YOMEDIA

Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018, Trường THPT Chu Văn An

Tải về
 
NONE

Học247 xin giới thiệu đến các em Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018, Trường THPT Chu Văn An với mong muốn cung cấp thêm tư liệu ôn tập trước kì thi giữa kì sắp tới. Hi vọng với tư liệu đề thi có kèm gợi ý đáp án này, các em sẽ rút ra cho bản thân những bài học hay và bổ ích. Chúc các em học tập thật tốt!

ADSENSE
YOMEDIA

                                                                                      ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM 2017-2018

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN                                                MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10

 

Câu 1: (3,0 điểm) Xác định một phép tu từ trong câu tục ngữ trên và nêu tác dụng.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

(Tục ngữ)

Câu 2 (7,0 điểm): Phân tích đoạn 1 bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi.

(Nguyễn Trãi - Đại cáo bình Ngô)

----------HẾT---------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: (3,0 điểm)

  • Biện pháp tu từ: ẩn dụ: gỗ, nước sơn
  • Tác dụng: làm cho lời văn thêm gợi hình, gợi cảm. Qua hình ảnh gỗ, nước sơn chỉ phẩm chất của con người quan trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài.

Câu 2: (7,0 điểm): Phân tích đoạn 1 bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.

  • Mở bài: (0,5 điểm)  Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn 1…
  • Thân bài: (6,0 điểm)
    • Luận đề chính nghĩa. (3,0 điểm)
      • Tư tưởng “nhân nghĩa”: có từ trong đạo nho mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, dựa trên tình thương và đạo đức.
      • Nguyễn Trãi: “nhân nghĩa” gắn với yên dân, vì dân mà trừ bạo. (đem lại sự bình yên cho dân, kẻ nào, lực lựợng nào phá tan sự bình yên, hạnh phúc của dân chúng thì phải loại trừ, đấu tranh giành lại độc lập cho nhân dân.) → mới mẻ, tiến bộ.
      • Thực tế: giặc minh xâm lược.
      • Cuộc chiến đấu của ta là chính nghĩa, xâm lược của giặc Minh là phi nghĩa.
    • Chân lí khách quan: Sự dộc lập chủ quyền của nước Đại Việt đã có từ ngàn đời. (3,0 điểm)
      • Quốc gia Đại Việt Có Cơ sở tồn tại, có thực tiễn lịc sử: đã chia, đã lâu.
      • Chỉ rõ yếu tố làm nên sự tồn tại của một đất nước: tên nước, văn hiến, ranh giới, phong tục, triều đại, chủ quyền, hào kiệt.
      • (Nam quốc sơn hà: Thế kỉ XI, Lí Thường Kiệt mới chỉ đề cập đến 2 yếu tố: chủ quyền, ranh giới)
      • Những kẻ nào đi ngược lại chân lí khách quan này tự chuốc laý thất bại.
      • Lí lẽ sắc sảo, giọng văn đĩnh đạc, đàng hoàng vừa khẳng định chân lí vừa, vừa tự hào.
  • Kết bài: (0,5 điểm) Khái quát lại nội dung, nghệ thuật đoạn 1…

Ngoài ra, các em có thể làm bài thi Online tại đây:

Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018, Trường THPT Chu Văn An

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF