Để giúp các em học sinh lớp 6 có thêm tài liệu ôn tập kiến thức HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập ôn tập tổng hợp chủ đề Sinh sản sinh dưỡng Sinh học 6 năm 2020 có đáp án với phần đề và đáp án đầy đủ, chi tiết. Hi vọng tài liệu có ích cho các em học sinh. Mời các em cùng theo dõi.
BÀI TẬP ÔN TẬP TỔNG HỢP CHỦ ĐỀ SINH SẢN SINH DƯỠNG
MÔN SINH HỌC 6 NĂM 2020
I. Trắc Nghiệm
Câu 1. Loài cây nào sau đây có khả năng sinh sản bằng thân bò?
- Cây nghệ.
- Cây rau cải.
- Cây khoai tây.
- Cây rau má.
Câu 2. Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có khả năng sinh sản bằng lá?
- Cây bưởi, cây ổi, cây hoa hồng.
- Cây sắn, cây khoai lang, cây khoai tây.
- Cây nghệ, cây gừng, cây dong riềng.
- Cây thuốc bỏng, cây sống đời, cây hoa đá.
Câu 3. Nhóm cây nào sau đây có khả năng sinh sản bằng rễ củ?
- Cây khoai lang, cây thược dược.
- Cây củ gấu, cây rau má.
- Cây gừng, cây nghệ.
- Cây thuốc bỏng, cây sống đời.
Câu 4. Cho các bước cần tiến hành khi ghép mắt là:
- Cắt lấy mắt ghép.
- Rạch vỏ gốc ghép.
- Luồn mắt ghép vào vết rạch.
- Buộc dây để giữ mắt ghép.
Thứ tự đúng các thao tác khi tiến hành ghép mắt là
- 1,2, 3, 4
- 2, 1,3,4.
- 1,3, 2, 4.
- 2, 1,4,3.
Câu 5. Nhóm cây nào sau đây được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp chiết cành?
- Hồng xiêm, cam, chanh, bưởi.
- Khoai lang, khoai tây, sắn.
- Rau muống, dâu tằm, cà phê.
- Mía, rau ngót, khoai tây.
Câu 6. Nhân dân ta thường sử dụng phương pháp chiết cành để nhân giống đối với những loại cây như cam, bưởi, chanh... mà không dùng phương pháp giâm cành vì
- những cây này khả năng ra rễ phụ chậm.
- những cây này có giá trị kinh tế cao.
- những cây này có mạch gỗ nhỏ nên khả năng dẫn truyền nước và muối khoáng kém.
- những cây này có cành quá lớn nên không thể giâm được.
Câu 7. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng
- hình thành cá thể mới từ một phần thân cây mẹ.
- hình thành cá thể mới từ sự nảy mầm của hạt.
- hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây mẹ.
- hình thành rất nhiều cá thể mới từ một mô.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
D |
D |
A |
B |
A |
A |
C |
II. Tự Luận
Bài 1. Em hãy kể tên và cho ví dụ về một số hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên. Hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên có ý nghĩa gì?
TL:
Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên:
STT |
Cách sinh sản |
Ví dụ |
1 |
Sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò |
Rau má, dâu tây... |
2 |
Sinh sản sinh dưỡng bằng thân rễ |
Cây riềng, gừng... |
3 |
Sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ |
Khoai tây |
4 |
Sinh sản sinh dưỡng bằng rễ củ |
Khoai lang |
5 |
Sinh sản sinh dưỡng bằng lá |
Thuốc bỏng, sống đời... |
Ý nghĩa: Giúp bảo tồn nòi giống trong điều kiện khó khăn khi sinh sản hữu tính không thực hiện được.
Bài 2. Em hãy kể tên và cho ví dụ về một số hình thức sinh sản sinh dưỡng do người. Hình thức sinh sản sinh dưỡng do người có ý nghĩa gì?
TL:
Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng do người:
STT |
Cách sinh sản |
Ví dụ |
1 |
Sinh sản sinh dưỡng bằng giâm cành |
Mía, sắn, khoai lang... |
2 |
Sinh sản sinh đưởng bàng chiết cành |
Hồng xiêm, cam, bưởi, chanh... |
3 |
Sinh sản sinh dưỡng bằng ghép cây |
Cam, bưởi, chanh... |
4 |
Sinh sản sinh dường bằng nhân giống vô tính trong ống nghiệm |
Thuốc lá, chuối, phong lan... |
- Ý nghĩa:
- Giúp nhân giống cây nhanh.
- Nhanh ra nhiều hoa, quả.
- Duy trì những ưu điểm của cây mẹ.
- Kết hợp được nhiều đặc tính mong muốn từ các giống khác nhau (ghép cây).
Bài 3*. Muốn củ khoai lang không bị mọc mầm thì phải cất giữ như thế nào? Em hãy cho biết trên thực tế người ta trồng khoai lang bằng cách nào. Tại sao không trồng bằng củ?
TL:
- Muốn củ khoai lang không bị mọc mầm cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Trên thực tế người ta thường trồng khoai lang bằng dây : Sau khi thu hoạch củ, dây khoai lang được thu lại, chọn những dây bánh tẻ (không non, không già) cắt thành từng đoạn ngắn rồi giâm các đoạn đó xuống luống đất đã chuẩn bị từ trước.
Bài 4. Giâm cành và chiết cành khác nhau cơ bản ở điểm nào? Con người thường chiết cành, giâm cành với những nhóm cây nào?
TL:
- Điểm khác nhau cơ bản giữa giâm cành và chiết cành:
+ Giâm cành là tách một đoạn thân hay một đoạn cành của cây mẹ cắm xuống đất cho ra rễ để phát triển thành một cây mới.
+ Chiết cành là tạo điều kiện để cành chiết ra rễ từ trên cây mẹ rồi mới tách khỏi cây mẹ đem trồng thành cây mới.
- Con người thường chiết cành, giâm cành với những nhóm cây có đặc điểm khác nhau:
+ Thường giâm cành với những loại cây mà cành có khả năng ra rễ phụ nhanh, ví dụ: khoai lang, rau muống, sắn, dâu tằm, mía...
+ Những cây thường được trồng bằng cách chiết cành: cam, chanh, bưởi, hồng xiêm, nhãn... những cây này rất chậm ra rễ phụ.
Bài 5. Tại sao muốn diệt cỏ dại hại cây trồng người ta lại phải nhặt bỏ toàn bộ thân rễ ngầm dưới đất?
TL:
- Muốn diệt cỏ dại hại cây trồng cần phải nhặt bỏ toàn bộ thân rễ ngầm dưới đất, vì cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ nên chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ là từ đó có thể mọc chồi ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh.
Bài 6. Em hãy quan sát củ khoai tây và cho biết cây khoai tây sinh sản bằng bộ phận sinh dưỡng nào?
TL:
- Khoai tây sinh sản bằng thân củ. Củ khoai tây là một phần thân của cây nằm trong đất phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ.
- Nếu quan sát thật kĩ ta thấy trên củ khoai tây có những vảy nhỏ che chồi non ở bên trong. Sau khi thu hoạch khoai tây, nông dân thường chọn khoai tây làm giống. Các củ khoai tây này được xếp lên giàn tre, để nơi thoáng và có ánh sáng chiếu vào. Sau một thời gian chồi của củ khoai tây sẽ mọc mầm, mỗi củ có nhiều mầm, người ta có thể lấy cả củ hoặc cắt củ thành nhiều mảnh, mỗi mảnh có một mầm để trồng.
Bài 7. Hãy tìm một số ví dụ về khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của các loài cây.
TL:
- Một số ví dụ về khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên:
- Sinh sản bằng thân củ: khoai tây...
- Sinh sản bằng rễ củ: khoai lang, thược dược...
- Sinh sản bằng thân rễ: củ gấu, gừng, nghệ...
- Sinh sản bằng lá: thuốc bỏng, sống đời...
- Sinh sản bằng thân bò: rau má, dâu tây...
Bài 8. Em hãy giải thích tại sao trong sinh sản sinh dưỡng bằng chiết cành, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt.
TL:
- Rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt vì khoanh vỏ đã cắt bỏ bao gồm cả mạch rây của cành đó, chất hữu cơ do lá chế tạo ở phần trên không thể chuyển qua mạch rây đã bị cắt xuống phía dưới nên tích lại ngay mép vỏ phía trên. Do đó, độ ẩm của bầu đất bao quanh đã tạo điều kiện cho sự hình thành rễ ngay ở đó.
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: