HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu 40 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 2 Hình học 11 có đáp án chi tiết. Tài liệu tổng hợp các câu hỏi phân loại theo nhiều mức độ nhằm giúp các em học sinh vừa có thể ôn tập vừa nâng cao kiến thức. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập thật tốt. Chúc các em luôn đạt được thành tích cao trong học tập.
40 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 2 HÌNH HỌC 11 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Giao tuyến của (SAB) và (SCD) là:
A. Đường thẳng qua S và song song với AD.
B. Đường thẳng qua S và song song với CD.
C. Đường SO với O là tâm hình bình hành.
D. Đường thẳng qua S và cắt AB.
Lời giải
Đáp án B
Vì AB // CD nên (SAB) cắt (SCD) theo giao tuyến là đường thẳng Sx, Sx // AB // CD.
Câu 2. Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất?
A. Hai đường thẳng cắt nhau. B. Ba điểm phân biệt.
C. Bốn điểm phân biệt. D. Một điểm và một đường thẳng.
Lời giải
Đáp án D
A sai. Trong trường hợp 3 điểm phân biệt thẳng hàng thì sẽ có vô số mặt phẳng chứa 3 điểm thẳng hàng đã cho.
B sai. Trong trường hợp điểm thuộc đường thẳng đã cho, khi đó ta chỉ có 1 đường thẳng, có vô số mặt phẳng đi qua đường thẳng đó.
D sai. Trong trường hợp 4 điểm phân biệt thẳng hàng thì có vô số mặt phẳng đi qua 4 điểm đó hoặc trong trường hợp 4 điểm mặt phẳng không đồng phẳng thì sẽ tạo không tạo được mặt phẳng nào đi qua cả 4 điểm.
Câu 3. Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 6
Lời giải
Đáp án C
Đó là các mặt phẳng (SAC), (SBD), (SGI) với G, H, I, J là các trung điểm của các cạnh đáy dưới hình vẽ bên.
Câu 4. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang có đáy lớn AB. Gọi M là trung điểm của SC. Giao điểm của BC với mặt phẳng (ADM) là:
A. giao điểm của BC và AM. B. giao điểm của BC và SD.
C. giao điểm của BC và AD. D. giao điểm của BC và DM.
Câu 5. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Giao tuyến của (SMN) và (SAC) là:
A. SD.
B. SO (O là trọng tậm của ABCD).
C. SF (F là trung điểm CD).
D. SG (F là trung điểm AB).
Lời giải
Đáp án B
Gọi O là tâm hình bình hành ABCD suy ra \(O \in MN\) và \(O \in AC\).
Vậy \(\left( {SMN} \right) \cap \left( {SAC} \right) = SO\).
Câu 6. Gọi n là số cạnh của hình chóp có 101 đỉnh. Tìm n.
A. n = 202. B. n = 200. C. n = 101. D. n = 203.
Lời giải
Đáp án B
Do hình chóp có 101 đỉnh nên đáy là đa giác 100 cạnh
Số canh đáy là 100, số cạnh bên là 100
Vậy tổng số cạnh là 200
Câu 7. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Giao tuyến của (SMN) và (SAC) là:
A. SD B. SO (O là tâm của ABCD).
C. SF (F là trung điểm CD). D. SG (G là trung điểm AB).
Câu 8. Cho hình chóp S.ABCD với đáy là tứ giác lồi có các cạnh đối không song song. AC cắt BD tại O, AD cắt BC tại I. Khi đó, giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là:
A. SI.
B. SB.
C. SC.
D. SO.
Câu 9. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
A. d qua S và song song với BD.
B. d qua S và song song với BC.
C. d qua S và song song với AB.
D. d qua S và song song với DC.
Lời giải
Đáp án B
Phương pháp:
+) Chứng minh hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là hai mặt phẳng có chứa hai đường thẳng song song.
+) Tìm giao tuyến d của hai mặt phẳng có chứa hai đường thẳng song song.
Cách giải:
Tứ giác ABCD là hình bình hành \( \Rightarrow AD//BC.\)
Điểm S thuộc cả 2 mặt phẳng (SAD) và (SBC)
\( \Rightarrow\) Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là đường thẳng d đi qua S và song song với AD, BC.
Câu 10. Cho hình tứ diện ABCD có M, N lần lượt là trung điểm của AB, BD. Các điểm G, H lần lượt trên cạnh AC, CD sao cho NH cắt MG tại I. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
A. A, C, I thẳng hàng. B. B, C, I thẳng hàng.
C. N, G, H thẳng hàng. D. B, G, H thẳng hàng.
Lời giải
Đáp án B
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
MG \subset \left( {ABC} \right)\\
NH \subset \left( {BC{\rm{D}}} \right)\\
\left( {ABC} \right) \cap \left( {BC{\rm{D}}} \right) = BC\\
NH \cap MG = I
\end{array} \right. \Rightarrow I \in BC\). Vậy B, I, C thẳng hàng.
{-- xem đầy đủ nội dung 40 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 2 Hình học 11 có đáp án chi tiết ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 40 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 2 Hình học 11 có đáp án chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm