YOMEDIA

Tổng hợp những đoạn văn về văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Tải về
 
NONE

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Để hiểu hơn về ý nghĩa của hội thổi cơm này, các em hãy cùng Học247 tham khảo tài liệu Tổng hợp những đoạn văn về văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân dưới đây nhé! Chúc các em học tốt! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

ATNETWORK

1. Đoạn văn mẫu số 1

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em khi đọc bài “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”.

Gợi ý làm bài:

Nước ta có nền văn hóa lâu đời, giàu bản sắc dân tộc. Lễ hội dân gian là một trong những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Trong đó, tiêu biểu với hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. Đồng Vân là một làng quê ở bên bờ sông Đáy. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quán đánh giặc của người Việt cổ. Người lính ra trận vừa hành quân vừa nấu cơm, trong khi tay nấu cơm thì đôi chân cứ mải mê bước theo nhịp trống dồn. Trải qua hàng nghìn năm mà hội thổi cơm thi không hề mai một, trái lại ngày một thêm tưng bừng, ngày một thêm dồi dào ý nghĩa. Bài văn của Minh Nhương cho ta biết về cách thức tổ chức hội cơm thi ở Đồng Vân diễn ra như thế nào. Đọc bài văn của Minh Nhương ta cảm thấy vui như được sống lại những ngày vui của lễ hội mùa xuân. Hi vọng hội thổi cơm thi ở Đồng Vân nói riêng và các hội thi trên đất nước ta nói chung sẽ giữ mãi được bản sắc riêng để làm giàu cho vốn văn hóa dân tộc.

2. Đoạn văn mẫu số 2

Đề bài: Từ văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”, viết đoạn văn suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Gợi ý làm bài:

Bản sắc văn hóa là giá trị tinh thần thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một trong những lễ hội đẹp, góp phần gìn giữ những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại của đất nước. Trên đất nước ta cũng có nhiều lễ hội tương tự, đã và đang góp phần làm giàu cho vốn văn hóa dân tộc. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.

3. Đoạn văn mẫu số 3

Đề bài: Viết đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

Gợi ý làm bài:

Việt Nam được biết đến là quốc gia có nền văn hóa đa dạng với nhiều lễ hội và các phong tục tập quán. Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một trong những lễ hội giàu bản sắc văn hóa của người Việt. Lễ hội này mang đậm tư tưởng của người Việt về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Hội thi vừa đem lại không khí sôi nổi, vui tươi, vừa rèn luyện sự nhanh nhạy, khéo léo, hoạt bát cho người tham gia. Ý nghĩa hơn cả, hội thi được hình thành và phát triển nhằm tái hiện lại truyền thống trẩy quân, đánh giặc của người Việt xưa. Sự tái hiện đó nhằm thể hiện lòng biết ơn chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ta. Có thể thấy, lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân đã góp phần phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại hôm nay.

4. Đoạn văn mẫu số 4

Đề bài: Tóm tắt tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

Gợi ý làm bài:

Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Bắt đầu vào hội thi làm lễ dâng hương. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. Ban giám khảo mở nồi cơm chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

5. Đoạn văn mẫu số 5

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn nêu ý nghĩa văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

Gợi ý làm bài:

Cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân lại mở hội thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi có rất nhiều nét độc đáo từ quy trình lấy lửa cho đến cách nấu. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội. Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON