YOMEDIA

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Giang Sơn

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm tư liệu để ôn tập và củng cố lại những kiến thức đã học trong 8 tuần đầu năm học, Học247 xin giới thiệu đến các em Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Giang Sơn. Hi vọng với đề thi có đáp án này, các em sẽ làm bài thi thử và bổ sung thêm những kiến thức còn chưa nắm vững của bản thân. Chúc các em thi thật tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

                                                                               ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019

TRƯỜNG THCS GIANG SƠN                                          Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 9

                                                                                                Phân môn: Tiếng Việt  

Câu 1 (2,5 điểm).

a/ Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn văn sau, qua đó chỉ ra những người tham gia giao tiếp?

“Một thầy giáo người nhỏ nhắn, mái tóc đã điểm bạc, khuôn mặt gầy có nhiều nếp nhăn đi thong thả về phía các em. Đám học trò lớp Một ngước mắt chăm chú nhìn thầy.

- Các em là học sinh lớp 1A, có phải thế không? Thầy là thầy giáo của các em đây”.

                                                                             (Lê Phương Liên, Ngày em tới trường)

b/

 “Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng  nhau”

Câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì? Nội dung câu tục ngữ trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?

Câu 2 (2,5 điểm). Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau? Nêu tác dụng của nó?

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Câu 3 (5 điểm).

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5-10 câu) đề tài tự chọn có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Gạch chân các câu văn có sử dụng hai cách dẫn trên.

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1. Hoạt động giao tiếp

Từ ngữ xưng hô và các phương châm hội thoại:

a. Từ ngữ xưng hô: Các em, thầy

  • Người tham gia giao tiếp: thầy giáo và học sinh

b. Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần cân nhắc khi nói, để tránh mất lòng hoặc tổn thương người nghe.

  • Câu tục ngữ liên quan đến phương châm lịch sự trong hội thoại.

Câu 2. Ngữ pháp

  • Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ là: nhân hoá và điệp ngữ.
    • Biện pháp tu từ nhân hoá cây tre: “thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu” cây tre quấn quýt nhau trong gió bão có tác dụng gợi lên tình yêu thương đoàn kết giữa con người với con người trong cuộc sống.

Câu 3. Hoạt động giao tiếp (Tạo lập đoạn văn)

  • Đảm bảo cấu trúc đoạn văn 
  • Xác định đúng vấn đề cần trình bày.
  • Triển khai được ý kiến của bản thân HS cần nêu được một số ý cơ bản:
    • Chủ đề rõ ràng
    • Sử dụng hai cách dẫn: trực tiếp và cách dẫn gián tiếp và xác định được các câu văn có sử dụng hai cách dẫn nói trên
    • (HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách khác nhau, vì vậy giáo viên chấm cần căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm hợp lý. Cần trân trọng ý kiến riêng của từng HS)
  • Sáng tạo: có nội dung sâu sắc, độc đáo của riêng mình.
  • Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
  • Lưu ý:
    • Bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
    • Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
    • Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lý lẽ thuyết phục.
    • Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON