Văcxin sản xuất theo công nghệ sinh học có đặc điểm khác so với văcxin sản xuất theo phương pháp truyền thống:
A. Độ an toàn thấp, có mang mầm bệnh. B. Độ an toàn cao, không có mầm bệnh.
C. Luôn phải bảo quản lạnh D. Giá thành kinh tế cao.
Câu 16: Tại sao ứng dụng công nghệ vi sinh có thể tạo ra sản phẩm thức ăn có giá trị dinh dưỡng?
A. Nguyên liệu sử dụng là những nguyên liệu đã qua chọn lọc chặt chẽ.
B. Vì trong quá trình nuôi cấy VSV tạo điều kiện thuận lợi cho VSV phát triển nhanh.
C. Vì VSV được sử dụng là những VSV có ích.
D. Vì thành phần cấu tạo chủ yếu của VSV là prôtein, trong môi trường nuôi cấy tăng sinh khối nhanh, tạo hoạt chất có giá trị, bảo quản thức ăn.
Câu 17: Công nghệ cấy truyền phôi bò là:
A. Đưa phôi từ bò bố mẹ cho phôi vào tử cung bò mẹ nhận phôi, phôi phát triển thành cơ thể mới.
B. Đưa phôi từ bò mẹ cho phôi vào tử cung bò bố mẹ nhận phôi, phôi phát triển nhiều cơ thể mới.
C. Đưa phôi từ bò mẹ cho phôi vào tử cung bò mẹ nhận phôi, phôi sống, phát triển thành cơ thể mới.
D. Đưa phôi từ bò đực cho phôi vào tử cung bò cái nhận phôi, phôi sống, phát triển bình thường.
Câu 18: Củ giống dễ nảy mầm vì:
A. Ít nước, nhiều tinh bột. B. Nhiều nước, ít tinh bột.
C. Nhiều nước, nhiều tinh bột. D. Ít nước, ít tinh bột.
Câu 19: Trong quy trình cấy truyền phôi bò, đàn bê con được sinh ra mang đặc tính di truyền của:
A. Giống bò mẹ cho phôi. B. Giống bò mẹ nhận phôi.
C. Giống bò bố mẹ cho phôi. D. Giống bò bố mẹ nhận phôi.
Câu 20: Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi:
A. Mầm bệnh, môi trường và điều kiện sống, bản thân con vật.
B. Mầm bệnh, yếu tố môi trường và điều kiện sống của con vật.
C. Mầm bệnh, yếu tố truyền bệnh, bản thân con vật.
D. Mầm bệnh, sự lây lan bệnh, bản thân con vật.
Câu 21: Nhằm thu sản phẩm có giá trị ưu thế lai cao nhất ở F1 là mục đích:
A. Nhân giống thuần chủng. B. Lai kinh tế.
C. Lai gây thành. D. Nhân giống tạp giao.
Câu 22: Trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá, bón phân gây màu nước bằng phân hữu cơ thực hiện ở giai đoạn:
A. Sau khi đã thả cá. B. Trước khi thu hoạch cá.
C. Sau khi đã diệt tạp, khử chua ao. D. Sau khi đưa nước vào ao.
Câu 23: Muốn xây dựng tiêu chuẩn ăn với các chỉ tiêu cơ bản cần dựa vào:
A. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. B. Khả năng sản xuất sản phẩm.
C. Khẩu phần ăn của vật nuôi. D. Khả năng tiêu tốn thức ăn.
Câu 24: Độc lực, đường xâm nhập và số lượng đủ lớn của mầm bệnh là những yếu tố ảnh hưởng đến:
A. Khả năng phát triển của mầm bệnh. B. Sự phát sinh, phát tán của mầm bệnh.
C. Sức khỏe của vật nuôi. D. Chế độ chăm sóc, quản lí vật nuôi.
Câu 25: Phát dục là:
A. Sự biệt hóa các cơ quan, bộ phận hoàn thiện.
B. Sự phân hóa các cơ quan, bộ phận và hoàn thiện chức năng sinh lí.
C. Sự phân chia các cơ quan, bộ phận thực hiện chức năng sinh lí.
D. Sự phân hóa các cơ quan, bộ phận hoàn thiện.
Câu 26: Khi cần chọn những giống vật nuôi có giá trị cao về mặt phẩm chất giống thì tiến hành:
A. Chọn lọc bản thân. B. Chọn lọc hàng loạt.
C. Chọn lọc tổ tiên. D. Chọn lọc cá thể.
Câu 27: Quy luật nào không tuân theo quy luật sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi?
A. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn.
B. Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều.
C. Quy luật sinh trưởng, phát dục đồng đều.
D. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kì.
Câu 28: Người ta chia thức ăn vật nuôi gồm:
A. Thức ăn tinh, xanh, thô, hỗn hợp hoàn chỉnh.
B. Thức ăn tinh, xanh, thô, hỗn hợp.
C. Thức ăn tinh, xanh, thô, hỗn hợp đậm đặc.
D. Thức ăn tinh, thô, hỗn hợp.
Câu 29: Dùng plasmit làm thể truyền trong chuyển ghép gen trong sản xuất văcxin và kháng sinh do:
A. ADN plasmit nhân đôi độc lập với ADN tế bào nhận.
B. ADN plasmit có dạng vòng.
C. ADN plasmit tổng hợp 1 số prôtêin vô hiệu hóa gây kháng thuốc của vi khuẩn.
D. ADN plasmit nhân đôi phụ thuộc vào ADN tế bào nhận.
Câu 30: Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi tốt nhất hiện nay là:
A. Công nghệ biôga, V.A.C. B. V.A.C.
C. V.A.C và ủ phân. D. Công nghệ biôga.
-----------------------------------------------
2. ĐỀ 2
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi tốt nhất hiện nay là:
A. Công nghệ biôga, V.A.C. B. Công nghệ biôga.
C. V.A.C. D. V.A.C và ủ phân.
Câu 2: Khi cần chọn những giống vật nuôi có giá trị cao về mặt phẩm chất giống thì tiến hành:
A. Chọn lọc tổ tiên. B. Chọn lọc bản thân.
C. Chọn lọc cá thể. D. Chọn lọc hàng loạt.
Câu 3: Cơ sở khoa học của ứng dung công nghệ sinh học trong sản xuất văcxin thế hệ mới:
A. Vận dụng công nghệ ADN tái tổ hợp.
B. Vận dụng khả năng sinh sản nhanh của virut.
C. Vận dụng đặc điểm của phagơ.
D. Vận dụng công nghệ nuôi cấy vi sinh.
Câu 4: Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi:
A. Mầm bệnh, yếu tố truyền bệnh, bản thân con vật.
B. Mầm bệnh, sự lây lan bệnh, bản thân con vật.
C. Mầm bệnh, môi trường và điều kiện sống, bản thân con vật.
D. Mầm bệnh, yếu tố môi trường và điều kiện sống của con vật.
Câu 5: Nhân giống thuần chủng là gì?
A. Ghép đôi giao phối giữa hai cá thể đực, cái thuần chủng để đời con mang đặc tính di truyền của giống đó.
B. Ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực, cái khác giống để đời con mang đặc tính di truyền mới, tốt hơn bố mẹ.
C. Ghép đôi giao phối giữa hai cá thể đực, cái cùng giống để đời con mang đặc tính di truyền của bố mẹ.
D. Ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực, cái cùng giống để đời con mang đặc tính di truyền mới, tốt hơn bố mẹ.
Câu 6: Các loại mầm bệnh thường gặp ở vật nuôi:
A. Vi khuẩn, virut, nấm, các loại giun, sán.
B. Vi khuẩn, virut, nấm, các loại côn trùng kí sinh.
C. Vi khuẩn, virut, nấm, các loại giun, sán trong cơ thể.
D. Vi khuẩn, virut, nấm, kí sinh trùng.
Câu 7: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản các sản phẩm nông, lâm, thủy sản:
A. Đáp ứng nhu cầu của thị trường, con người.
B. Duy trì, hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng.
C. Duy trì, nâng cao giá trị của sản phẩm.
D. Hạn chế tổn thất về khối lượng và chất lượng.
Câu 8: Văcxin sản xuất theo công nghệ sinh học có đặc điểm khác so với văcxin sản xuất theo phương pháp truyền thống:
A. Độ an toàn cao, không có mầm bệnh. B. Luôn phải bảo quản lạnh
C. Độ an toàn thấp, có mang mầm bệnh. D. Giá thành kinh tế cao.
Câu 9: Củ giống dễ nảy mầm vì:
A. Ít nước, ít tinh bột. B. Nhiều nước, ít tinh bột.
C. Nhiều nước, nhiều tinh bột. D. Ít nước, nhiều tinh bột.
Câu 10: Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi:
A. Trạng thái sức khỏe, mức tiêu tốn khi nuôi.
B. Khả năng lớn nhanh, thích nghi tốt và năng suất cao.
C. Ngoại hình, thể chất, khả năng ST, phát dục và sức sản xuất.
D. Ngoại hình và sức sản xuất.
Câu 11: Ứng dụng trong thực tế của quy trình chế biến thức ăn có sử dụng công nghệ vi sinh:
A. Cấy chủng VSV lên bã mía tạo sinh khối.
B. Sản xuất cơm rượu.
C. Xử lí nước thải công nghiệp.
D. Tận dụng nguồn paraphin tạo thức ăn vật nuôi.
Câu 12: Đối với lợn thịt giai đoạn 60kg đến 90kg cần: 7000Kcal năng lượng; 224g prôtein; 16g Ca; 13g P và 40g NaCl. Đây là:
A. Tiêu chuẩn ăn. B. Nhu cầu dinh dưỡng.
C. Khẩu phần ăn. D. Các chỉ tiêu dinh dưỡng.
Câu 13: Để hạn chế tổn thất do dịch bệnh gây ra cần:
A. Chủ động tiêm phòng cho vật nuôi.
B. Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật.
C. Hệ thống xử lí chất thải đúng kỹ thuật.
D. Phát hiện bệnh kịp thời, chủ động tiêm phòng cho vật nuôi.
Câu 14: Vai trò của thức ăn nhân tạo đối với cá:
A. Bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên. B. Làm khả năng đồng hóa thức ăn của cá tốt.
C. Cung cấp nguồn thức ăn phong phú. D. Hiệu quả kinh tế cao.
Câu 15: Người ta chia thức ăn vật nuôi gồm:
A. Thức ăn tinh, xanh, thô, hỗn hợp hoàn chỉnh.
B. Thức ăn tinh, xanh, thô, hỗn hợp đậm đặc.
C. Thức ăn tinh, xanh, thô, hỗn hợp.
D. Thức ăn tinh, thô, hỗn hợp.
Câu 16: Công nghệ cấy truyền phôi bò là:
A. Đưa phôi từ bò đực cho phôi vào tử cung bò cái nhận phôi, phôi sống, phát triển bình thường.
B. Đưa phôi từ bò mẹ cho phôi vào tử cung bò mẹ nhận phôi, phôi sống, phát triển thành cơ thể mới.
C. Đưa phôi từ bò mẹ cho phôi vào tử cung bò bố mẹ nhận phôi, phôi phát triển nhiều cơ thể mới.
D. Đưa phôi từ bò bố mẹ cho phôi vào tử cung bò mẹ nhận phôi, phôi phát triển thành cơ thể mới.
Câu 17: Độc lực, đường xâm nhập và số lượng đủ lớn của mầm bệnh là những yếu tố ảnh hưởng đến:
A. Sự phát sinh, phát tán của mầm bệnh. B. Khả năng phát triển của mầm bệnh.
C. Sức khỏe của vật nuôi. D. Chế độ chăm sóc, quản lí vật nuôi.
Câu 18: Ứng dụng công nghệ tế bào có ý nghĩa thực tế:
A. Thụ tinh trong ống nghiệm. B. Lai cải tạo giống.
C. Tạo ưu thế lai từ 2 giống. D. Điều khiển sinh sản.
Câu 19: Trong quy trình cấy truyền phôi bò, số lượng bò nhận phôi và bò cho phôi lần lượt là:
A. Một và một cá thể . B. Một và nhiều cá thể.
C. Nhiều và nhiều cá thể. D. Nhiều và một cá thể.
Câu 20: Quy luật nào không tuân theo quy luật sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi?
A. Quy luật sinh trưởng, phát dục đồng đều.
B. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn.
C. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kì.
D. Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều.
Câu 21: Nhằm thu sản phẩm có giá trị ưu thế lai cao nhất ở F1 là mục đích:
A. Nhân giống thuần chủng. B. Lai kinh tế.
C. Lai gây thành. D. Nhân giống tạp giao.
Câu 22: Tế bào chủ được dùng trong công nghệ sản xuất văcxin thế hệ mới:
A. Tế bào virut. B. Tế bào vi khuẩn.
C. Tế bào vi khuẩn và virut. D. Huyết thanh ngựa chửa.
Câu 23: Phát dục là:
A. Sự phân hóa các cơ quan, bộ phận và hoàn thiện chức năng sinh lí.
B. Sự phân hóa các cơ quan, bộ phận hoàn thiện.
C. Sự phân chia các cơ quan, bộ phận thực hiện chức năng sinh lí.
D. Sự biệt hóa các cơ quan, bộ phận hoàn thiện.
Câu 24: Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thức ăn tự nhiên của động vật thủy sinh:
A. Nhiệt độ, ánh sáng, pH. B. Con người, sinh vật sống trong nước.
C. Các yếu tố hóa học. D. Nhiệt độ, ánh sáng, pH, các yếu tố hóa học.
Câu 25: Dùng plasmit làm thể truyền trong chuyển ghép gen trong sản xuất văcxin và kháng sinh do:
A. ADN plasmit nhân đôi độc lập với ADN tế bào nhận.
B. ADN plasmit nhân đôi phụ thuộc vào ADN tế bào nhận.
C. ADN plasmit tổng hợp 1 số prôtêin vô hiệu hóa gây kháng thuốc của vi khuẩn.
D. ADN plasmit có dạng vòng.
Câu 26: Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản:
A. Duy trì, nâng cao số lượng sản phẩm.
B. Nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm.
C. Duy trì những đặc tính ban đầu của sản phẩm.
D. Hạn chế tổn thất về chất lượng.
Câu 27: Trong quy trình cấy truyền phôi bò, đàn bê con được sinh ra mang đặc tính di truyền của:
A. Giống bò mẹ cho phôi. B. Giống bò mẹ nhận phôi.
C. Giống bò bố mẹ cho phôi. D. Giống bò bố mẹ nhận phôi.
Câu 28: Đối với lợn thịt giai đoạn 60kg đến 90kg cần: 1,7kg gạo; 0,3kg khô lạc; 2,8kg rau xanh; 54g bột vỏ sò và 40g NaCl. Đây là:
A. Nhu cầu dinh dưỡng. B. Tiêu chuẩn ăn.
C. Khẩu phần ăn. D. Các chỉ tiêu dinh dưỡng.
Câu 29: Tạo khả năng miễn dịch cho vật nuôi bằng cách tiêm văcxin có tác dụng:
A. Ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. B. Trị bệnh truyền nhiễm.
C. Hạn chế tổn thất trong chăn nuôi. D. Phòng bệnh truyền nhiễm.
Câu 30: Triệu chứng biểu hiện ngoài của bệnh Niucatxon( bệnh gà rù ):
A. Mào tím tái, chân lạnh, ủ rũ. B. Xuất huyết ngoài.
C. Da lở loét. D. Phát ban trên da.
Câu 31: Để vật nuôi và cá sinh trưởng, phát dục tốt cần tác động vào:
A. Môi trường sống của vật nuôi. B. Chế độ khẩu phần thức ăn.
C. Chế độ chăm sóc. D. Giống và yếu tố ngoại cảnh.
Câu 32: Tại sao ứng dụng công nghệ vi sinh có thể tạo ra sản phẩm thức ăn có giá trị dinh dưỡng?
A. Nguyên liệu sử dụng là những nguyên liệu đã qua chọn lọc chặt chẽ.
B. Vì VSV được sử dụng là những VSV có ích.
C. Vì trong quá trình nuôi cấy VSV tạo điều kiện thuận lợi cho VSV phát triển nhanh.
D. Vì thành phần cấu tạo chủ yếu của VSV là prôtein, trong môi trường nuôi cấy tăng sinh khối nhanh, tạo hoạt chất có giá trị, bảo quản thức ăn.
Câu 33: Sinh trưởng là:
A. Sự thay đổi khối lượng, thể tích của cơ thể.
B. Sự thay đổi khối lượng, kích thước của cơ thể.
C. Sự thay đổi chất lượng, kích thước của cơ thể.
D. Sự thay đổi số lượng, kích thước của cơ thể.
Câu 34: Trong hệ thống nhân giống hình tháp, nguyên tắc sản xuất các đàn vật nuôi:
A. Đàn thương phẩmà đàn nhân giốngà đàn hạt nhân.
B. Đàn nhân giốngà đàn thuơng phẩmà đàn hạt nhân.W
C. Đàn hạt nhânà đàn nhân giốngà đàn thương phẩm.
D. Đàn hạt nhânà đàn thương phẩmà đàn nhân giống .
Câu 35: Muốn xây dựng tiêu chuẩn ăn với các chỉ tiêu cơ bản cần dựa vào:
A. Khả năng sản xuất sản phẩm. B. Khả năng tiêu tốn thức ăn.
C. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. D. Khẩu phần ăn của vật nuôi.
Câu 36: Bột sắn được chế biến khi ứng dụng công nghệ vi sinh:
A. Hàm lượng prôtêin tăng từ 1,7% → 15%.
B. Hàm lượng prôtêin tăng từ 1,7% → 35%.
C. Hàm lượng prôtêin tăng từ 1,7% → 25%.
D. Hàm lượng prôtêin tăng từ 1,7% → 45%.
Câu 37: Khi bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh cần chú ý giai đoạn:
A. Làm sạch → Bảo quản → Sử dụng.
B. Thu hái → Bảo quản → Sử dụng.
C. Bao gói → Bảo quản → Sử dụng.
D. Làm sạch → Làm ráo nước → Bao gói.
Câu 38: Điểm khác biệt giữa quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản và quy trình sản xuất thức ăn vật nuôi:
A. Bổ sung chất kết dính, hồ hóa và làm ẩm.
B. Ép viên và sấy khô.
C. Chọn và phối trộn nguyên liệu.
D. Đóng gói và bảo quản.
Câu 39: Trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá, bón phân gây màu nước bằng phân hữu cơ thực hiện ở giai đoạn:
A. Trước khi thu hoạch cá.
B. Sau khi đưa nước vào ao.
C. Sau khi đã thả cá.
D. Sau khi đã diệt tạp, khử chua ao.
Câu 40: Khi sử dụng kháng sinh cần lưu ý:
A. Phối hợp với văcxin để tăng hiệu quả.
B. Dùng liều cao ngay từ đầu.
C. Sử dụng liều thấp, phối hợp các loại thuốc khác.
D. Đúng thuốc, đủ liều
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 2 đề kiểm tra HK2 môn Công nghệ 10 trường THPT Trưng Vương- Bình Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Chúc các em học tốt !