YOMEDIA

Đề thi vào lớp 10 môn Hóa năm 2019 - Trường Phổ Thông Năng Khiếu, TP HCM

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo Đề thi vào lớp 10 môn Hóa năm 2019 - Trường Phổ Thông Năng Khiếu (Hệ chuyên). Hoc247 sẽ liên tục cập nhật các đề thi tuyển sinh lớp 10 mới nhất.

ADSENSE
YOMEDIA

Trường Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh

Trường Phổ Thông Năng Khiếu

Tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019-2020

Môn Hóa học

Thời gian: 150 phút

 

Câu 1: Cho biết có thể quan sát được hiện tượng gì xảy ra khi thực hiện các phản ứng sau. Câu tả lời có thể là “không/có phản ứng, khồng/có hiện tượng”. Nếu có hiện tượng cần mô tả chi tiết, nếu có phản ứng cần viết phương trình hóa học minh họa.

  1. Cho sợi dây đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 10% rồi đun nóng thật cẩn thận trong thời gian dài sao cho dung dịch không trào ra khỏi ống nghiệm.
  2. Cho bột nhôm oxit vào ống nghiệm chứa dung dịch bari hidroxit.
  3. Cho lá bạc vào dung dịch đồng (II) nitrat
  4. Cho cát thạch anh vào dung dịch natri cacbonat 10%.
  5. Cho từng giọt giấm ăn vào ống nghiệm chứa natri hidrocacbonat (rắn)
  6. Cho từng giọt brom lỏng vào ống nghiệm chứa bezen.
  7. (g) Cho dung dịch glucozo vào ống nghiệm chứa dung dịch bạc nitrat trong amoniac, sau đó đun nóng nhẹ.
  8. Cho từng giọt axit sunfuric đậm đặc vào ống nghiệm chứa bột gạo.

Câu 2: Độ tan của CaSO4 trong nước phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và môi trường. Trong môi trường chứa muối sulfat tan tốt, ví dụ như Na2SO4 hoặc K2SO4, độ tan của CaSO4 ở 25oC phụ thuộc nồng độ Na2SO4 hoặc K2SO4 như sau: CA(CA + CB) = 2,5.10-5, với CA là độ tan (mol/l) của CaSO4; CB là nồng độ (mol/l) của dung dịch Na2SO4 hoặc K2SO4.

  1. Tính khối lượng CaSO4 có thể hòa tan tối đa trong 10 lít nước tinh khiết ở 25oC. Giả sử khio hòa tan chất rắn, thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
  2. Tính khối lượng CaSO4 có thể hòa tan tối đa 10 lít dung dịch Na2SO4 0,1M ở 25oC. So sánh kết quả với câu (a) và nhận xét.
  3. Đun nóng để làm bay hơi nước có trong 10 lít dung dịch CaSO4 bão hòa trong Na2SO4 0,1M (từ câu (b), sau đó làm nguội hỗn hợp về 25oC thấy có m(g) CaSO4.2H2O tách ra và 5 lít dung dịch CaSO4 bão hòa trong Na2SO4. Tính m.

Câu 3: Muối Mohr là một muối kép ngậm 6 phân tử nước được tạo thành từ hỗn hợp đồng mol sắt (II) sulfat ngậm 7 nước và amoni sunfat khan.

  1. Viết phương trình hóa học cảu quá trình tạo muối Morh.
  2. Cho độ tan của muối Morh ở 20oC là 26,9g/100g H2O và ở 80oC là 73,0g/100g H2O. Tính khối lượng của các muối sắt (II) Sulfat ngậm 7 nước, amoni sulfat khan và nước cần thiết để tạo thành dung dịch muối Morh bão hòa ở 80oC, sau khi làm nguội dung dịch này xuống 20oC để thu được 100g muối Morh tinh thể và dung dịch bão hòa. Giả thiết trong quá trình kết tinh nước bay hơi không đáng kể.
  3. Muối Morh phản ứng với dung dịch KMnO4 trong H2SO4. Viết PTHH và tính khối lượng KMnO4 9rawsn) để phản ứng hoàn taofn với 100g muối Morh.

Câu 4: Nung nóng muối A ( nCaX2.H2O) trong điều kiện không có không khí ở 500oC thu được CaCO3 và hỗn hợp hơi B. khối lượng CaCO3 thu được chỉ bằng 59,9% so với khối lượng muối A đem nung ban đầu. Tỷ khối hơi của B so với CO2 là 1,015. Toàn bộ B được cho vào CaO (rắn, dư) và làm lạnh để ngưng tụ toàn biij hệ, thu được hỗn hợp C. Phân tích C cho thấy ngoài CaO dư còn có một chất vô cơ D và một chất hữu cơ E có tỉ lệ mol D:E là 1:2. Đốt cháy hoàn toàn 5,8g E, cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 30g kết tủa.

  1. Xác định n và X trong công thức A.
  2. Viết các PTHH xảy ra.

Câu 5: Polietilen có thể cho phản ứng clo hóa có mặt ánh sáng tạo thành Polime X có chứa 48% khối lượng clo.

  1. Xác định phần trăm số đơn vị mắt xích (CH2CH2) của polietilen đã cho phản ứng clo hóa.
  2. Có thể coi polime X giống như được điều chế từ etilen và anken Y. Xác định CTCT của Y.

Câu 6: Một hợp chất hữu cơ A (C4H8O3) có chứa 1 cacbon liên kết với 4 nhóm khác nhau. Khi đun nóng A với H3PO4 đậm đặc thu được hỗn hợp gồm 3 chất hữu cơ B1, B2, B3 đều có công thức phân tử C4H6O2, trong đó B1 là sản phẩm chính và B2, B3 là sản phẩm phụ. Cho B1 phản ứng với Zn/H2SO4 thu được C(C4H8O2). Hợp chất A cho phản ứng với dung dịch axit cromic loãng tạo thành A (C4H6O3). Đun nóng D với hỗn hợp CaO-NaOH thu được E (C3H6O) là một dung môi hữu cơ dễ bay hơi. Xác định công thức cấu tạo A, B1, B2, B3, C, D, E.

{-- xem đầy đủ nội dung đthi vào lớp 10 môn Hóa năm 2019 ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây nội dung Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Hóa năm 2019 Trường Phổ Thông Năng Khiếu (Hệ chuyên). Để xem đầy đủ nội dung của đề thi các em vui lòng đăng nhập và chọn Xem online và Tải về.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi vào lớp 10.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF