Tài liệu Tổng hợp những đoạn văn về bài Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro dưới đây nhằm giúp các em nắm được nội dung văn bản giới thiệu về lễ hội truyền thống của người Chơ-ro đó là lễ hội cúng thần Lúa thể hiện mối giao hòa gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Văn bản nêu ra công tác chuẩn bị lễ hội, các nghi thức chính của lễ hội và giá trị văn hóa của lễ hội đối với cuộc sống của đồng bào người dân Chơ-ro. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Đoạn văn mẫu
2.1. Đoạn văn mẫu số 1
Đề bài: Viết đoạn văn thuyết minh về cây lúa.
GỢI Ý LÀM BÀI
Từ xa xưa, lúa đã loài cây vô cùng gần gũi với con người. Lúa là cây quan trọng không chỉ với người VIệt Nam mà còn là với hầu hết các nước châu Á. Nó là loài cây thuộc rễ chùm, có một lá mầm. Nói về trồng lúa thì ta biết nhiều về hai vụ chiêm và mùa- hai vụ trồng chính của người dân Việt Nam. Cây lúa được trồng và phát triển từ cây mạ. Mạ được gieo trên sân hoặc cấy trên ruộng. Người nông dân sẽ nhổ mạ và đem trồng trên ruộng đã có cày bừa, bơm nước. Mạ được trồng theo hàng, lối để đảm bảo khi mạ lớn lên thì sẽ có không gian phát triển. Nó lớn lên, đẻ nhánh và thành từng cụm lớn. Một màu xanh sẽ bao trùm trên đồng ruộng khi mạ lớn dần lên. Người nông dân sẽ chăm bón, phun thuốc sâu để cây lúa có thể thu hoạch tốt nhất. Lúa sau một thời gian chăm bẵm sẽ chín và ngả sang màu vàng với những hạt thóc chắc, mẩy. Lúa chín, người nông dân sẽ th hoạch mang về nhà rồi dùng máy tuốt phân biệt hạt thóc và phần rơm riêng biệt. Cây lúa nước là cây lương thực chủ đạo của Việt Nam, mặc dù bên cạnh nó còn có các loại cây khác như ngô, khoai, sắn…nhưng không loại cây nào có thể thay thế được vị trí, vai trò quan trọng của lúa nước.Lúa chính là thành quả của một quá trình lao động sản xuất nhiều công đoạn, trải qua nhiều nắng mưa, nhiều mồ hôi và lo toan của người nông dân. Bởi thế người ta vẫn bảo nhau rằng:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
2.2. Đoạn văn mẫu số 2
Đề bài: Viết đoạn văn trình bày lễ hội về cây lúa mà em biết.
GỢI Ý LÀM BÀI
Việt Nam tự hào là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới trong nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo. Chính vì hạt lúa ngon lành làm nên những bữa cơm no ấm mà trải dọc đất nước của chúng ta có rất nhiều lễ hội về cây lúa để thể hiện sự biết ơn đối vớ thiên nhiên. Tiêu biểu trong số đó là lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa ở tỉnh Phú Thọ. Lễ hội diễn ra ở phường Minh Nông tái hiện rõ nét truyền thuyết về Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Đó là lệ cầu xuống đồng vào ngày 1/6 và 1/11 âm lịch. Theo tục lệ, dân làng chọn cử một cụ cao niên, làm lễ tế Thần Nông tại đàn xây trên khu ruộng Tịch điền, lễ vật gồm ván xôi gà, trầu cau, vài bó mạ, cây nêu cao. Sau khi tế lễ xong thì làm lễ xuống đồng. Ông chủ tế kiêm chủ điền lúc này đóng vai tượng trưng cho Vua Hùng cùng các quan viên, hội đồng kỳ mục và đông đảo bà con dân làng ra ruộng cấy lúa. Một người cầm hương, một người cầm mạ, một người cầm lọng che cho chủ tế. Ông chủ tế xắn quần, áo tế rồi cầm mạ lội xuống ruộng, cấy xong bó mạ thì lên bờ. Dân làng cùng nhau ùa xuống cấy tiếp trong không khí náo nhiệt, vui vẻ với mong muốn người người thạo việc, mùa màng bội thu, đông đàn dài lũ, người người no đủ. Cấy xong thửa ruộng, dân làng cùng ông chủ tế làm lễ tạ Thần Nông rồi cùng các quan viên, kỳ mục, bô lão trong làng về đền làm lễ tạ thành hoàng. Lễ hội chính là một nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam vừa làm đẹp cho nền văn hóa dân tộc, vừa thể hiện sự biết ơn với thiên nhiên, đúng với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
2.3. Đoạn văn mẫu số 3
Đề bài: Viết đoạn văn tóm tắt nội dung văn bản “Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro”.
GỢI Ý LÀM BÀI
Văn bản Lễ cúng thần Lúa của người Chơ-ro đã tái hiện đầy đủ, sinh động về nét đẹp của lễ hội cúng thần Lúa của người Chơ-ro. Đây là một lễ hội từ lâu đời của người Chơ-ro, có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện những truyền thống văn hóa của người Việt và thể hiện sự biết ơn với thần Lúa. Văn bản đã tái hiện đầy đủ những thông tin quan trọng về thời gian, địa điểm của lễ hội và những tập tục độc đáo của người dân. Lễ hội được diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm, có các lễ nghi độc đáo như rước hồn lúa, cúng tiến lễ vật, khấn lễ, tiếp chuyện với thần linh và dự tiệc. Lễ hội vừa góp phần làm giàu cho nền văn hóa của dân tộc vừa thể hiện sự trân trọng, biết ơn của nhân dâ ta đối với những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
2.4. Đoạn văn mẫu số 4
Đề bài: Tóm tắt tác phẩm Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro.
GỢI Ý LÀM BÀI
Lễ cúng Thần Lúa là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro được tổ chức định kì hằng năm sau khi thu hoạch lúa. Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu. Cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt, gắn ông chim chèo bẻo, gắn lông gà. Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa. Buổi trưa, lễ cúng bắt đầu khi lễ vật được chuẩn bị đầy đủ. Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khẩn trình bày tấm lòng thành phù hộ mọi thứ tốt lành. Trong suốt quá trình làm lễ đều có nhạc đệm của dàn công chiêng. Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.
2.5. Đoạn văn mẫu số 5
Đề bài: Bằng một đoạn văn ngắn em hãy tóm tắt nội dung bài Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro.
GỢI Ý LÀM BÀI
Nhân vật tôi nhớ về ngọn khói quê nhà với nhiều kỉ niệm đẹp. Ngọn khói che phủ toàn Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro được tổ chức vào ngày 15 đến 30 tháng 3 âm lịch hằng năm. Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu vì cây nêu thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh. Lễ cúng thường bắt đầu vào buổi trưa, lễ vật gồm: gà, heo, rượu cần, hoa quả và nhiều loại bánh. Trong suốt quá trình làm lễ đều có nhạc đệm để tạo bầu không khí thiêng liêng. Khi cúng xong, mọi người sẽ lên sàn chính để dự tiệc cùng nhau. Lễ cúng Thần Lúa thể hiện mối giao hòa, gắn bó giữa con người với thiên nhiên cùng ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----