YOMEDIA

Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Tải về
 
NONE

Học 247 mời các em tham khảo bài văn mẫu phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng dưới đây để hiểu hơn những giá trị sâu sắc mà tác giả gởi gắm qua câu chuyện với các nhân vật Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men. Hi vọng, tài liệu này sẽ đem đến những kiến thức hay và bổ ích. Chúc các em học tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả O Hen-ri và đoạn trích Chiếc lá cuối cùng
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Tóm tắt:
      • Giôn-xi, Xiu và Bơ-men là những hoạ sỹ nghèo, thuê trọ ở một khu phố tồi tàn phía tây công viên Oa-sinh-tơn.
      • Giôn-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết.
      • Nhưng qua một buổi sáng và 1 đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiến Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết.
      • Một người bạn gái đã cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh hoạ sĩ già Bơ-men đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn-xi, trong khi chính cụ bị chết vì sưng phổi
    • Giá trị nhân đạo: là một trong các giá trị cơ bản của tác phẩm văn học được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong hòan cảnh nào
  • Phân tích:
    • Ca ngợi tình yêu thương, bao bọc lẫn nhau của những người cùng khổ, Xiu và Giôn – Xi không chỉ là một tình bạn đẹp mà ở đó ta thấy rõ cảm thông và thương yêu nhau giữa những người có chung hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, đó là sự chia sẻ khó khăn, động viên lẫn nhau trong sự thấu hiểu để vượt qua hoàn cảnh.
    • Không chỉ là sự ca ngợi, thương yêu nhau giữa những người cùng khổ mà đó còn là sự ca ngợi tình thương giữa người với người. Cụ Bơ – men với Giôn-Xi là một sự quen biết không quá gần như Xiu, nhưng cụ bằng tấm lòng nhân ái, trái tim tràn ngập yêu thương cụ đã đánh đổi sự sống của mình để lấy lại niềm tin và sự sống cho Giôn-Xi
    • Tác giả đã thể hiện sự thương cảm, và bênh vực của mình đối với những nhân vật đầy tình nghĩa trong đoạn trích
      • Trân trọng những nét đẹp của nhân vật, để cho Giôn-Xi sống để tiếp tục mơ ước
      • Sự hi sinh, tấm lòng của cụ Bơ-men đã để lại cho đời một kiệt tác chân chính của nghệ thuật: chiếc lá cuối cùng
    • Tác giả đã khẳng định niềm tin vào sức mạnh của tình thương yêu bất diệt, của con người, của đồng loại

c. Kết bài

  • Nhận xét, đánh giá chung về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Trong một xã hội nhiễu nhương, đồng tiền ngự trị trên tất cả, con người dường như sống chẳng còn tình người. Nhưng chính trong cuộc sống ấy lại có những con người tuy nghèo khổ mà biết thương yêu nhau, hi sinh vì nhau. Điều đó được nhà văn o Hen-ri phản ảnh lại một cách cảm động trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng. Nếu nói văn học là nhân học như Mác-xim Go-rơ-ki thì quả thật Chiếc lá cuối cùng đã để lại một cách kín đáo mong muốn của mình: con người ngày một sống tốt đẹp hơn. Đây chính là tác phẩm để lại trong em niềm xúc động sâu sắc nhất.

Trong truyện tác giả đã kể lại cuộc sông nghèo khổ của các họa sĩ  Mỹ tại một khu nhỏ phía tây công viên Oa-sinh-tơn. Đó là hai nữ họa sĩ trẻ tuổi Xiu và Giôn-xi cùng với Bơ-men, một họa sĩ già suốt đời chưa bao giờ thành đạt. Họ sống rất vất vả và chật vật trong những gian buồng chật chội, sát mái, ăn uống thiếu thốn làm việc cật lực để kiếm tiền. Nhưng về mặt tinh thần, về đời sống tình cảm họ lại là những người có tình yêu thương sâu sắc đằm thắm.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Nó đã cứu sống cả mạng người. Chiếc lá cuối cùng trở thành niềm hy vọng của sự hồi sinh được dựng lên bằng tình bạn. Hai nhân vật Xiu và Bơ-men là hình ảnh tiêu biểu cho tình bạn bè, đồng loại. Họ luôn tỏa sáng trong tâm hồn người đọc. Trong sự nghèo khổ họ đã thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau. Những hình ảnh, lòng thương ấy làm rung động lòng người. Những con người ấy chỉ mơ đến cuộc sống ấm no, đầy đủ nhưng chứa chan tình thương. Tình bạn bè cao đẹp trong sáng, lòng nhân ái bao la như trời xanh biển rộng. Qua đây tác giả o Hen-ri muốn gửi đến mọi người thông điệp về tình bạn tha thiết: con người phải biết thương yêu nhau, quan tâm lẫn nhau. Họ là những người bạn tốt không thể thiếu đối với chúng ta.

Tác phẩm đã toát lên một mong muốn khá giản dị nhưng sâu sắc: con người ngày một sống tốt đẹp hơn. Đó là ngụ ý sâu xa của nhà văn. Tố Hữu đã từng nói: người yêu người sống để yêu nhau. Không có con người, không có tình bạn thì cuộc sống chẳng có nghĩa. Những con người ấy, tình bạn ấy sẽ mãi là tấm gương để chúng ta học tập.

Trên đây, là một phần trích dẫn tài liệu văn mẫu phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O-Hen-ri. Học 247 tin rằng, với tài liệu này, các em sẽ có thêm sự hiểu biết sâu sắc về câu chuyện mà O-Hen-ri muốn truyền tải đến người đọc. Chúc các em gặt hái được nhiều điều thú vị, những kiến thức mới mẻ từ tài liệu.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON