YOMEDIA

Bài tập chuyên đề Andehit - Xeton - Axit Cacboxylic môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THCS&THPT Khánh Sơn

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Bài tập chuyên đề Andehit - Xeton - Axit Cacboxylic môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THCS&THPT Khánh Sơn. Tài liệu bao gồm phần lý thuyết cần nắm và phần bài tập vận dụng. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh 12 ôn tập hiệu quả và đạt thành tích cao trong các vòng thi tuyển sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ ANDEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT THCS, THPT KHÁNH SƠN

 

A. PHẦN LÝ THUYẾT

I. ANDEHIT

1. Định nghĩa - Danh pháp

a. Định nghĩa: Andehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H.

- Ví dụ: HCHO, CH3CHO...

b. Danh pháp:

- Tên thay thế của các andehit no đơn chức mạch hở như sau:

Tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + al

- Tên thường của một số anđehit: Andehit + tên axit tương ứng

Ví dụ: HCHO (andehit fomic), CH3CHO (andehit axetic) . . .

2. Tính chất hóa học

- Vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử

a. Tính oxi hóa: Phản ứng cộng H2 (tạo thành ancol bậc I):

RCHO   +     H2   →   RCH2OH

b. Tính khử: Tác dụng với các chất oxi hóa

R-CHO  +  2AgNO3  +  H2O  +   3NH3  →  R-COONH4  +   2Ag↓   +    2NH4NO3

R-CHO   +    2Cu(OH)2   +   NaOH  → RCOONa   +   Cu2O↓  +   3H2O

                                                                                   (đỏ gạch)

Các phản ứng trên dùng để nhận biết andehit.

3. Điều chế

- Để điều chế andehit ta đi từ ancol bằng phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.

CH3CH2OH    +    CuO →  CH3CHO     +    Cu    +    H2O

- Đi từ hidrocacbon.

2CH2=CH2     +    O2   → 2CH3CHO

II. XETON

1. Định nghĩa

- Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm C=O liên kết trực tiếp với hai nguyên tử C.

-Ví dụ: CH3-CO-CH3 (đimetyl xeton), CH3-CO-C6H5 (metyl phenyl xeton) . . .

2. Tính chất hóa học

- Cộng Htạo thành ancol bậc II.

R-CO-R’    +    H2  →     RCH(OH)R’ 

CH3-CO-CH3    +    H2  →   CH3CH(OH)CH3

- Xeton không tham gia phản ứng tráng gương.

3. Điều chế

- Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II.

CH3CH(OH)CH3     +   CuO →   CH3-CO-CH3    +    Cu    +     H2O

- Đi từ hidrocacbon.

III. AXIT CACBOXYLIC

1. Định nghĩa - Danh pháp

a. Định nghĩa

- Là những phân tử hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H.

- Ví dụ: HCOOH, CH3COOH, . . .

b. Danh pháp

- Tên thay thế của các axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở như sau:

Axit + tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic

2. Tính chất vật lý

- Axit tan nhiều trong nước do tạo được liên kết H với nước và độ tan giảm dần khi số nguyên tử C tăng lên.

- Nhiệt độ sôi cao hơn ancol tương ứng do liên kết H giữa các nguyên tử bền hơn liên kết H giữa các phân tử ancol.

3. Tính chất hóa học

a. Tính axit: Có đầy đủ tính chất của một axit.

     CH3COOH     +     NaOH      →     CH3COONa    +    H2O
     2CH3COOH     +     ZnO        →     (CH3COO)2Zn   +    H2O

     2CH3COOH     +     CaCO3    →     (CH3COO)2Ca    +    CO2↑    +    H2O

     2CH3COOH     +     Zn           →     (CH3COO)2Zn   +    H2

b. Phản ứng thế nhóm -OH (phản ứng este hóa):

RCOOH    +    R’OH               RCOOR’     +       H2O

CH3COOH    +    C2H5OH     →   CH3COOC2H5     +     H2O

                                                         etyl axetat

4. Điều chế axit axetic

a. Lên men giấm

C2H5OH     +      O2    →   CH3COOH        +       H2O

b. Oxi hóa andehit axetic

2CH3CHO    +    O2   →   2CH3COOH

c. Oxi hóa ankan

d. Từ metanol

CH3OH    +    CO   →   CH3COOH
Đây là phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

D. PHẦN BÀI TẬP NÂNG CAO

Câu 1. Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là bao nhiêu?

Câu 2. Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định công thức của X.

Câu 3. Khi oxi hoá 2,2 gam một anđehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Xác định công thức của anđehit.

Câu 4. Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Xác định công thức phân tử của X.

Câu 5. Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng, thu được 41,25 gam etyl axetat. Tính hiệu suất của phản ứng este hoá.

Câu 6. Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng este hoá bằng 50%). Tính khối lượng este tạo thành.

Câu 7. Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Tính giá trị của m.

Câu 8. Hiđro hoá hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai anđehit X và Y no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY), thu được hỗn hợp hai ancol có khối lượng lớn hơn khối lượng M là 1 gam. Đốt cháy hoàn toàn M thu được 30,8 gam CO2. Xác định công thức và phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp M.

Câu 9. Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định công thức của X.

Câu 10. Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam hỗn hợp chất rắn khan. Tính giá trị m.

Câu 11. Để trung hoà 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Xác định công thức của Y.

Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Tính giá trị của V.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập chuyên đề Andehit - Xeton - Axit Cacboxylic môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THCS&THPT Khánh Sơn. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF