HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bài trắc nghiệm chuyên đề axit Nitric (HNO3) môn Hóa học 11 năm 2020. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu bài tập trắc nghiệm đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả của chương trình đã học. Mời các em cùng tham khảo.
BÀI TẬP AXIT NITRIC (HNO3) MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020
Câu 00: Axit nitric đặc, nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nóm nào sau đây?
A. Mg(OH)2, CuO, NH3, Ag B. Mg(OH)2, CuO, NH3, Pt
C. Mg(OH)2, NH3, CO2, Au D. CaO, NH3, Au, FeCl2
Câu 1: Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra ba oxit?
A. Axit nitric đặc và cacbon B. Axit nitric đặc và đồng
C. Axit nitric đặc và lưu huỳnh D. Axit nitric đặc và bạc
Câu 2: Cho 1,5 mol FeO vào dung dịch HNO3 loãng có dư. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 10 B. 5 C. 3 D. 8
Câu 3: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 10. B. 11. C. 8. D. 9.
Câu 4: Cho nhôm vào dung dịch HNO3 loãng, Al tan hết nhưng không có khí sinh ra. Tỉ lệ mol của Al và HNO3 là:
A. 1: 2 B. 1: 1 C. 4: 15 D. 8: 19
Câu 5: Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
A. NO B. NH4NO3 C. NO2 D. N2O5
Câu 6: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng các hệ số trong phương trình của phản ứng Oxi hóa khử này bằng:
A. 22 B. 20 C. 16 D. 12
Câu 7: Phản ứng giữa kim loại magie với axit nitric đặc, giả thiết chỉ tạo ra đinitơ oxit. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học bằng:
A. 10 B. 18 C. 24 D. 20
Câu 8: Phản ứng giữa kim loại Cu với Axit nitrric loãng giả thiết chỉ tạo ra nitơ monoxit. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học bằng:
A. 10 B. 18 C. 24 D. 20
Câu 9: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 3. B. 5. C. 4 D. 6.
Câu 10: Cho phản ứng : FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Khi x có giá trị bằng bao nhiêu thì phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa khử?
A. x =1 B. x = 2 C. x = 3 D. A và C đúng
Câu 11: Cho phản ứng aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a,b,c,d,e là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (a+b) bằng
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 12: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ, chất khí đó là
A. NO2 B. N2O C. N2 D. NH3
Câu 13: Kim loại không bị hòa tan trong dung dịch Axit HNO3 đặc nguội, nhưng tan được trong dung dịch NaOH là:
A. Fe B. Al C. Pb D. Mg
Câu 14: Thí nghiệm với dd HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, biện pháp hiệu quả nhất là người ta nút ống nghiệm bằng:
A. Bông khô B. Bông có tẩm nước
C. Bông có tẩm nước vôi D. Bông có tẩm giấm ăn
Câu 15: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2,dung dịch HNO3 đặc nguội. Kim loại M:
A. Ag. B. Zn. C. Fe. D. Al
Câu 16: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 17: Cho bốn dung dịch muối Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3). Kim loại nào dưới đây tác dụng được với cả 4 dung dịch muối trên
A. Zn B. Fe C. Cu D. Pb
Câu 18: Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch
A. AgNO3 B. Mg(NO3)2 C. Al(NO3)3 D. NaNO3
Câu 19: Nhôm không bị hòa tan trong dung dịch
A. HCl B. H2SO4 loãng C. HNO3 loãng D. HNO3 đặc nguội
Câu 20: Cho phản ứng sau: aMg + bHNO3 → cMg(NO3)2 + 2NO + N2O + dH2O. Hệ số cân bằng của HNO3 trong phương trình hóa học trên là:
A. b=12 B. b= 30 C. b = 18 D. b = 20
Câu 21: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:
A. Fe(NO3)2, H2O B. Fe(NO3)2 , AgNO3
C. Fe(NO3)2, AgNO3 D. Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3, AgNO3
Câu 22: cho phương trình phản ứng: a Al + b HNO3 → c Al(NO3)3 + d NO + e H2O
Tỉ lệ a: b là:
A. 2: 3 B. 2: 5 C. 1: 3 D. 1: 4
Câu 23: cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là:
A. 6 B. 10 C. 8 D. 4
Câu 24: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng?
A. Khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh
B. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu
C. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh
D. Khí không màu thoát ra, dung dịch không màu
Câu 25: Để điều chế 5 kg dung dịch HNO3 25,2% bằng phương pháp oxi hóa NH3, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là
A. 336 lít B. 448 lít C. 896 lít D. 224 lít
Câu 26: Thể tích khí NO2 ( giả sử là khí duy nhất, ở đktc) sinh ra khi cho 6,4 g Cu phản ứng với Axit HNO3 đặc (dư) là ( Cho N = 14, Oxi = 16, Cu = 64)
A. 2,24 l B. 4,48 l C. 6,72 l D. 1,12 l
Câu 27: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là:
A. N2. B. N2O. C. NO2. D. NO.
Câu 28: Cho 5,6 g Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 20% thu muối Fe(NO3)3, khí NO và H2O. Khối lượng dung dịch Axit đã dùng là:
A. 25,2 g B. 42,6 g C. 196g D. Một số khác
Câu 29: Cho hổn hợp Fe, FeO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HNO3 3M thu được 5,367 lít (đktc) khí NO duy nhất. Số mol muối sau phản ứng là
A. 0,12 mol B. 0,36 mol C. 0,4 mol D. không xác định
Câu 30: Cho phản ứng Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 +NO +H2O. Để được 1 mol NO cần bao nhiêu mol HNO3 tham gia theo phản ứng trên?
A. 28 B. 4 C. 10 D. 1
Câu 31: Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 thu được muối Cu(NO3)2 và hổn hợp khí gồm 0,1 mol NO và 0,2 mol NO2. Khối lượng của Cu đã phản ứng là:
A. 3,2g B. 6,4g C. 12,8g D. 16g
Câu 32: Cho 0,2 mol Mg vào dung dịch HNO3 loãng có dư tạo khí N2O. Số mol HNO3 đã bị khử là
A. 0,5 B. 1 C. 0,1 D. 0,6
Câu 33: Cho bột Al tác dụng với dung dịch HNO3 có dư thu 0,3 mol N2 và 0,1 mol NO khối lượng bột Al là
A. 27g B. 29,7g C. 36g D. 27,9g
Câu 34: Cho Ca và dung dịch HNO3 dư thu được hổn hợp X gồm N2O và NO. dX/He = 9. tỉ lệ mol của Ca và HNO3 tham gia phản ứng là:
A. 7: 18 B. 9: 23 C. 7: 23 D. 3: 4
Câu 35: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO.
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài trắc nghiệm chuyên đề axit Nitric (HNO3) môn Hóa học 11 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bài tập trắc nghiệm chuyên đề hợp chất khử tác dụng với dung dịch HNO3
- Bài tập trắc nghiệm về axit HNO3 tác dụng với đơn chất
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!