HỌC247 xin giới thiệu đến các em 3 Dạng toán quan trọng về Lực điện trường môn Vật lý 11. Tài liệu bao gồm các câu bài tập đa dạng, giúp các em đi sâu vào kiến thức trọng tâm, dễ dàng áp dụng để giải các dạng bài tập liên quan. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
3 DẠNG TOÁN QUAN TRỌNG VỀ LỰC ĐIỆN TRƯỜNG MÔN VẬT LÝ 11
1. Dạng 1: Tìm lực, hợp lực tác dụng lên một điện tích điểm.
Bài 1 : Hai vật nhỏ giống nhau, vật thứ nhất thừa 1010 electron, vật thứ hai thiếu 2.1010 electron. Tính điện tích của mỗi vật? Tìm khối lượng mỗi vật để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn ?
Bài 2 : Hai bụi ở trong không khí ở cách nhau một đoạn R = 3cm mỗi hạt mang điện tích q = -9,6.10-13C.
a. Tính lực tĩnh điện giữa hai điện tích.
b. Tính số electron dư trong mỗi hạt bụi, biết điện tích của electron là e = 1,6.10-19C.
Bài 3: Hai vật nhỏ mang điện tích đặt trong không khí cách nhau R = 1m, đẩy nhau bằng lực F = 1,8N. Điện tích tổng cộng của hai vật là Q = 3.10-5C. Tính điện tích của mỗi vật?
Bài 4: Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước ( \(\varepsilon \)= 81) cách nhau 3 (cm). Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5 (N). Tính độ lớn hai điện tích đó?
Bài 5: Hai điện tích điểm đặt cách nhau 6cm trong không khí thì chúng hút nhau bỡi một lực 2,7.10-4(N). Điện tích tổng cộng của hai vật tích điện là 12.10-9(C). Tính điện tích của mỗi vật.
Bài 6: Hai vật nhỏ mang điện tích đặt trong không khí cách nhau một đoạn R = 1m, thì chúng hút nhau bằng lực F = 1,8N. Điện tích tổng cộng của hai vật là Q = -10-5C. Tính điện tích mỗi vật.
Bài 7: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Tính khoảng cách giữa chúng ?
Bài 8: Hai điện tích điểm đặt cách nhau 2cm trong không khí thì lực hút giữa chúng 7,2.10-3(N). Nếu đưa vào trong dầu có hằng số điện môi bằng 6 và đồng thời giảm khoảng cách giữa hai điện tích xuống còn 1,5cm thì lực điện bằng bao nhiêu? Tính giá trị mỗi điện tích biết q2=-2q1?
Bài 9: Hai điện tích điểm q1=-6.10-9(C), q2=- 8.10-9(C), đặt cách nhau 2,5cm trong một môi trường điện môi. Lực điện tương tác giữa hai điện tích bằng 11,52.10-5(N). Tính hằng số điện môi?
Bài 10 : Hai quả cầu nhỏ như nhau mang các điện tích q1 và q2 đặt trong không khí cách nhau 2 cm, đẩy nhau bằng một lực F =2,7.10-4 N. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi lại đưa về vị trí cũ, chúng đẩy nhau bằng một lực F’=3,6.10-4N. Tính q1 và q2?
Bài 11: Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng r =3cm trong chân không hút nhau bằng một lực F = 6.10-5N. Điện tích tổng cộng của hai điện tích điểm là 10-9C. Tính điện đích của mỗi điện tích điểm?
Bài 12: Hai quả cầu giống nhau mang điện, cùng đặt trong chân không, và cách nhau khoảng r=1m thì chúng hút nhau một lực F1=7,2N. Sau đó cho hai quả cầu đó tiếp xúc với nhau và đưa trở lại vị trí cũ thì chúng đảy nhau một lực F2=0,9N. tính điện tích mỗi quả cầu trước và sau khi tiếp xúc.
Bài 13: Hai điện tích q1, q2 đặt cách nhau một khoảng r =10cm thì tương tác với nhau bằng lực F trong không khí và bằng \(\frac{F}{4}\) nếu đặt trong dầu. Để lực tương tác trong dầu vẫn là F thì hai điện tích phải đặt cách nhau bao nhiêu?
Bài 14: Hai quả cầu kim loại nhỏ hoàn toàn giống nhau mang điện tích q1 = 1,3.10-9C và q2=6.5.10-9C, đặt trong không khí cách nhau một khoảng r thì đẩy nhau với lực F. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau, rồi đặt chúng trong một lớp điện môi lỏng, cũng cách nhau một khoảng r thì lực đẩy giữa chúng cũng bằng F
a. Xác đinh hằng số điện môi \(\varepsilon \)
b. Biết lực tác dụng F = 4,6.10-6N. Tính r.
Bài 15: Hai quả cầu kim loại giống nhau, mang điện tích q1, q2 đặt cách nhau 20cm thì hút nhau bợi một lực F 1 = 5.10-7N. Nối hai quả cầu bằng một dây dẫn, sau khi hệ điện tích cân bằng bỏ dây dẫn đi thì hai quả cầu đẩy nhau với một lực F2 = 4.10-7N. Tính q1, q2.
Bài 16: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau khoảng r = 4cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là F = -10-5N
a. Tính độ lớn mỗi điện tích.
b. Tìm khoảng cách r1 giữa chúng để lực đẩy tĩnh điện là F1 = 2,5.10-6N.
...
---Xem đầy đủ nội dung Dạng 1 ở phần xem online hoặc tải về---
2. Dạng 2: Các bài toán về hợp lực
Bài 22: Có hai điện tích q1 = + 2.10-6 (C), q2 = - 2.10-6 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q3 = + 2.10-6 (C), đặt trên đương trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 (cm). Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 bao nhiêu?
Bài 23: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 ( µC) và q2 = - 2.10-2 ( µC) đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Lực điện tác dụng lên điện tích q0 = 2.10-9 (C) đặt tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là bao nhiêu?
Bài 24: Cho hai điện tích điểm q1=16µC và q2 = -64µC lần lượt đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau AB = 100cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích điểm q0=4µC đặt tại:
a. Điểm M: AM = 60cm, BM = 40cm.
b. Điểm N: AN = 60cm, BN = 80cm
Bài 25: Cho hai điện tích bằng +q (q>0) và hai điện tích bằng –q đặt tại bốn đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh a trong chân không. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích nói trên.
Bài 26: Người ta đặt ba điện tích q1 = 8.10-9C, q2 = q3 = - 8.10-C tại ba đỉnh của một tam giác đều ABC cạnh a = 6cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích q0=610-9C đặt tại tâm O của tam giác.
Bài 27. Có hai điện tích q và –q đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng AB=2d. Một điện tích dương q1=q đặt trên đường trung trực của AB cách AB một khoảng x.
a) Xác định lực điện tác dụng lên q1
b) Áp dụng số q =2.10-6C; d=3cm; x=4cm.
3. Dạng 3: Khảo sát sự cân bằng của một điện tích.
Bài 1 : Cho hai điện tích q1=µC , q2=9µC đặt tại hai điểm A và B trong chân không AB=1m. Xác định vị trí của điểm M để đặt tại M một điện tích q0, lực điện tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q0 bằng 0, chứng tỏ rằng vị trí của M không phụ thuộc giá trị của q0.
Bài 2: Người ta treo hai quả cầu nhỏ có khối lượng bằng nhau m = 0,01g bằng những sợi dây có chiều dài bằng nhau (khối lượng không đáng kể). Khi hai quả cầu nhiễm điện bằng nhau về độ lớn và cùng dấu chúng đẩy nhau và cách nhau một khoảng R = 6cm. Lấy g = 9,8m/s2. Tính điện tích mỗi quả cầu
Bài 3: Hai quả cầu nhỏ giống nhau, cùng khối lượng m = 0,2kg, được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi tơ mảnh dài l = 0,5m. Khi mỗi quả cầu tích điện q như nhau, chúng tách nhau ra một khoảng a = 5cm. Xác đinh q.
Bài 4: Cho hai điện tích dương q1 = 2 (nC) và q2 = 0,018 ( C) đặt cố định và cách nhau 10 (cm). Đặt thêm điện tích thứ ba q0 tại một điểm trên đường nối hai điện tích q1, q2 sao cho q0 nằm cân bằng. Xác định vị trí của q0.
...
---Để xem tiếp nội dung Chuyên đề 3 Dạng toán quan trọng về Lực điện trường, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 3 Dạng toán quan trọng về Lực điện trường môn Vật lý 11. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Tóm tắt kiến thức và công thức chương 1 Điện tích- Điện tích trường môn Vật lý 11
-
Bài tập tổng hợp Điện tích- Điện trường hay và khó Vật lý 11
-
Bài tập tổng hợp nâng cao Điện tích- Định luật Culong Vật lý 11
Chúc các em học tập tốt !