YOMEDIA

Đề thi chọn HSG môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 Trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Đề thi chọn HSG môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 của Trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2020-2021

 

Câu I (3 điểm)

1. Viết và cân bằng phương trình phản ứng theo phương pháp thăng bằng ion electron(nếu có) cho các thí nghiệm sau (mỗi thí nghiệm viết 1 phương trình)

a. Hòa tan FeSx trong dung dịch HNO3 đặc, dư và đun nóng.

b. Cho dung dịch K2S dư vào dung dịch Fe2(SO4)3.

c. Cho dung dịch NaHS vào dung dịch CuSO4.

d. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch Al2(SO4)3.

e. Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch KI.

g. Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch KI và KIO3.

Câu II (2 điểm)

1. Cho biết một số giá trị năng lượng ion hoá thứ nhất (I1,eV): 5,14; 7,64; 21,58 của Ne , Na, Mg và một số giá trị năng lượng ion hoá thứ hai (I2, eV): 41,07; 47,29 của Na và Ne. Hãy gán mỗi giá trị I1,I2 cho mỗi nguyên tố và giải thích. Hỏi I2 của Mg như thế nào so với các giá trị trên? Vì sao?

2. Giải thích tại sao:

a. Axit flohydric là một axit yếu nhất trong các axit HX nhưng lại tạo được muối axit còn các axit khác thì không có khả năng này?

b. Tại sao Iốt không tạo ra hợp chất với clo tương tự hợp chất IF7.

c. B và Al là hai nguyên tố kề nhau ở nhóm IIIA nhưng có phân tử Al2Cl6 mà không có B2Cl6?

Câu III (2 điểm)

1. Dùng phương pháp sunfat điều chế được những chất nào trong số các chất sau đây: HF, HCl, HBr, HI? Giải thích? Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có)?

2. Cho các phân tử sau: NH3, BCl3 và NCl3. Hãy so sánh góc liên kết (góc nhỏ) HNH, ClBCl và ClNCl và giải thích?

Câu IV (3 điểm)

Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al phản ứng với 60 ml dung dịch NaOH 2M được 2,688 lít hiđro. Thêm tiếp vào bình sau phản ứng 740 ml dung dịch HCl 1M và đun nóng đến khi ngừng thoát khí, được hỗn hợp khí B, lọc tách được cặn C (không chứa hợp chất của Al). Cho B hấp thụ từ từ vào dung dịch nước vôi trong dư được 10 gam kết tủa. Cho C phản ứng hết với HNO3 đặc nóng dư thu được dung dịch D và 1,12 lít một khí duy nhất. Cho D phản ứng với dung dịch NaOH dư được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi chất trong A, tính m, biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu V (3 điểm)

Cho 6,72 lit hỗn hợp A gồm hiđro và clo vào một bình thủy tinh thạch anh, kín, chiếu sáng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B chứa 25% hiđroclorua về thể tích và hàm lượng clo giảm còn 40% so với lượng ban đầu.Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

a. Xác định thành phần phần trăm về thể tích các chất trong A, B.

b. Nếu cho hỗn hợp B vào 30 gam dung dịch NaOH 20% thì được dung dịch C. Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dung dịch C.

Câu VI (2 điểm)

1. Cho 50 gam dung dịch muối MX (M là kim loại kiềm, X là halogen) 35,6% tác dụng với 10 gam dung dịch AgNO3 thu được một kết tủa. Lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch nước lọc. Biết nồng độ MX trong dung dịch nước lọc bằng 5/6 lần nồng độ MX trong dung dịch ban đầu. Xác định công thức muối MX.

2. Trong tự nhiên, nguyên tố Clo có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của Clo là 35,5. Trong hợp chất HClOx, nguyên tử đồng vị 35Cl chiếm 26,12% về khối lượng. Xác định công thức phân tử của hợp chất HClOx

Câu VII (2 điểm)

1.Cho các hạt vi mô: Na, Na+, Mg, Mg2+, Al, Al3+, F-, O2-.

Hãy sắp xếp (có giải thích) các hạt theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần.

2.  Nguyên tử của nguyên tố R ở trạng thái cơ bản có tổng số electron ở các phân lớp s là 7.

a. Viết cấu hình electron nguyên tử của R ở trạng thái cơ bản, xác định tên nguyên tố R.

b. Với R có phân lớp 3d đã bão hoà, hoà tan hoàn toàn m gam một oxit của R trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư sinh ra 0,56 lít (điều kiện tiêu chuẩn) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Toàn bộ lượng khí SO2 trên phản ứng vừa đủ với 2 lít dung dịch KMnO4 thu được dung dịch T (coi thể tích dung dịch không thay đổi).

- Viết các phương trình hoá học, tính m và tính nồng độ mol/l của dung dịch KMnO4 đã dùng.

Câu VIII (3 điểm)

1. Đốt cháy hoàn toàn sắt trong không khí, sau đó lấy sản phẩm (chỉ chứa một oxit duy nhất) cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch A. Biết dung dịch A có thể làm mất màu thuốc tím (trong môi trường axit), nhưng cũng hòa tan được bột Cu. Xác định công thức phân tử của sắt oxit và viết các phương trình hóa học xảy ra.

2. Có 1 lít dung dịch X gồm Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch X, sau khi phản ứng kết thúc thu được 39,7 gam kết tủa A. Tính thành phần % khối lượng các chất trong A.

3. Cho 19,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít H2 ở đktc. Mặt khác nếu cho 0,3 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 9,408 lít Cl2 ở đktc. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong 19,0 gam hỗn hợp X?

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi chọn HSG môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 Trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu. Để xem toàn thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF