Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh cùng tham khảo Đề thi HK1 môn Hóa 10 năm học 2018 - 2019 Trường THPT Ngô Sỹ Liên được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây, tài liệu có cấu trúc gồm các câu hỏi trắc nghệm và tự luận với đáp án đi kèm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài thi hiệu quả. Chúc các em học tốt!
SỞ GD & ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
|
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM 2018 - 2019 Môn: Hóa học 10 Thời gian làm bài: 45 phút; |
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Thể tích của hỗn hợp khí A (ở đktc) là:
A. 6,84 lít B. 19,28 lít C. 192,8 lít D. 8,64 lít
Câu 2: Hai ion X+ và Y- đều có cấu hình electron của khí hiếm Ar (1s22s22p63s23p6).
Có các phát biểu sau:
(1) X ở chu kì 3, còn Y ở chu kì 4.
(2) Số hạt mang điện của nguyên tử X nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử Y là 4.
(3) Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Y.
(4) Oxit cao nhất của X là oxit bazơ, còn oxit cao nhất của Y là oxit axit.
(5) Hiđroxit tương ứng của X là bazơ mạnh, còn hiđroxit tương ứng của Y là axit yếu.
Các phát biểu đúng là
A. (2), (3), (4). B. (2), (3), (6). C. (1), (3), (6). D. (3), (4), (5).
Câu 3: Cho số điện tích hạt nhân của nguyên tử là: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 13); T (Z= 18); Q (Z = 19). Số nguyên tố có tính kim loại là
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 4: Các ion: O2- (Z=8); Al3+ (Z=13); Mg2+ (Z=12) đều có cùng
A. số proton B. số electron C. số khối D. số nơtron
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Số khối của X là
A. 26 B. 27 C. 28 D. 23
Câu 6: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau, đâu là cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nhóm VA?
A. 1s22s22p63s23p5 B. 1s22s22p4 C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p63s2
Câu 7: Liên kết hoá học trong các phân tử các chất H2, Cl2 ,HCl thuộc loại
A. Liên kết đơn B. Liên kết cộng hóa trị không cực
C. Liên kết cộng hóa trị có cực D. Liên kết ion
Câu 8: Cation R2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm IIA. B. Chu kì 3, nhóm VIA.
C. Chu kì 3, nhóm VIIIA. D. Chu kì 4, nhóm IA.
Câu 9: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
A. N, Si, Mg, K. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, Si, N. D. K, Mg, N, Si.
Câu 10: Cặp chất nào sau đây có thể xảy ra phản ứng oxi hóa-khử?
A. HCl và NaOH. B. H2S và H2SO4. C. FeO và HCl. D. BaCl2 và Na2SO4.
Câu 11: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là và , trong đó đồng vị 65Cu chiếm 27% về số nguyên tử. Phần trăm khối lượng của 63Cu trong Cu2O (với ) là
A. 73%. B. 88,82%. C. 64,29%. D. 32,15%.
Câu 12: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm, cho X tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và 0,12 mol H2 .Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần để trung hòa dung dịch Y là bao nhiêu ?
A. 240ml B. 1200 ml C. 120ml D. 60ml
Câu 13: Liên kết cộng hoá trị là:
A. Liên kết được hình thành do sự chuyển dịch electron.
B. Liên kết giữa các phi kim với nhau.
C. Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hoặc nhiều cặp electron chung.
D. Liên kết trong đó cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử.
Câu 14: Nguyên tử X có Z = 13, nó có khả năng tạo thành:
A. Ion X+ B. Ion X3- C. Ion X- D. Ion X3+
Câu 15: Cho 26g Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc). Số mol HNO3 có trong dung dịch là
A. 0,4 mol B. 0,8 mol C. 1,2 mol D. 0,6 mol
Câu 16: Số p, n, e trong ion Fe3+ lần lượt là :
A. 26, 30, 28 B. 56, 20, 26 C. 26, 30, 23 D. 26, 30, 24
Câu 17: Cho phương trình hoá học: aFe(OH)2 + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O
Sau khi cân bằng phương trình hoá học thì tổng giá trị (a+b+c+d+e) bằng bao nhiêu?
A. 22. B. 28. C. 31. D. 25.
Câu 18: Cho độ âm điện của K là 0,82; của Br là 2,96 . Loại liên kết giữa K và Br trong phân tử KBr là
A. liên kết cộng hoá trị có cực B. liên kết ion
C. liên kết cộng hoá trị D. liên kết cộng hoá trị không cực
Câu 19: Cho 2 kí hiệu nguyên tử và , chọn câu trả lời đúng.
A. Nguyên tử Na và nguyên tử Mg cùng có 23 electron.
B. Na và Mg là đồng vị của nhau.
C. Nguyên tử Na và nguyên tử Mg có cùng điện tích hạt nhân.
D. Hạt nhân của nguyên tử Na và nguyên tử Mg đều có 23 hạt cơ bản.
Câu 20: Cho 2 nguyên tố: X (Z = 12), Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành giữa X và Y là
A. XY B. XY2 C. X2Y2 D. X2Y
Câu 21: Chất khử là chất
A. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 22: Dãy gồm các chất luôn là chất oxi hóa trong các phản ứng oxi hóa-khử là
A. KMnO4, I2, HCl. B. KMnO4, Fe2O3, O2. C. HNO3, H2S, SO2. D. FeCl2, I2, Al.
Câu 23: Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa?
A. s2, p4, d10, f10 B. s1 , p3, d7, f12 C. s2, d5, d9, f13 D. s2, p6, d10, f14
Câu 24: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 3s23p4, số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là
A. 12 B. 15 C. 16 D. 13
Câu 25: Các hạt có trong nguyên tử :
A. 10 electron, 11 proton, 12 nơtron B. 11 electron, 12 proton, 11 nơtron
C. 11 electron, 10 proton, 12 nơtron D. 11 electron, 11 proton, 12 nơtron
---(Để xem tiếp phần tự luận của đề thi vui òng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN HÓA 10
1D | 2A | 3D | 4B | 5B |
6C | 7A | 8A | 9C | 10B |
11C | 12A | 13C | 14D | 15C |
16C | 17D | 18B | 19D | 20B |
21A | 22B | 23D | 24C | 25D |
....
Trên đây là trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Hóa 10 năm học 2018 - 2019 Trường THPT Ngô Sỹ Liên, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng truy cập vào hệ thống hoc247.net xem online hoặc tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu khác tại đây:
Chúc các em học sinh học tập thật tốt!