HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh bài tập trắc nghiệm ôn tập chương Nito - Photpho môn Hóa học 11 năm 2018 - 2019 dưới đây. Tài liệu gồm 129 câu trắc nghiệm sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài, giúp các em đạt điểm số thật cao trong các kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
129 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO
Câu 1: Phát biểu không đúng là
A. Nitơ thuộc nhóm VA nên có hóa trị cao nhất là 5.
B. Nguyên tử nitơ có 5 electron ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp 2s và 2p .
C. Nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân.
D. Nguyên tử nitơ có khả năng tạo ra ba liên kết cộng hoá trị với nguyên tố khác.
Câu 2: Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất:
A. Oxit cacbon B. Oxit nitơ.
C. Nước. D. Không có khí gì sinh ra
Câu 3: Cho các phản ứng sau: N2 + O2à 2NO và N2 + 3H2 à 2NH3. Trong hai phản ứng trên thì nitơ
A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử.
C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 4: Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 bị giảm nếu
A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ. B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ. D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng cách
A. nhiệt phân NaNO2. B. Đun hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl.
C. thủy phân Mg3N2. D. phân hủy khí NH3.
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là
A. NO. B. N2. C. N2O. D. NO2
Câu 7: Trong phòng thí nghiệm người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì:
A. N2 nhẹ hơn không khí. B. N2 rất ít tan trong nước.
C. N2 không duy trì sự sống, sự cháy. D. N2 hoá lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp.
Câu 8: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ
A. NH4NO2. B. HNO3. C. không khí. D. NH4NO3.
Câu 9: Tính bazơ của NH3 do
A. trên N còn cặp e tự do.
B. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. NH3 tan được nhiều trong nước.
D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH.
Câu 10: Phát biểu không đúng là
A.Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.
B. Khí NH3 nặng hơn không khí.
C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.
Câu 11: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm:
A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh.
C. không đổi màu. D. mất màu.
Câu 12: Dung dịch amoniac trong nước có chứa
A. NH4+, NH3. B. NH4+, NH3, H+. C. NH4+, OH-. D. NH4+, NH3, OH-.
Câu 13: Trong ion phức [Cu(NH3)4]2+, liên kết giữa các phân tử NH3 với ion Cu2+ là
A. liên kết cộng hoá trị B. liên kết hiđrô.
C. liên kết phối trí. D. liên kết ion.
Câu 14: Từ phản ứng khử độc một lượng nhỏ khí clo trong phòng thí nghiệm: 2NH3 + 3Cl2 → 6HCl + N2.
Kết luận nào sau đây đúng?
A. NH3 là chất khử. B. NH3 là chất oxi hoá.
C. Cl2 vừa oxi hoá vừa khử. D. Cl2 là chất khử.
Câu 15: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuCl2. Hiện tượng thí nghiệm là
A. lúc đầu có kết tủa màu trắng, sau đó kết tủa tan dần cho dung dịch màu xanh lam.
B. xuất hiện kết tủa màu xanh, không tan
C. lúc đầu có kết tủa màu xanh thẫm, sau đó kết tủa tan cho dung dịch màu xanh lam.
D. lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan cho dung dịch màu xanh thẫm.
Câu 16: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với NH3 (với các điều kiện coi như đầy đủ)
A. HCl, O2, CuO, Cl2, AlCl3. B. H2SO4, CuO, H2S, Na, NaOH.
C. HCl, FeCl3, Cl2, CuO, Na2CO3. D. HNO3, CuO, CuCl2, H2SO4, Na2O.
Câu 17: Dãy gồm các chất đều bị hoà tan trong dung dịch NH3 là:
A. Cu(OH)2, AgCl, Zn(OH)2, Ag2O.
B. Cu(OH)2, AgCl, Zn(OH)2, Al(OH)3.
C. Cu(OH)2, AgCl, Fe(OH)2, Ag2O.
D. Cu(OH)2, Cr(OH)2, Zn(OH)2, Ag2O.
Câu 18: Dung dịch NH3 khôngcó khả năng tạo phức chất với hiđroxit của kim loại nào?
A. Cu. B. Ag. C. Zn. D. Fe.
Câu 19: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 20: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp, người ta đã
A. cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
B. cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
C. nén và làm lạnh hỗn hợp để hóa lỏng NH3.
D. cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 21: a. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách
A. cho N2 tác dụng với H2 (450oC, xúc tác bột sắt).
B. cho muối amoni loãng tác dụng với kiềm loãng và đun nóng.
C. cho muối amoni đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng.
D. nhiệt phân muối (NH4)2CO3.
b. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể thu khí NH3 bằng phương pháp
A. đẩy nước. B. chưng cất.
C. đẩy không khí với miệng bình ngửa. D. đẩy không khí với miệng bình úp ngược.
Câu 22: Chọn câu sai trong các mệnh đề sau:
A. NH3 được dùng để sản xuất HNO3
B. NH3 cháy trong khí Clo cho khói trắng
C. Khí NH3 tác dụng với oxi có (xt, to) tạo khí NO.
D. Điều chế khí NH3 bằng cách cô cạn dung dịch muối amoni
Câu 23: Có thể dùng dãy chất nào sau đây để làm khô khí amoniac?
A. CaCl2 khan, P2O5, CuSO4 khan. B. H2SO4 đặc, CaO khan, P2O5.
C. NaOH rắn, Na, CaO khan. D. CaCl2 khan, CaO khan, NaOH rắn.
Câu 24: Ion amoni có hình
A. Ba phương thẳng. B. Tứ diện. C. Tháp. D. Vuông phẳng.
Câu 25: Khi nói về muối amoni, phát biểu không đúng là
A. Muối amoni dễ tan trong nước. B. Muối amoni là chất điện li mạnh.
C. Muối amoni kém bền với nhiệt. D. Dung dịch muối amoni có tính chất bazơ.
Câu 26: Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 (tỉ lệ mol 4 : 1), trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp khí có áp suất giảm 9% so với ban đầu (trong cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là
A. 20%. B. 22,5%. C. 25%. D. 27%.
Câu 27: Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1:3). Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là
A. 75%. B. 60%. C. 70%. D. 80%.
Câu 28: Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M; H2SO4 0,2M; và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Để trung hòa 300 ml dung dịch A cần vừa đủ V ml dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Giá trị của V là
A. 200. B. 250. C. 500. D. 1000.
Câu 29: Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc nguội thu được 0,672 lít khí.
Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí.
Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)
A. 4,96 gam. B. 8,80 gam. C. 4,16 gam. D. 17,6 gam.
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3, thấy tạo ra 44,8 lít hỗn hợp ba khí NO, N2, N2O (tỉ lệ mol:n NO :nN2 :nN2O = 1: 2 : 2). Thể tích dung dịch HNO3 1M cần dùng (lít) là
A. 1,92. B. 19,2. C. 19. D. 1,931.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 31 đến câu 89 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 90. Có 3 ống nghiệm không dán nhãn đựng ba dung dịch axit đặc riêng biệt là HNO3, H2SO4 và HCl. Nếu chỉ một hoá chất để nhận ra các dung dịch trên thì dùng chất nào sau đây:
A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Ca.
Câu 91. Cho hỗn hợp FeO, CuO và Fe3O4 có số mol bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và 0,05 mol NO. Tổng số mol của hỗn hợp là:
A. 0,12 mol B. 0,24 mol C. 0,21 mol D. 0,36 mol
Câu 92. Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Thể tích của hỗn hợp khí A (ở đktc) là:
A. 86,4 lít B. 8,64 lít C. 19,28 lít D. 192,8 lít
Câu 93. Hoà tan hoàn toàn a gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 44,8 lít hỗn hợp 3 khí NO, N2O và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:2. Giá trị của a là:
A. 140,4 gam B. 70,2 gam C. 35,1 gam D. Kết quả khác
Câu 94. Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam Cu trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra V lít hỗn hợp khí A gồm NO, NO2 (đktc). Biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 19. Giá trị của V là:
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 0,448 lít D. Kết quả khác
Câu 95. Cho 8 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1 M và H2SO4 0,5 M thu được V lit khi NO (đkc). Tính V?
A. 1,244 lit B. 1,68 lit C. 1,344 lit D. 1,12 lit
Câu 96. Cho 1,86 gam hợp kim Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 560 ml (đktc) khí N2O duy nhất khối lượng của Mg trong hỗn hợp là:
A. 1,62 gam B. 0,22 gam C. 1,64 gam D. 0,24 gam.
Câu 97. Cho 6,4 gam S vào 150 ml dung dịch HNO3 60 % (D = 1,367 g/ ml). Khối lượng NO2 thu được là:
A. 55,2 gam B. 55,3 gam C. 55,4 gam D. 55,5 gam.
Câu 98. Cho dung dịch HNO3 loãng tác dụng với hỗn hợp Zn và ZnO tạo ra dung dịch có chứa 8 gam NH4NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2. Khối lượng ZnO trong hỗn hợp là:
A. 26 gam B. 22 gam C. 16,2 gam D. 26,2 gam.
Câu 99. Hoà tan hoàn toàn 57,6 gam kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng, khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí ôxi ở đktc đã tham gia vào quá trình trên là bao nhiêu?
A. 100,8 lít B. 10,08 lít C. 50,4 lít D. 5,04 lít
Câu 100. Cho 19,2 gam kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lit khí NO (ở đktc), dung dịch A. Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được một kết tủa B. Nung kết tủa B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Kim loại M và khối lượng m của kết tủa B lần lượt là:
A. Mg; 36 g B. Al; 22,2 g C. Cu; 24 g D. Fe; 19,68 g
Câu 101. Để phân biệt các dung dịch axit HCl, HNO3, H2SO4 và H3PO4, người ta có thể chỉ dùng thêm một hoá chất nào sau đây?
A. Cu kim loại B. Na kim loại C. Ba kim loại D. Không xác định
Câu 102. Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là:
A. NO và Mg B. NO2 và Al. C. N2O và Al. D. N2O và Fe.
Câu 103. Nhận định nào sau đây về axit HNO3 là sai?
A. Trong tất cả các phản ứng axit - bazơ, HNO3 đều là axit mạnh.
B. Axit HNO3 có thể tác dụng với hầu hết kim loại trừ Au và Pt.
C. Axit HNO3 có thể tác dụng với một số phi kim như C, S.
D. Axit HNO3 có thể tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ.
Câu 104. Thể tích dung dịch HNO3 1 M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Zn là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lit. B. 0,6 lit. C. 0,8 lit. D. 1,2 lit.
Câu 105. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO. Giá trị của m là:
A. 13,5 g. B. 1,35 g. C. 8,10 g. D. 10,80 g.
Câu 106. Xét hai trường hợp:
- Cho 6,4 g Cu tác dụng với 120 ml dung dịch HNO3 1 M (loãng) thu được a lit khí
- Cho 6,4 g Cu tác dụng với 120 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1 M và H2SO4 0,5 M (loãng) thu được b lit khí.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện t0, p. Tỉ lệ số mol khí NO sinh ra (a:b) là:
A. 1 : 2 B. 1 : 1 C. 2 : 1 D. 2 : 3
Câu 107. Khi cho 3,20 gam đồng tác dụng với dung dịch axit nitric dư thấy có chất khí màu nâu đỏ được giải phóng. Biết hiệu suất phản ứng là 80%, thể tích khí màu nâu đỏ được giải phóng ở 1,2 atm và 250C là bao nhiêu ?
A. 1,63 lit B. 0,163 lit C. 2,0376 lit D. 0,20376 lit
Câu 108. Trong một bình kín dung tích 5,6 lít có chứa một hỗn hợp khí gồm: NO2, N2, NO ở 0oC và 2atm. Cho vào bình 600 ml nước và lắc cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một hỗn hợp khí mới có áp suất là 1,344 atm ở nhiệt độ ban đầu. Hỗn hợp khí sau phản ứng có tỉ khối so với không khí bằng 1. Giả sử rằng thể tích nước không thay đổi trong thí nghiệm thì thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu là:
A. 60% N2; 30% NO2; 10% NO. B. 60% NO; 30% NO2; 10% N2
C. 60% NO2; 30% N2; 10% NO. D. 60% N2; 30% NO; 10% NO2
Câu 109. Khi cho Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch HNO3 loãng có hiện tượng gì xảy ra?
A. Xuất hiện dung dịch màu xanh, có khí không màu bay ra.
B. Xuất hiện dung dịch màu xanh và có khí không màu bay ra ngay trên mặt thoáng của dung dịch.
C. Xuất hiện dung dịch màu xanh, có khí màu nâu bay ra trên miệng ống nghiệm.
D. Dung dịch không màu, khí màu nâu xuất hiện trên miệng ống nghiệm.
Câu 110. Chọn nhận định sai:
A. HNO3 là chất lỏng, không màu, tan có giới hạn trong nước.
B. N2O5 là anhiđrit của axit nitric
C. Dung dịch HNO3 có tính oxi hoá mạnh do có ion NO3-.
D. HNO3 là axit mạnh.
Câu 111. Những kim loại nào dưới đây phản ứng được với dung dịch HNO3?
A. Zn, Al, Fe B. Cu, Zn, Al
C. Cu, Zn, Hg D. Tất cả các kim loại trên
Câu 112. Phản ứng nào trong số các phản ứng dưới đây viết đúng?
A. FeS2 + 6HNO3 đ → Fe(NO3)2 + 2H2SO4 + 4NO2 + H2O
B. Fe3O4 + 10HNO3 đ → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
C. Fe3O4 + 8HNO3 đ → 2Fe(NO3)3 + Fe(NO3)2 + 4H2O
D. FeS2 + 2HNO3 đ → Fe(NO3)2 + H2S
Câu 113. Axit HCl và HNO3 đều phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?
A. CaO, Cu, Fe(OH)3, Al(NO3)3 B. CuO, Mg, Ca(OH)2, Ag2O
C. Ag2O, Al, Cu(OH)2, SO2 D. S, Fe, CuO, Mg(OH)2
Câu 114. Xác định phản ứng đúng trong số các phản ứng dưới đây :
A. FeCO3 + 4HNO3 đ → Fe(NO3)2 + CO2 + NO2 + 2H2O
B. FeCO3 + 4HNO3 đ → Fe(NO3)3 + CO2 + NO + 2H2O
C. 2FeCO3 + 10HNO3 đ → 2Fe(NO3)3 + 2(NH4)2CO3 + H2O
D. FeCO3 + 4HNO3 đ → Fe(NO3)3 + CO2 + NO2 + 2H2O
Câu 115. Dung dịch HNO3 đặc, không màu, để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành:
A. Màu vàng. B. Màu đen sẫm. C. Màu trắng sữa. D. Màu nâu.
Câu 116. Trong các hợp chất, nguyên tố nitơ:
A:Chỉ có số oxi hoá là -3 và +5
B: Có thể có số oxi hoá từ -4 đến +5
C:Chỉ có số oxi hoá +3 và +5
D: Có thể có các số oxi hoá -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5
Câu 117. Trong nhóm nitơ, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tính phi kim giảm dần như sau:
A. Bi, Sb, As, P, N
B. Sb, As, Bi, N, P
C. N, P, As, Sb, Bi
D. As, Sb, Bi, P, N
Câu 118. Có các phương trình phản ứng hoá học
1. N2 + 3H2 → 2NH3
2. N2 + 6 Li → 2Li3N
3. N2 + 3Mg → Mg3N2
4. N2 + O2 → 2NO
Trong các phản ứng nitơ thể hiện tính oxi hoá là:
A. 1, 2, 4
B. 2, 3, 4
C. 1, 2, 3
D. 1, 3, 4
Câu 119. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
A: Có kết tủa màu trắng đục được tạo thành
B: Tạo thành dung dịch trong suốt màu xanh lam
C: Lúc đầu có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
D: Tạo thành kết tủa màu xanh lam.
Câu 120. Khí NH3 có thể tác dụng với tất cả các chất trong nhóm sau:
A. HCl, NaOH, FeCl3, SO2 B. H2SO4, PbO, CuCl2, Cl2
C. KOH,O2, HCl, KCl D. HCl, O2, Cl2, CuO
Câu 121. Hãy điền công thức hoá học hoặc chữ số vào chỗ (…..) để hoàn thành các phản ứng hoá học sau:
1. Cu + …..….. HNO3 → Cu(NO3)2 + ……….... + ………...
2. …….. Al + …….. HNO3 → …….. Al(NO3)2 + ……..+ ……...
3. ……….. Zn + ….. HNO3 → ……... Zn(NO3)2 ……...+ …….. + H2O
4. Au + …….... + …….. HCl → AuCl3 + ……..….. +………… H2O
5. ….FeO + ..….. HNO3(loãng) → ….. Fe(NO3)2 + ….. + ….. H2O
Câu 122. Trong phóng thí nghiệm có thể điều chế một lượng nhỏ N2 tinh khiết bằng cách nhiệt phân dung dịch NaNO2 và NH4Cl. Nếu trộn 100ml dung dịch NaNO2 3M với 200ml dung dịch NH4Cl 2M rồi đung nóng để phản ứng hoàn toàn thì thể tích N2 thu được là:
A: 13,44 lít B: 10,08 lít C: 6,72 lít D: 12,34 lít
Câu 123. Nếu trộn 2 lít N2 với 7 lít H2SO4 trong bình phản ứng ở nhiệt độ 4000C có chất xúc tác. Sau phản ứng thu được 8,2 lít hỗn hợp khí ở đktc. Thể tích NH3 được tạo thành là:
A: 1,6 lít B: 1,4 lít C: 1,2 lít D: 0,8 lít
Câu 124. Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) qua ống nghiệm hình trụ chứa 16 gam CuO. Thể tích khí N2 thu được là:
A: 1,02 lít B: 2,24 lít C: 1,12 lít D: 1,67 lít
Câu 125. Trong phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2. Nếu nồng độ ban đầu của N2 là 0,21M, của H2 là 2,6M, Khi đạt trạng thái cân bằng nồng độ NH3 là 0,4M, thì nồng độ mol của N2 và H2 lần lượt là:
A: 0,02M , 1,8M B: 0,02M , 2,0M
C: 0,01M , 2,0M D: 0,03M , 1,5M
Câu 126. Nén 4 lít khí N2 và 14 lít khí H2SO4 trong bình phản ứng ở nhiệt độ trên 4000C, có chất xúc tác, thu được 1,6 lít hỗn hợp khí (cùng t0, p) hiệu suất của phản ứng là:
A:25% B: 20% C: 30% D: 15%
Câu 127. Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua một ống nghiệm chứa 32 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn Z. Cho toàn bộ chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl 2M dư. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là:
A: 0,3 lít B: 0,25 lít C: 0,4 lít D: 0,2 lít
Câu 128. Axit HNO3 loãng có thể tác dụng với tất cả các kim loại sau:
A: Mg, Cu, Fe, Au, Ca
B: Cu, Fe, Ag, Pt, Zn
C: Ca, Cu, Fe, Ag, Mg
D: Ca, Cu, Pt, Au, Zn
Câu 129. Axit HNO3 đặc, nguội có thể tác dụng với tất cả các kim loại trong nhóm sau:
A: Al, Zn, Mg, Cu, Sn B: Zn, Mg, Cu, Ca, Sn
C: Fe, Zn, Mg, Ca, Sn D: Al, Fe, Sn, Mg,Ca
Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm về Nito, Photpho, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!