YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - Trường THPT Phan Châu Trinh - Đà Nẵng

Tải về
 
NONE

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 có kết cấu đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, có gợi ý giải sẽ giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng giải bài chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT QG sắp đến. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - trường THPT Phan Châu Trinh - Đà Nẵng

Câu 1. Công thức hóa học của canxi sunfat là 
A. CaCO3.          B. CaCl2.          C. CaSO3.          D. CaSO4. 
Câu 2. Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl? 
A. AlCl3.          B. Al2(SO4)3.          C. NaAlO2.          D. Al2O3. 
Câu 3. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chất X, thu được hai chất kết tủa. X là 
A. H2SO4.          B. Ca(HCO3)2.          C. NaHCO3.          D. FeCl3. 
Câu 4. Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng lớn nhất? 
A. Hg.          B. Li.          C. Os.          D. Ag. 
Câu 5. Trong công nghiệp, quặng boxit được dùng làm nguyên liệu chính để sản xuất kim loại 
A. Al.            B. Cu.           C. Mg.             D. Zn. 
Câu 6. Mật ong chứa 40% 
A. Tinh bột.          B. Saccarozơ.          C. Glucozơ.          D. Fructozơ. 
Câu 7. Este nào sau đây có 2 liên kết C=C trong phân tử? 
A. Metyl acrylat.          B. Vinyl acrylat.          C. Etyl fomat.          D. Vinyl axetat. 
Câu 8. Ở điều kiện thường, oxit nào sau đây không tác dụng với nước? 
A. P2O5.          B. CO2.          C. BaO.          D. CO. 
Câu 9. Trong môi trường kiềm, Ala-Gly-Ala tác dụng với chất nào sau đây cho hợp chất màu tím? 
A. Cu(OH)2.          B. NaOH.          C. KOH.          D. Mg(OH)2. 
Câu 10. Khí sinh ra trong quá trình nào sau đây không gây ô nhiễm không khí? 
A. Đốt nhiên liệu trong động cơ đốt trong.         

B. Đốt nhiên liệu trong lò cao. 

C. Quang hợp của cây xanh.         

D. Đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt. 
Câu 11. Chất nào sau đây không tác dụng với HCl? 
A. Cu(OH)2.          B. MgCO3.          C. Na2O.          D. Ag. 
Câu 12. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp? 
A. Poli(etilen terephtalat).          B. Polisaccarit.          C. Nilon-6,6.          D. Poli(vinyl clorua). 
Câu 13. Cho c|c tơ sau: tơ tằm, tơ capron, tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron, tơ nilon-7. Số tơ thuộc loại tơ hóa học là
A. 4.          B. 5.          C. 3.          D. 6. 
Câu 14. Thủy phân 51,3 gam saccarozơ với hiệu suất 60%, thu được hỗn hợp cacbohiđrat X. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn 
thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 34,56.         B. 16,44.         C. 51,84.          D. 38,88. 
Câu 15. Thủy phân este X (có công thức phân tử C5H10O2) thu được axit propionic và ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn ancol Y bằng CuO, đun nóng thu được anđehit Z. Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Z là anđehit không no, có 1 liên kết C=C trong phân tử. 
B. Công thức cấu tạo của X là CH3CH2CH2COOCH3. 
C. Công thức phân tử của Y là C3H8O. 
D. Y và Z tan rất tốt trong nước. 
Câu 16. Tiến hành các thí nghiệm sau: 
(1) Cho mẫu hợp kim Zn-Cu vào dung dịch KNO3. 
(2) Đốt cháy dây Fe trong khí O2. 
(3) Cho mẫu Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. 
(4) Đốt bột Al trong khí Cl2. 
Thí nghiệm xảy ra sự ăn mòn điện hóa là 
A. (3).         B. (1).         C. (2).         D. (4). 
Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam hỗn hợp X gồm đimetylamin và etylamin thu được m gam N2. Giá trị của m là 
A. 10,08.         B. 5,04.         C. 7,56.         D. 2,52. 
Câu 18. Thực hiện các thí nghiệm sau 
(1) Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BaCl2. 
(2) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch HCl. 
(3) Sục khí Cl2 vào dung dịch Fe(NO3)2. 
(4) Nung Al(OH)3 ngoài không khí. 
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa là
A. 3.         B. 2.         C. 1.         D. 4. 
Câu 19. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X bằng dung dịch NaOH, đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm gồm glixerol, natri panmitat và natri stearat. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 3.         B. 5.         C. 4.         D. 6. 
Câu 20. Cho các dung dịch sau: (1) AgNO3, (2) FeSO4, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là 
A. 4.         B. 5.         B. 3.         C. 2.

Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - trường THPT Phan Châu Trinh, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy. Ngoài ra, các em học sinh có thể thực hiện để thi online tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF