YOMEDIA

48 Câu hỏi trắc nghiệm Tác động của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh học 11

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Tác động của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh học 11 bao gồm 48 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp sẽ giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

Câu 1: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:

A. Nhân tố di truyền.                          B. Hoocmôn.                          

C. Thức ăn.                                         D. Nhiệt độ và ánh sáng

Câu 2: Sinh trưởng và phát triển của động vật được điều hoà bởi:

   A. Prôtêin                                         B. Hoocmon                                       

C. Auxin                                             D. Enzim

Câu 3: Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là:

A. Hooc môn sinh trưởng, ơtrôgen, testostêron, ecđisơn, juvenin.

B. Hooc môn sinh trưởng, tirôxin, ơtrôgen, testostêron, ecđisơn, juvenin.

C. Hooc môn tirôxin, ơtrôgen, testostêron, ecđisơn, juvenin.

D. Hooc môn sinh trưởng, tirôxin, ơtrôgen, testostêron, juvenin.

Câu 4: Các loại hooc môn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống là:

A. Hooc môn tirôxin, ơstrôgen, testostêron, ecđisơn.

B. Hooc môn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, testostêron.

C. Hooc môn tirôxin, ơstrôgen, testostêron, juvenin.            

D. Hooc môn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, juvenin.

Câu 5: Các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển ở động vật không xương sống là

A. Juvenin, ecđixơn.

B. Juvenin, tiroxin, hoocmôn não. 

C. Ecđixơn, tiroxin, hoocmôn não.

D. Tiroxin, juvenin, ecđixơn .

Câu 6: Hoocmon quan trọng nhất trong sự điều hoà sinh trưởng ở người là:

A. hoocmon FSH                    B. hoocmon sinh trưởng     

C. hoocmon tirôxin                 D. hoocmon phát triển

Câu 7: Hoocmon sinh trưởng ở động vật được:

A. Tiết ra từ tuyến giáp                                                                                                                      

B. Tiết ra từ thuỳ trước tuyến yên

C. Tiết ra từ thuỳ trước tuyến tụy

D. Tiết ra từ tuyến sinh dục

Câu 8: Hooc môn sinh trưởng (GH) do:

A. tuyến yên tiết ra                             B. tuyến giáp tiết ra                            

C. tinh hoàn tiết ra                              D. buồng trứng tiết ra

Câu 9: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:

A. Tinh hoàn.                                      B. Tuyến giáp.                                               

C. Tuyến yên.                                     D. Buồng trứng.

Câu 10: Tuyến yên sản sinh ra các hoocmôn:

A. Hoocmôn kích thích trứng, hoocmôn tạo thể vàng.         

B. Prôgestêron và Ơstrôgen.  

C. Hoocmôn kích dục nhau thai Prôgestêron.           

D. Hoocmôn kích nang trứng Ơstrôgen.

Câu 11: Hoocmôn kích nang trứng, hoocmôn tạo thể vàng được sinh ra từ

A. tuyến giáp                                       B. tinh hoàn                                                               

C. buồng trứng                                    D. tuyến yên

Câu 12: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò:

A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.

B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.

D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 13: Tác dụng của hooc môn sinh trưởng (GH) là:

A.Tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

B.Tăng cường khả năng hấp thụ các chất prôtêin, lipit, gluxit.

C.Tăng cường quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào, mô và cơ quan.

D.Tăng cường quá trình tổng hợp prôtêin trong mô và cơ quan.

Câu 14: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:          

A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.                                        

B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.

D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.

Câu 15: Ở giai đoạn trẻ em tuyến yên tiết ra quá ít hoocmôn sinh trưởng (GH) sẽ gây ra hiện tượng:

A. Người bé nhỏ                                 B. Người khổng lồ.                            

C. Người bình thường                        D. Tất cả đều đúng

{-- Để xem nội dung đề từ 16-30 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 31: Ở nữ giới, progesteron và ostrogen được tiết ra từ

A. thể vàng.                                        B. vùng dưới đồi.                   

C. nang trứng.                                     D. tuyến yên.         

Câu 32: Sự phối hợp của các loại hoocmôn nào có tác dụng kích thích phát triển nang trứng và gây rụng trứng?

A. Hoocmôn kích thích nang trứng (FSH), Prôgestêron và hoocmôn Ơstrôgen.

B. Prôgestêron, hoocmôn tạo thể vàng (LH) và hoocmôn Ơstrôgen.

C. Hoocmôn kích thích nang trứng (FSH), hoocmôn tạo thể vàng (LH) và hoocmôn Ơstrôgen.

D. Hoocmôn kích thích nang trứng (FSH), hoocmôn tạo thể vàng (LH) và Prôgestêron.

Câu 33: Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì:

A.Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

B. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

C. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra HM kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

D.  Khi nhau thai hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

Câu 34: Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?

A. 30 ngày.                 B. 26 ngày.                  C. 32 ngày.                              D. 28 ngày.

Câu 35: Sự phối hợp của những loại hoocmôn nào có tác động làm cho niêm mạc dạ con dày, phồng lên, tích đầy máu  trong mạch chẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con?

A. Prôgestêron và Ơstrôgen.  

B. Hoocmôn kích thích nang trứng, Prôgestêron.

C. Hoocmôn tạo thể vàng và hoocmôn Ơstrôgen.

D. Hoocmôn thể vàng và Prôgestêron.

Câu 36: Nhau thai sản sinh ra hoocmôn: 

A. Prôgestêron.           B. FSH.                       C. HCG.                                  D. LH.

Câu 37: Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là:

A. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng, uống viên tránh thai.

B. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn trứng, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng.

C. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng.

D. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng.

Câu 38: Hai loại hooc môn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là:

A. testostêron và ơstrôgen                              B. ecđixơn và juvennin          

C. testostêron và echđisơn                              D. ơstrôgen và juvennin

Câu 39: Ecđixơn có tác dụng:

A. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

B. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

C. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.   

D. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.         

Câu 40: Juvenin có tác dụng:

A. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.   

B. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.         

C. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

D. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

Câu 41: Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể người?

A. Giai đoạn phôi thai.                                   B. Giai đoạn sơ sinh.             

C. Giai đoạn sau sơ sinh.                                D. Giai đoạn trưởng thành.

Câu 42: Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của người và động vật là:

A. Ánh sáng và nước.                                     B. Nhiệt độ và độ ẩm.            

C. Thức ăn                                                      D. Điều kiện vệ sinh.

Câu 43: Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?

A. Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.

B. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan.

C. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.        

D. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

Câu 44: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?

A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương.

B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương.

C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương.

D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành xương.

Câu 45: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:

A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.

B. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.

C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.

D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm.

Câu 46: Vì sao đối với động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng?

A. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản giảm

B. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét.

C. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.

D. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.

Câu 47: Vào mùa đông cá Rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ ở nhiệt độ:

A. 24 - 260C                                        B. 22 - 240C                                       

C. 18 - 200C                                        D. 16 - 180C

Câu 48: Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là:

A. Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số.

B. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số

C. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, kế hoạch hóa gia đình.

D. Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng dân số.

{-- Để xem nội dung đáp án của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 48 Câu hỏi trắc nghiệm Tác động của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON