Sau khi kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019, Học247 đã biên soạn và tổng hợp tư liệu Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học năm 2019, Trường ĐHSP Hà Nội. Hi vọng với bộ tư liệu này, các thí sinh vừa dự thi năm học này sẽ dễ dàng đối chiếu đáp án bài làm của mình. Đồng thời, đây cũng là tư liệu bổ ích cho những thí sinh sẽ thi vào các năm học sau. Chúc các em đạt kết quả cao!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI |
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn thi: Hóa học Thời gian: 120 phút |
Câu 1:
1, Hoàn thành các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có) biết rằng mỗi chữ cái là một chất vô cơ khác nhau:
1, A + H2SO4 → B + C↑ + D
2, B + BaCl2 → F↓ + G
3, G + H → A ↓ + NaCl
4, NaCl + D → I + K↑ + L↑
5, I+ C → D + H
6, G → Mg + L↑
2, Cho 7,2 g hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của hai kim loại thuộc hai chu kì kế tiếp nhau trong nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Hấp thu toàn bộ khí Y vào 450ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 15,76g kết tủa trắng. Xác định công thức hai muối trong hỗn hợp X
Câu 2:
1, Cho sơ đồ chuyển hóa:
C7H12O4 → A1 → CH4 → A2 →A3 →PVC
C7H12O4 → B1 → B2 →B3
B3 → CH4
Xác định các chất ứng với các chữ cái biết rằng A1, A2, A3, B1, B2, B3 là các chất hữu cơ khác nhau. Được dùng thêm các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có).
2, Đốt cháy hoàn toàn 4,64g một hidrocacbon X ( là chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được 39,4g kêt tủa, phần dung dịch có khối lượng giảm 19,912 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Xác định công thức phân tử X.
Câu 3:
1, Cho hỗn hợp bột A gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch B chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch C và chất rắn D chứa hai kim loại. Giải thích kết quả thí nghiệm và viết phương trình phản ứng.
2, Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2 sau phản ứng thu được chất rắn Y chứa 3 kim loại và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384 lít khí SO2 (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4g hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính thành phần % về khối lượng của Mg và Fe trong hỗn hợp X.
Câu 4:
1, Một chất hữu cơ A mạch hở, không nhánh, chỉ chứ 3 nguyên tố C, H, O. Trong phân tử của A chỉ chứa các nhóm chức có nguyên tử hidro linh động đã học (-OH, -COOH). Khi cho A tác dụng với Na dư thì thu được thể tích H2 đúng bằng thể tích hơi của A đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
a, Tìm số nhóm chức chứa trong phân tử A và viết công thức dạng tổng quát của nó.
b, Cho biết phân tử khối của A là 90 đvC, hãy tìm công thức cấu tạo của A.
2, Hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxxylic no, đơn chức, mạch hở và 1 rượu đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 21,7g X thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 21,7g X với hiệu suất 60% thu được m gam este. Xác định giá trị của m.
Câu 5:
1, Dung dịch A chứa đồng thời hai bazo NaOH và Ba(OH)2
a, Dẫn từ từ CO2 vào A tới dư. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
b, Hấp thụ hết 7,392 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch A chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.
2. Hòa tan hoàn toàn 15,61g hỗn hợp X gỗm K, Ba và K2O vào nước, thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Đẫn từ từ CO2 vào dung dịch Y, khi thể tích CO2 là V lít (đktc) thì kết tủa đạt tới cực đại và khi thể tích CO2 là (V + 4,48) lít (đktc) thì kết tủa bắt đầu bị hòa tan. Tính số mol mỗi chất tan chứa trong dung dịch Y.
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề thi vào lớp 10 môn Hóa học khối THPT Chuyên Trường ĐHSP Hà Nội, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống HOC247 để xem online hoặc tải về máy. Chúc các em học tốt!