YOMEDIA

Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu đến các em Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 của Trường THPT Phan Ngọc Hiển, đề thi gồm hai phần Đọc - hiểu và Tập làm văn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng có kèm theo lời của giải chi tiết và thang điểm tương ứng cho từng câu được HOC247 cập nhật. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để ôn tập hiệu quả. Chúc các em thành công!

ADSENSE
YOMEDIA

     SỞ GD&ĐT CÀ MAU                                                                               ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN                                                            NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                                                         MÔN: NGỮ VĂN 12

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“…Nếu bạn không thể là con cá lớn,

thì hãy là một chú cá pecca;(*)

Nhưng là chú cá sống động nhất trong hồ!

 

Tất cả chúng ta không thể đều là thuyền trưởng,

Vậy hãy là thủy thủ,

Luôn có việc gì đó cho mỗi người trong cuộc đời này.

Có những việc lớn và những việc không lớn bằng

Và nhiệm vụ của chúng ta là làm hết khả năng của mình.

 

Nếu bạn không thể là một con đường lớn,

Vậy hãy là một con đường mòn;

Nếu bạn không thể là mặt trời, hãy là một ngôi sao;

Lớn hay nhỏ - điều đó không làm nên thắng bại.

Hãy luôn là chính mình và nỗ lực

Cho dù bạn là ai!”

              (Theo Douglas Malloch, Quẳng gánh lo đi và vui sống, Dale Carnegie, NXB Trẻ.)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì?

Câu 2. Theo tác giả, với bất cứ công việc nào dù lớn hay nhỏ thì nhiệm vụ của chúng ta là gì?

Câu 3. Hãy rút ra ý nghĩa lời khuyên: “Nếu bạn không thể là mặt trời, hãy là một ngôi sao”.

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa vấn đề từ câu thơ:

“Hãy luôn là chính mình và nỗ lực

  Cho dù bạn là ai!”

Câu 2. (5.0 điểm)

Trong bài Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết:

“Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.”

                      (Tác phẩm văn học 1930 – 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990. tr.71)

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm Mị cắt dây trói, cứu A Phủ, cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài (Trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) để làm sáng tỏ nhận định trên.

............HẾT..............

               HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

 

I.  ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

Thể thơ: tự do

Câu 2:

Theo tác giả, với bất cứ công việc nào dù lớn hay nhỏ thì nhiệm vụ của chúng ta là làm hết khả năng của mình.

Câu 3:

Ý nghĩa lời khuyên: Nếu không thể làm điều vĩ đại thì hãy làm những việc có ý nghĩa - dù là việc nhỏ. Khẳng định được bản thân mình, không bị khuất lấp.

Câu 4:

Hs trình bày theo suy nghĩ của mình. Gợi ý những thông điệp có ý nghĩa:

  • Hãy sống nhiệt thành
  • Hãy làm những điều có ý nghĩa
  • Hãy luôn nỗ lực

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

“Hãy luôn là chính mình và nỗ lực

Cho dù bạn là ai!”

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa vấn đề từ câu thơ:

“Hãy luôn là chính mình và nỗ lực

Cho dù bạn là ai!”

 Có thể theo hướng sau:

Giải thích vấn đề:

“Hãy luôn là chính mình và nỗ lực

Cho dù bạn là ai!”

Hai câu thơ muốn khuyên con người luôn giữ vững lập trường và không ngừng cố gắng.

Phân tích, bàn luận vấn đề

Tại sao cần luôn giữ vững lập trường và không ngừng cố gắng?

  • Cuộc sống luôn có những khó khăn và thử thách. Việc giữ vững lập trường và cố gắng không ngừng có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách đó.
  • Việc kiên quyết giữ vững lập trường và không ngừng cố gắng có thể giúp con người có niềm tin và sức mạnh để theo đuổi những đam mê và ước mơ đến cùng.
  • Giữ vững lập trường thể hiện bản lĩnh của con người và việc cố gắng không ngừng sẽ giúp chúng ta nhận được những giá trị xứng đáng trong cuộc sống.
  • Người có lập trường và luôn cố gắng sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng.

Phê phán những con người sống thiếu lập trường và dễ bỏ cuộc

Liên hệ bản thân

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp luật.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định vấn đề cần nghị luận

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm Mị cắt dây trói, cứu A Phủ, cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài (Trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) để làm sáng tỏ nhận định của Tô Hoài.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, nhân vật Mị và nhận định của Tô Hoài.

Thân bài: Phân tích nhân vật Mị để làm rõ nhận định của Tô Hoài: Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.

Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Giải thích nhận định của Tô Hoài:

  • Cùng cực, lay lắt đói khổ, nhục nhã: Cuộc sống tủi nhục của Mị (người dân vùng Tây Bắc) dưới ách thống trị của quan lang, chúa đất
  • Tiềm tàng, mãnh liệt: Khẳng định sức sống bất diệt của con người
  • Thế lực tội ác:  Đó là sự tàn bạo, cường quyền của cha con nhà thống lí Pá tra đã biến Mị trở thành con dâu gạt nợ- một nô lệ sống “Lay lắt đói khổ, nhục nhã” trong gia đình.

=> Ca ngợi sức sống của con người → giá trị nhân đạo của tác phẩm.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF